Hình tượng nghệ thuật và thị giác

1. Hình tượng nghệ thuật: Là thuật ngữ nói chung về hình tượng cho các loại hình nghệ thuật: thị giác, thính giác hay văn học với điều kiện đạt hiệu quả thẩm mỹ cho mỗi loại ngôn ngữ. Nó là kết quả của quá trình tư duy thực hành sáng tạo.

Hình tượng nghệ thuật là kết quả của sự sáng tạo của nghệ sỹ nói chung trong các lĩnh vực: mỹ thuật, kiến trúc, sân khấu, âm nhạc, văn học, thi ca và nó đạt được hiệu quả thẩm mỹ, nêu được nét riêng của từng chủ thể sáng tạo và nó có khả năng thông đạt ý tưởng. Nó là kết quả sáng tạo của giới nghệ sỹ nghệ thuật thị giác, nghệ thuật thính giác và nghệ thuật tổng hợp.

Chúng ta có hình tượng của nghệ thuật âm nhạc, thi ca, văn học, mỹ thuật, điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu. Mỗi loại có đặc thù riêng và cách tư duy sáng tạo riêng, không giống nhau. Nhưng mục đích chung là phải có khả năng khêu gợi tính thẩm mỹ, tính tư tưởng, tính thực dụng, khả năng truyền thông và khả năng giáo dục.

2. Các loại hình tượng nghệ thuật:

Trước hết, hình tượng thị giác là thuật ngữ dùng để phân biệt các loại hình tượng trong lĩnh vực nghệ thuật. Nó là loại hình vốn được cảm nhận và sáng tạo theo sự cảm thụ, nhìn thấy con mắt, của lỗ tai, của tư duy thông qua hình tượng cụ thể và trừu tượng có khả năng diễn đạt theo cách khêu gợi hay diễn tả. Chúng ta có nhiều dạng hình tượng nghệ thuật như: âm nhạc, văn học, ca múa, sân khấu, kiến trúc và mỹ thuật.

A. Hình tượng âm nhạc: Là loại hình gợi nên do âm thanh và giai điệu phối hợp lại. Nó được cảm thấy thông qua sự cảm thụ của thính giác. Hình tượng âm nhạc là loại hình tượng vô hình, được khêu gợi thông qua dòng chảy của thời gian, của âm thanh, giai điệu, tiết tấu và ca từ. Trong khi đó hình tượng mỹ thuật là hình tượng vừa hữu hình lẫn vô hình. Nó là hình tượng nghệ thuật mang tính chất tĩnh mà trong đó có khả năng khêu gợi nên ảo giác về chuyển động, biến hóa.

B. Hình tượng văn học: Là hình tượng được xây dựng do ngôn ngữ văn tự có đời sống thực thụ thông qua cốt truyện có tính thời gian. Giá trị nghệ thuật và hiệu quả thẩm mỹ của loại hình tượng này được cảm nhận thông qua quá trình được thưởng thức, nghiền ngẫm.

C. Hình tượng ca múa: Là hình tượng do ngôn ngữ âm thanh, giai điệu, ca từ và chuyển động của thân thể, tính tạo hình, khả năng khêu gợi được sự liên tưởng mà các nghệ sỹ phải sáng tạo, diễn tả, ý tưởng cảm xúc của mình bằng tài năng và trình độ thẩm mỹ riêng của mỗi người.

D. Hình tượng thị giác trong mỹ thuật: Là hình tượng thị giác. Nó là tất cả các loại hình tượng mà con mắt nhìn thấy được. Hình tượng trong mỹ thuật tồn tại với nhiều cấp độ từ sơ lược đến hoàn chỉnh, từ tự nhiên đến nhân tạo. Nó thường được thể hiện ở dạng phẳng hay hình khối ba chiều.

