Cân bằng tín hiệu thị giác không có bố cục đóng hay mở
1. Bố cục đóng hay mở là gì?
Bố cục mở là bố cục không cần có những tín hiệu bao vây hay chặn xung quanh chủ thể để đóng bố cục.
Cách đóng bố cục khi bố cục trên đường xiên chéo: Theo L’Art de la composition et du cadrage (1992) thì bố cục đóng là những yếu tố hình hay nét sắc độ mạnh đủ gây chú ý (như ngầm cảnh báo) cho thị giác dừng lại ở đó, không nhìn vượt xa hơn. Bởi nếu nhìn vượt ra xa hơn, chủ đề cần nhấn mạnh sẽ bị giảm quan tâm. Những điểm nhấn như mốc giới chặn thị giác như thế được coi như chìa khóa đóng bố cục kín lại để người xem tranh tập trung nhiều hơn vào nhân vật chính. Xem sơ đồ khái quát bố cục Hình H5-1, hướng của đường chéo đã bị chặn lại (đóng lại) bởi nét ngang trên và dưới.
H5-1: Sơ đồ phân tích bố cục tranh “Cô gái trẻ đang nằm” của Francois Boucher (1703-1770)
Sơ đồ đã mô tả ba nét ngang song song nhau cùng chặn hướng phát triển của đường chéo, như thế là bố cục đã được đóng lại.
H5-2: Sơ đồ phân tích bố cục tranh “Cung phi mặc quần đỏ” của Henry Matisse (1869-1954)
Mô tả hai đường song song được thả từ cạnh trên xuống, đã chặn hướng phát triển của đường chéo, như thế được gọi là đóng bố cục.
H5-3: Là bản chụp nguyên gốc “Cô gái trẻ đang nằm” – Francois Boucher (1703-1770). Xem phiên bản màu H5-6 để tiện phân tích so sánh đối chiếu với nguyên lý cân bằng tín hiệu thị giác trên tác phẩm này. Kế sát bên cạnh mỗi tác phẩm là sơ đồ đen trắng phaant ích bố cục với trục chéo và nét đóng bố cục.
H5-4: “Cung phi mặc quần đỏ” đính kèm sơ đồ mô tả đóng bố cục của hai đường song song thả từ cạnh trên xuống
H5-5. Khi nhìn nối liền các điểm tín hiệu thị giác nổi trội như những mảng đen bao quanh chủ thể, tia nhìn nối đó tạo thành đường khép kín bao quanh tâm. Như vậy đây là “cân bằng bao tâm”. Những chấm đỏ đánh dấu nơi có tín hiệu thị giác mạnh. Toàn bộ cơ thể cô gái sáng nổi bật tương phản với sắc độ xung quanh và đặt chính tâm, đây là “cân bằng chính tâm”.
Với nguyên lý thị giác thì chấm, mảng, nét hay hình khỏa thân tất cả đều bình đẳng là tín hiệu thị giác. Phân tích theo phương pháp mới chỉ là “cân bằng tín hiệu thị giác”. Như phân tích của hình H5-5, tác phẩm “Cô gái trẻ đang nằm” có tới ba nguyên lý cân bằng thị giác cùng hoạt động:
a. Cân bằng qua tâm: Các chấm đỏ biểu hiện tượng trưng cho vùng cô đọng nhiều tín hiệu thị giác. Từ các chấm đỏ đó nhìn đối xứng qua vùng tâm giao diện (bức tranh) sẽ thấy có khá nhiều tia nhìn qua lại đối xứng với nhau qua vùng tâm bức tranh. Vậy đây là nguyên lý cân bằng qua tâm.
b. Cân bằng bao tâm: Cũng xét từ hoạt động dịch chuyển của tia nhìn, khi nhìn nối các chấm đỏ nối tiếp bên nhau xuất hiện đường khép kín tâm bức tranh (xem nét đỏ bao quanh tâm). Vậy đây là nguyên lý “cân bằng bao tâm”.
c. Cân bằng chính tâm: Cơ thể sáng mạnh nổi bật nằm chéo ở chính giữa bức tranh. Mọi thứ bên ngoài đều tối hơn. Như vậy là “cân bằng chính tâm”.
