Loại hình Nghệ thuật Đồ họa (Tranh Xã hội và Tôn giáo)
Nghề in khắc gỗ, lấy Hán tự chú thích diễn giải cùng tự nhiên như có sẵn trong các làng nghề, không ai đặt câu hỏi là họ học cả chữ Hán và in khắc gỗ từ người Trung Hoa, hay chỉ học chữ Hán còn in khắc gỗ là nghề tự có ở các quốc gia ngoài Trung Hoa? Vế trên của câu hỏi dễ được chấp nhận. Vế dưới thường được nêu ra khi tự ti. Và tại sao lại không có cả hai trường hợp xuất hiện như nhu cầu thiết yếu của tri thức từng dân tộc, cũng như tất yếu bổ sung kỹ thuật nhập ngoại. Việc hình thành nghệ thuật đồ họa gắn với nhu cầu phổ cập rộng rãi một cái gì đó thuộc về tri thức, làm sao từ một bản thảo, một bức tranh có thể trở thành nhiều quyển sách, nhiều bức tranh khả dĩ đến tay nhiều người. Có lẽ kĩ thuật in được nhận thức từ việc in hoa trên gốm có thừ thời tiền sử, sau đó in hoa văn trên vải. Những dấu ấn in hoa văn trên vải phát hiện từ nền văn hóa Hoa Lộc (thời kì đồ đá mới cách đây 6.000 năm). Sau cùng là in bằng khuôn gỗ xuất hiện trong xã hội phong kiến.
Phụng Sự Bảo Sái Đồ (bên trái là ván in). Thế kỷ 19. 120 x 150 cm. Bản in khắc gỗ chùa Bà Đá (Linh Quang tự - Hà Nội)
Nội dung, chú thích: Đây là một tấm tranh trục, khắc họa toàn cảnh hệ thống các vị Phật, Bồ Tát, La Hán… được thờ trên Phật điện của thế kỷ 19. Liệt kê từ trên xuống gồm Tam thân (Báo thân, ứng thân, hóa thân Tam thế (Quá khứ, hiện tại, vị lai) và những cặp Thị giả. Tây phương Tam Thánh (Di Đà, Quan Âm, Thế Chí), Quan Âm Chuẩn đề, Quan Âm Tọa Sơn, Thích Ca niêm hoa và Anan, Ca Diếp. 18 vị La Hán hai bên cùng Thập điện Diêm Vương, nữa là Thích Ca thành đạo, hai bên Tuyết Sơn và Di Lặc, Nam Tào và Bắc Đẩu. Thứ nữa là Hộ pháp Thường thiện, Phạt ác.
Di Đà Tiếp Dẫn (Bên trái là ván in). Bản in khắc gỗ chùa Bà Đá (Linh Quang tự - Hà Nội). Thế kỷ 19. Bản in lại 1997.
Nội dung, chú thích: Đây là tờ công cứ khuyên nhủ mọi người phát tâm tu theo pháp môn niệm danh hiệu Phật Di Đà, cầu mong được vãng sinh về cõi Cực Lạc. Công cứ do sa môn trụ trì cấp cho tín đồ, sinh thời thì thấy đó mà chuyên tâm, khi chết thì hóa đi gói vào tay người chết.
- Bài kệ trên đầu A Di Đà: “A Di Đà Phật thân vàng lộng lẫy. Tướng tốt sáng lạn không gì so bì. Lông mày trắng uyển chuyển như năm dãy Tu di. Mắt biếc trong xanh tựa sóng bốn bể. Trong ánh hào quang hóa ra muôn vàn vị Phật. Cùng muôn vàn chúng Bồ tát. Bốn mươi tám nguyện lớn hằng độ chugns sinh khiến cho tất thảy đều được ngự trên chín phẩm đài sen”.
- Dưới bài kệ đề: “Sinh thời kiên trì niệm Phật, sau khi chết thì đốt đem theo”.
- Ô chữ dưới đài sen đề: “Bài thần chú Vãng sinh: Nam mô A di đà bà dạ đá tha, gia đá dạ đá địa dạ tha. A di rị đô bà tì, A di rị đá tất đam bà tỳ, A di rị đá tỳ ca lan đế, A di rị đá tì ca lan đa, Già di nị già già na chỉ đá ca lệ, Sa ba ha. Đường dẫn qua khỏi Minh đồ. Kể gồm hơn hai ngàn khuyên, mỗi khuyên là 50 chuỗi, mỗi khuyên 5 hạt, tổng cộng hơn 10 vạn chuỗi.
- Cột chữ hai bên đức Phật đề: “Bài văn Tây Phương công cứ. Cúi xét Ta nhớ Phật Di Đà như nhớ bố nhớ mẹ”…
A Di Đà Phật Tiếp Dẫn Niệm Phật Thiện Nhân Vãng Sinh Tây Phương
(Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn những người lương thiện chuyên tâm niệm Phật vãng sinh về cõi Tây phương Cực lạc
gọi tắt là tranh Di Đà tiếp dẫn).