Thuật ngữ hình tượng thị giác là tên gọi chung chung chưa xác định chủng loại hay cấp độ. Nó có thể được vẽ bằng tay, do in, do chụp ảnh hay do bất kỳ cách thể hiện nào. Chúng ta có thể tạm phân chia hai loại hình tượng thị giác:

a. Hình tượng thị giác không thuộc lĩnh vực nghệ thuật: Đây là những hình tượng này không hay chưa thông qua sự tư duy sáng tạo của nghệ sỹ thị giác, không thuộc lĩnh vực mỹ thuật. Do vậy nó không được coi là hình tượng nghệ thuật. Mặt khác, có thể nó thuộc lĩnh vực mỹ thuật nhưng lại không đạt yêu cầu về thẩm mỹ.

b. Hình tượng thị giác trong mỹ thuật, kiến trúc là tên gọi do những hình tượng do những người mới học, đã học xong và đang hành nghề của hai lĩnh vực nói trên.

Hình tượng thị giác trong mỹ thuật và kiến trúc cũng có đẳng cấp: của người mới học, của người vừa học xong, của nghệ sỹ chuyên nghiệp, nghĩa là nó thuộc các dạng từ chưa đạt yêu cầu cho tới chuyên nghiệp. Riêng hình tượng nghệ thuật kiến trúc là tác phẩm của sự tư duy sáng tạo thực sự dựa vào các yêu cầu khoa học về môi trường, về công năng và thẩm mỹ cũng như hiệu quả khi sử dụng. Nó tương tự như một tác phẩm điêu khắc mang giá trị nghệ thuật và cả giá trị thực dụng. Nhìn chung, hình tượng thị giác trong mỹ thuật là nền tảng của hình tượng nghệ thuật thị giác. Nó là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo. Chúng ta có thể phân tích rõ hơn về 2 mức độ:

Thứ nhất  là loại hình tượng được chính giới mỹ thuật tạo ra nhưng chưa hay không đạt trình độ thẩm mỹ cao. Thí dụ những bài học của sinh viên mỹ thuật.

Thứ hai là loại hình tượng có được do sự sáng tạo của nghệ sỹ trong quá khứ và hiện tại đang tồn tại trong đời sống xã hội, trong kho tàng mỹ thuật của nhân loại và sách vở. Ở trường hợp này nó đã trở thành hình tượng thẩm mỹ tồn tại dưới dạng các tác phẩm mỹ thuật.

Từ phân tích này, chúng ta thấy rằng hình tượng thị giác theo nghĩa thông thường có khi chưa hẳn là hình tượng nghệ thuật. Và chúng ta khẳng định rằng hình tượng nghệ thuật là hình tượng thị giác đạt trình độ thẩm mỹ được giới nghệ sỹ sáng tạo với cách nhìn riêng biệt, cá tính, cái riêng và cảm xúc chân thành của mỗi tác giả.

Nói chung, hình tượng thị giác và hình tượng nghệ thuật thị giác là hai phạm trù không đồng nhất. Một đàng là chỉ thấy được bằng con mắt, một đàng là hình tượng do sự sáng tạo theo quy luật thị giác, có nét riêng, có khả năng gợi cảm được và gieo trong lòng người xem cảm xúc thảm mỹ đồng thời hoặc gợi nên những sự suy tưởng có giá trị truyền thông như đã dự định.

c. Hình tượng nghệ thuật thị giác: Là kết quả của sự hoạt động tư duy và thực hành phối hợp, xử lý các yếu tố hình thức làm hiển thị ý tưởng trừu tượng thành ngôn ngữ hữu hình, ngôn ngữ được cảm thụ do con mắt theo quy luật khoa học về thị giác, quang học, hình học không gian, cơ thể học, luật viễn cận, cảm giác học và thẩm mỹ thị giác.

Chúng ta có một số dạng hình tượng nghệ thuật thị giác: hình tượng hai chiều, hình tượng ba chiều, hình tượng dưới dạng môi trường không gian cụ thể.