H5-6. Có thể đây là mốt tranh thời thượng treo phòng khách hay phòng ngủ của các gia đình trung lưu và quý tộc đương thời. Vì thế nên tác giả đã vẽ khá nhiều bức giống nhau. Chỉ khác gam màu những tĩnh vật xung quanh
Vị trí các tín hiệu thị giác nổi trội trên tác phẩm sẽ quyết định bố cục của tranh có ổn định, có vững chắc hay không. Nguyên lý đó chỉ ra cách phân tích bố cục trên bức tranh khác với cách dựa trên cái khuôn mẫu cố định là “nguyên tắc chia ba”. Khi ngắm nhìn bức tranh “Cô gái trẻ đang nằm” sẽ thấy hệ thống những mảng tối sẫm trên tranh tạo độ bắt mắt (độ ám ảnh thị giác) khá mạnh. Gợi liên tưởng như các mảng tối đó đặt trên đường vòng cung bao đỡ trọn hình cô gái nằm.
H5-7. Nét màu trắng khoanh những vùng có tín hiệu thị giác mạnh, thấy rõ chúng “cân bằng qua tâm”, “cân bằng bao tâm” và cả “cân bằng chính tâm”
Ghi chú: Những nét trắng khoanh vùng có nhiều tín hiệu thị giác đã được bố cục ở những vị trí tạo ra cân bằng thị giác cho tác phẩm. Và không hề có khái niệm đóng hay mở một bố cục. Tất cả chỉ là dẫn dắt hành vi nhìn và cân bằng thị giác.
2. Phân tích tín hiệu thị giác không có khái niệm đóng hay mở bố cục:
Các nét trắng khoanh vùng tín hiệu thị giác nổi trội, có tâm là chấm trắng, có sức hút thị giác mạnh. Sự cân bằng những vùng này là thiết kế bố cục thị giác. Khi đối chiếu đối xứng qua tâm và bao quanh tâm hiện rõ bức tgranh này cũng có cả ba nguyên lý cân bằng cùng hoạt động, người Cung Phi nằm trên trục chéo nhưng cũng ở chính giữa tranh nên đó là “cân bằng chính tâm”.
Kiểm tra vùng tín hiệu thị giác bằng cách nhìn đối chứng hình H5-7 với hình H5-4 sẽ thấy mảng đỏ lớn có sức căng thị giác mạnh. Mảng mặt và ngực, mảng hoa văn xanh vàng và mảng nền đỏ góc trái trên cao, mảng quần đỏ của Cung Phi, đều là những vùng tín hiệu thị giác cực mạnh bao quanh hình thể chính. Sự cân bằng các tín hiệu thị giác đó làm bố cục vững chắc. Hoàn toàn không có khái niệm đóng hay mở một bố cục. Hình thể chính nằm ở chính tâm luôn là một bố cục siêu vững.
H5-8
H5-9. Có lẽ họa sỹ Francois Boucher (1703-1770) bán được nhiều bức “Cô gái trẻ đang nằm” này nên ông đã vẽ ra nhiều bức giống nhau, chỉ khác gam màu, chiều phải trái,
các chi tiết chạm khắc trang trí của ghế sofa và các vật dụng xung quanh
a. Phân tích một bố cục “đóng” theo truyền thống cổ điển:
H5-10
H5-10A. Sơ đồ bố cục ở bên phải tranh được phóng to ra. Sơ đồ này mô tả những vị trí đóng bố cục được trấn giữ bởi những hình thể có sắc độ đậm, neo tia nhìn ở đó, không hướng tia nhìn đi xa, để tia nhìn phải nhìn quay trở lại nhìn chủ thể của tranh
Cũng vẫn tác phẩm này, nếu nhìn bố cục theo quan niệm nguyên lý thị giác sẽ thấy đây là “nguyên lý cân bằng chính tâm”. Những tín hiệu thị giác khác vừa đối xứng qua tâm vừa bao quanh tâm nên đây là bố cục “tín hiệu thị giác” với cả ba nguyên lý đan xen trong một tác phẩm. Và không có khái niệm đóng hay mở bố cục.
b. Phân tích một bố cục theo nguyên lý “cân bằng tín hiệu thị giác”:
H5-11 (A). Sơ đồ tín hiệu thị giác ở chính tâm
H5-11 (B). Sơ đồ tín hiệu thị giác bao quanh tâm và qua tâm. Những tín hiệu thị giác bao quanh tâm chính
là những hình thể ở đó để đóng bố cục
H5-11 (C). Sơ đồ hành vi nhìn (tia nhìn) qua lại giữa các tín hiệu thị giác
Giải thích:
H5-11 (A): Cho thấy đúng với nguyên lý bố cục “cân bằng chính tâm”. Mọi giao diện đều có vùng tâm là nơi có lực thị giác mạnh nhất. Mọi hình thể dặt vào chính tâm đều neo giữ cái nhìn của người xem mạnh nhất. Vì thế mà bố cục chính tâm đã giữ cân bằng cho toàn bộ bố cục của bức tranh. Với phương pháp cân bằng tín hiệu thị giác, chỉ cần dùng một nguyên lý đã đủ làm bố cục của tranh vững vàng.