Di Đà Tiếp dẫn, chùa Bồ Đà (Tứ Ân tự - Việt Yên – Bắc Giang). Tranh in khắc gỗ thế kỷ 19. 67 x 29cm).
Di Đà Tiếp dẫn, chùa Yên Ninh (Vĩnh Khánh tự - Chí Linh – Hải Dương). Tranh in khắc gỗ thế kỷ 19. 67 x 29 cm
Quán Tổng Thống Chư Tạo Địa Thủy Sơn Nhân Cơ Hội Bản Đồ (Toàn đồ về việc kiến tạo trời đất, sông núi con người).
Tranh in khắc gỗ thế kỷ 18. 32,7 x 18,5cm). Ván lưu tại Viện Hán Nôm
Thượng Sư Điện. Tranh in khắc gỗ thế kỷ 18. 33,5 x 19,5 cm. Ván lưu tại Viện Hán Nôm
Bảo Ngọc Khổ (Kho ngọc báu). Bản in khắc gỗ thế kỷ 17. 35,5 x 21 cm. Ván lưu tại Viện Hán Nôm
Tiên Cảnh. Bản in khắc gỗ thế kỷ 18. 31 x 18 cm. Ván lưu tại Viện Hán Nôm
Cửu Phẩm. Bản in khắc gỗ thế kỷ 18. 37 x 23 cm. Ván lưu tại Viện Hán Nôm
Bảo Tòa. Bản in khắc gỗ thế kỷ 18. 32 x 23 cm. Chùa Bút Tháp (Thuận Thành – Bắc Ninh)
Đây có thể là loại tranh đơn vẽ tháp báu có tính chất tưởng niệm, hoặc dùng cúng đốt cho một vị cao tăng. Ở chùa Bút Tháp có một cây tháp gỗ “Cửu phẩm liên hoa” dùng trong nghi lễ Phật giáo. Trên đó có chạm khắc nhiều hình giới thiệu lịch sử các vị cao tăng trong Phật giáo và cảnh giới Tây phương Cực lạc.
Âm Dương Hình Thành Đồ (Bức tranh về sự hình thành từ âm dương). Bản in gỗ chùa Đại Từ (Hưng Yên) thế kỷ 19.
Niệm Phật Vãng Sinh Tịnh Độ Tây Phương Cồng Cứ Chi Đồ (Bức tranh làm tờ công cứ niệm Phật cầu mong vãng sinh về cõi Tây Phương Tịnh độ).
Bản in và tranh khắc gỗ chùa Phước Lâm (Phước Lâm tự - Hội An – Quảng Nam)
Quán Tâm Thập Biến Đồ (Bức tranh quán tổng về cái tâm soi rọi mười cảnh)
Bản in khắc gỗ chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự - Thuận Thành – Bắc Ninh). Thế kỷ 18
Hình Nhân Y Học. Tranh in khắc gỗ dân tộc Tày, thế kỷ 17-18
Bức tranh này do ông Cung Khắc Lược sưu tầm tại Bắc Cạn – Thái Nguyên. Tranh vẽ một hình người (nay mất một nửa) với những dòng chữ Hán đề các quẻ trong dịch, cá vì sao và các vị trí của lục phủ ngũ tạng. Nội dung nửa mang tính chất huyền bí, ma thuật, nửa là một phân tích con người dưới góc độ y học).
Phật Mẫu Tụng Pháp Đồ. Bản in khắc gỗ chùa Thiên Thư (Thiên Thư tự - Gia Lương – Bắc Ninh). Trụ trì Tăng chùa Thiên Thư trùng san khoảng thế kỷ 19.
Tranh Rước. Thuyền Nữ Quan, Thuyền Nam Quan và Người Tiếp Dẫn Đưa Đường
Kiệu Nam và Thập Súy – Cửu Lão Tiên Đô – Tạo Lệ Toàn Đường và Nam Cực
Thập Chân Chân Nhân – Ngũ Bộ Lôi
Ngọc Hoàng và Tam Thanh – Thái Thượng Lão Quân
Kiệu Nam, Kiệu Nữ - Thái Thượng Lão Quân
Kiệu Nam và Thập Súy – Sao Nam Cực, Thuyền vàng Bạc và Người Chấp Sự - Chân Vũ, Trương Thiên Sư và Lão Quân
Người Dẫn Đường, Thuyền Nam Quan và Kiệu Nữ - Bảo Tháp, Chân Nhân Thập Chân, Thập Vương – Long Vương Thái Tử, Sao Đông Nam Đầu, Người Hầu Như Vàng
>>> Các loại hình và thể loại Đồ họa
>>> Phong cách Đường nét và Đồ họa (Phần 1)
>>> Đồ họa Tranh in