- Hình tượng nghệ thuật thị giác trong mỹ thuật rất phong phú. Nó được nghệ sỹ sáng tác tùy theo ngôn ngữ: hội họa, điêu khắc, trang trí hay thiết kế. Nó thường tồn tại dưới các dạng thức trên mặt phẳng hai chiều (tranh sơn dầu, tranh lụa, tranh thủy mặc, tranh dán giấy, tranh sơn mài, logo, poster, catalogue, banner) kế đó là dưới dạng hình khối ba chiều (tượng tròn điêu khắc, phù điêu, tạo dáng sản phẩm theo dạng vật thể khối).

- Cuối cùng, nó là hình tượng thuộc lĩnh cực nghệ thuật môi trường, được nghiên cứu sáng tạo nên theo các hình thái nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật thiết kế cảnh quan. Hình tượng loại này thường là từ hình vẽ trên giấy được chuyển thể sang công trình nghệ thuật gắn liền với kiến trúc và cảnh quan. Nó xuất hiện dưới dạng những bản vẽ đơn lẻ cho tới những đồ án mang tính tư duy sáng tạo trên cơ sở khoa học thực dụng, kỹ thuật và mỹ thuật để sáng tác, thể hiện không gian kiến trúc, ngôi nhà, căn phòng, khoảng vường, quảng trường, sân khấu…

- Điều vô cùng đặc biệt là hình tượng nghệ thuật thị giác (thấy được bằng mắt) hay hình tượng nghệ thuật trong các loại hình mỹ thuật không giống hình tượng của nghệ thuật âm nhạc, văn học, thi ca (là ngôn ngữ hoàn toàn trừu tượng, được cảm thụ bằng thính giác). Nó cũng không giống với các ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật tổng hợp (được cảm nhận bởi thị giác lẫn thính giác) của nghệ thuật sân khấu, ca nhạc, điện ảnh.

Điều quan trọng là nó đạt được hiệu quả thẩm mỹ thị giác đồng thời nêu được nét riêng của từng chủ thể sáng tạo và nó có khả năng khêu gợi những hình tượng trừu tượng, gợi sự liên tưởng, diễn tả được ý tưởng của nội dung, chủ đề của tác phẩm hay đáp ứng nhu cầu trở thành không gian sống thật đẹp, độc đáo và hữu dụng (nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật thiết kế nội ngoại thất, thiết kế cảnh quan…).

Mỗi đặc trưng ngôn ngữ hình tượng thường xuất phát từ cách tư duy tạo hình, tạo dáng, dựa vào kỹ thuật thể hiện, tùy theo từng chất liệu với các quy trình thực hiện riêng biệt, được theo sự đòi hỏi của kỹ thuật diễn tả riêng và chính vì lẽ ấy mà nó có hiệu quả thị giác khác nhau. Điều này dẫn đến cách thể hiện các phác thảo cũng không giống nhau. Thí dụ tư duy tạo hình cho thể loại in khắc gỗ khác với tư duy tạo hình cho nghệ thuật vẽ tranh lụa. Chúng ta cũng có thể liệt kê một số loại hình hình tượng nghệ thuật thị giác theo lĩnh vực hay chuyên ngành cụ thể như: hội họa, điêu khắc, đồ họa in ấn, thiết kế, trang trí…

Hình tượng nghệ thuật thị giác có thể là ngôn ngữ hình vẽ do vẽ bằng tay hoặc được tạo ra bằng các thao tác kỹ thuật tổng hợp khác như lắp ráp, cắt dán, nặn tạc, chạm trổ hoặc hình chụp bằng máy ảnh, máy vi tính (với trình độ độc đáo mang tính nghệ thuật). Hình tượng nghệ thuật thị giác có thể ở dạng đơn lẻ hay tổ hợp… được sự sáng tạo của nghệ sỹ từ quá khứa cho đến hiện tại thông qua từng thể loại cụ thể như: hội họa, điêu khắc, trang trí, thiết kế cùng với nhiều kỹ thuật, chất liệu cụ thể (sơn dầu, sơn mài, dán giấy, bút sắt, tượng thạch cao, tượng đúc đá, đục gỗ, đúc đồng, đổ bằng chất liệu poly)…

Hình tượng loại này là hình ảnh đã được người nghệ sỹ tiếp nhận từ thực tế cuộc sống và thể hiện lại theo cách riêng của mình… Nó chính là hiệu quả của sự tư duy, cách nhìn, biện pháp tinh lọc, xử lý, mang tính sáng tạo, mang đậm dấu ấn riêng.