H5-11 (B): Đã làm mờ những tín hiệu thị giác phụ và làm mờ nhân vật ở vị trí chính tâm để nổi rõ những tín hiệu thị giác có ảnh hưởng đến cân bằng thị giác của tác phẩm.
H5-11 (C): Những nét đỏ là mô tả đường đi của tia nhìn hay hành vi nhìn qua lại giữa các tín hiệu thị giác. Khi nhìn như thế tia mắt có thể bị neo lại (ngưng lại) lâu hay nhanh ở mỗi tín hiệu một thời lượng khác nhau, tùy theo ý đồ thể hiện của tác giả.
H5-14. Vùng tâm của giao diện
3. Phân tích hành vi nhìn bị dẫn dắt bởi “lực thị giác”:
Cụ thể với bức tranh “Cô gái trẻ đang nằm” mắt sẽ nhìn ngay vào cơ thể khỏa thân. Khi nhìn đủ lâu sẽ tự động nhìn ra những tín hiệu thị giác xung quanh, là những nơi tối sẫm. Rồi cũng không nhìn lâu, thị giác sẽ như bị đẩy nhìn trở lại hình khỏa thân (vùng ánh sáng lớn đặt chính tâm) là cô gái trẻ. Và khi ngắm hình cô gái đủ thời lượng rồi, thị giác sẽ nghỉ mắt bằng cách nhìn lia tìm qua lại những vùng tín hiệu nổi trội khác, những chi tiết vật dùng. Sauy đó lại trở về hình khỏa thân. Đây là tâm lý quan sát chung của mắt người.
Những hành vi nhìn chỗ này chỗ kia trên tranh như thế là quá trình thưởng ngoạn. Quá trình đó chịu sự ảnh hưởng ở những gì tác giả biểu hiện trên tác phẩm. Họa sỹ đã điều khiển người xem tranh bằng bố cục phân bố các lực hút thị giác, làm cho mắt dịch chuyển khắp nơi mà không bỏ hình thể chính là “cố gái trẻ…”, hay “cung phi…”, và người xem tranh bị cuốn hút vì có nhiều tín hiệu thị giác gây chú ý, và thú vị khác nhau. Lưu ý hành vi nhìn một bức tranh luôn là nhìn ngay vào điểm nổi trội nhất, có sức căng thị giác mạnh nhấ, sau đó mới tới những vùng chi tiết khác… để rồi lại nhìn trở về nơi nổi trội nhất. Cứ thế, thị giác lùng sục khắp mặt tranh, từ chi tiết đến tổng thể. Người họa sỹ khi thiết kế bố cục dựa trên “tâm lý cảm thụ thị giác” tự nhiên này, để thao tác tạo các vùng có lực hút thị giác đúng vị trí có thể cân bằng bố cục cho bức tranh. Hầu như các sản phẩm nghệ thuật thị giác nào cũng có những vùng lực hút thị giác khác nhau, vì điểm nhấn (những điểm có lực hút thị giác nổi trội) trên tác phẩm tùy thuộc cảm hứng, chủ đích của tác giả. Thường khi làm các tác phẩm hội họa, đồ họa hay nhiếp ảnh, dù bố cục bằng “nguyên tắc chia ba” hay nguyên tắc “cân bằng tín hiệu thị giác”, nếu làm đúng thì đều cho kết quả tương đương nhau về độ vững của bố cục. Thế mạnh của nguyên lý cân bằng lực hút thị giác là bố cục không bị chia ba thành sự định vị cố định vị trí các điểm “chốt vững”.
Có những bố cục liên hoàn một chuỗi, một đoàn người hay cả một đám đông nghịt người trải rộng khắp mặt tranh không dễ và không thể ứng dụng “nguyên tắc chia ba”. Mặt khác, có nhiều họa sỹ thời Phục Hưng khi làm tác phẩm cũng không quan tâm đến tỷ lệ vàng với “nguyên tắc chia ba” mà là bố cục trên đường chéo dốc đi xuống.