Hình tượng thị giác dưới góc độ là tác phẩm nghệ thuật được coi là kết quả của cuộc hôn phối giữa chủ thể và khách thể. Đây là hình tượng nghệ thuật thật sự. Ngày nay hình tượng này có thể xuất hiện qua thao tác “vẽ” hay “làm” với nhiều cách thức và chất liệu khác nhau, vô cùng phong phú. Hình tượng thị giác có khi được tạo nên từ các vết bánh xe đạp in trên cát biển, nghĩa là nó được “vẽ” bằng cách chạy xe trên cát và các dấu bánh xe trên cát được coi là những nét vẽ. Có khi nó là hình những vệt lụa bay do bị cột vào các đầu cánh quạt treo trên trần nhà, những cánh đồng với những đường cày độc đáo được vẽ bằng máy cày hay những hòn đảo nhỏ được bao phủ bằng vải màu. Ngoài ra, có khi nó là sự kết hợp giữa hình vẽ, hình chụp, đồ vật, vật dụng, phế liệu…

Hình tượng thị giác tốt hay xấu, tùy thuộc vào trình độ tay nghề, khả năng chuyên môn, thị hiếu thẩm mỹ của chủ thể sáng tạo và được biểu hiện dưới nhiều dạng thức như: tả thực, đơn giản, cách điệu, biến điệu, cường điệu, ẩn dụ hoặc trừu tượng. Nó cũng có thể được trình bày theo khuynh hướng mô tả hay gợi. Trong quá trình nghiên cứu, thể hiện, sáng tạo nên hình tượng nghệ thuật thị giác thì ý thức, tài năng bố cục, cách thức phối hợp những yếu tố hình thức, trình độ tạo hình và kỹ thuật diễn tả luôn luôn giữ vai trò quyết định chất lượng của ngôn ngữ này. Đây là loại hình tượng nghệ thuật được chính các nghệ sỹ, những người có chuyên môn, hiểu biết về quy luật, thẩm mỹ thị giác tạo nên.

Quy trình sáng tác từ hình thật đến các giải pháp thể hiện hình tượng nghệ thuật (trích “Arts et Technique Graphiques” của Jean Arestein)

thi giac 2

thi giac 2b

thi giac 3

Ghi chú: Quy trình sáng tác để biến hình tượng nguyên mẫu (hình thật của đối tượng) là quá trình sáng tạo, tìm loại ngôn ngữ, loại kỹ thuật để biểu đạt nội dung và hình thức tác phẩm vô cùng phong phú theo tư duy tạo hình của mỗi nghệ sỹ. Trong đó luôn luôn có sự hiện diện của các giải pháp bố cục được tác giả liên tục điều chỉnh từ khi bắt đầu thể hiện cho đến lúc hoàn thành. Trong suốt quá trình này các yêu cầu mà nghệ sỹ phải tuân theo là: sự hài hòa chung của toàn bộ bức tranh, hệ thống chính phụ và trọng tâm, sự thăng bằng thị giác, cái riêng của tác giả.

thi giac 5

Quy trình sáng tác từ hình thật đến trừu tượng (trích “Arts et Technique Graphiques” của Jean Arestein)

thi giac 6

>>> Thời trang với bố cục mỹ thuật

>>> Bố cục phương Tây và phương Đông

>>> Bố cục đóng hay mở

0976984729