H5-15. Sự năng động của đường dốc đi xuống
H5-16. Sơ đồ phân tích bố cục
Đây là một bố cục hiếm có và táo bạo với hội họa đương thời. Bố cục một đoàn sáu người mù dắt nhau đi hàng một, lần lượt có dáng đang đi, sắp vấp ngã, đang vấp ngã, đã ngã… như một đoạn nghiên cứu hoạt hình các động tác ngã tạo sơ đồ hình dẻ quạt. Tất cả trượt trên bố cục dốc chéo xuống, đã làm tính năng động tăng mạnh hơn hẳn. Nội dung bức tranh có chủ đề nhân văn cao, toát lên sự khó khăn của đường đời, càng khó khăn thê thảm hơn đối với những người mù, người khuyết tật.
H5-17. “Người mù dắt nhau đi” – Bruegelle Vieux (1525-1569)
Sơ đồ phân tích tín hiệu thị giác của nguyên lý “cân bằng tín hiệu thị giác”:
H5-18. Sơ đồ phân bố lực hut thị giác trên tác phẩm “Người mù dắt nhau đi”. Nơi tín hiệu thị giác chính có lực hút thị giác mạnh được khoanh nét đỏ. Nét đỏ nối các vùng tín hiệu là nét tượng trưng cho tia nhìn tạo thành đường bao quanh tâm của bức tranh (giao diện).
Sáu người nghiêng ngả trong tranh được mã hóa thành tín hiệu thị giác như que diêm có đầu tròn. Đặc biệt, hai người đi cuối cùng được vẽ có nếp áo thẳng tắp để tương phản làm tôn thêm vẻ nghiêng ngả mất thăng bằng.
H5-19. Con người ở tầm nhìn gần chân dung là nơi đọng tín hiệu thị giác mạnh nhất. Khi chân dung nhìn mờ xa thì dáng vẻ động tác là tín hiệu mạnh nhất.
Ở tác phẩm “Người mù dắt nhau đi” này với những tín hiệu thị giác nghiêng ngả cần có một tín hiệu làm vật chuẩn để so sánh và cân bằng thị giác. Tín hiệu chuẩn đó là tháp chuông nhà thờ cao, đứng thẳng tắp ở hậu cảnh. Sự tương phản của tín hiệu thẳng đứng với các dáng vẻ mất thăng bằng vấp ngã của đoàn người, làm tăng hiệu quả động của hình nghiêng ngả. Sự cân bằng giữa hình ảnh nghiêng ngả và hình ảnh thẳng đứng này là “cân bằng động thái”. Phân tích của phép cân bằng tín hiệu thị giác ở tác phẩm “Người mù dắt nhau đi” cho thấy có hai nguyên lý cân bằng: “cân bằng bao tâm” và “cân bằng động thái”.
H5-20. Sơ đồ phân tích riêng cho “cân bằng động thái”
Tín hiệu thẳng đứng (đỏ) đã làm cho các tín hiệu nghiêng ngả sinh động hơn đồng thời tín hiệu thẳng đứng trở thành chuẩn để so sánh sự nghiêng ngả, tạo cảm giác vững vàng cho toàn bộ bố cục. Tác giả đã cố tình vẽ nếp áo cảu hai người đi cuối cùng rất thẳng, thẳng tắp như có dây dọi vậy để tương phản với những nghiêng ngả.
Qua so sánh, đã thấy rõ phương pháp “cân bằng tín hiệu thị giác” là một phương pháp chính xác mà dễ thực hiện. Không phải động não làm toán mà là động não cân bằng các rung cảm xúc động đến từ tín hiệu thị giác khi thiết kế bố cục. Đặc biệt khi thiết kế bố cục trên trục xiên chéo, không phải qua tâm đến việc đóng hay mở bố cục vốn không dễ tường minh đóng mở bố cục là gì cho người học hỏi.
H5-21. Trittico di Galitzin – Pietro Perungino (1446-1523), Pietro Perugino có một học trò rất nổi tiếng là Raphael. Khá nhiều kiệt tác để đời của Raphael ảnh hưởng thầy rõ nét
Minh họa trên trình bày một bố cục đối xứng. Những đường kẻ màu đỏ dùng để phân tích hướng nhìn của các nhân vật trong quan hệ giữa nhân vật với nhau. Mối quan hệ này chính là bố cục “cân bằng động thái” kết hợp với bố cục “đối xứng”. Thái độ và hành động của các nhân vật là kính ngưỡng Chúa. Thái độ của Chúa là không bỏ sót con chiên nào.
>>> Màu tương phản
>>> Bố cục trang trí