Quy chiếu cao độ
1. Quy chiếu đường thẳng đứng:
Trên đường quy chiếu gốc ta có đoạn thẳng đứng AB. Tại bình diện A, B trùng lên nhau nhưng lại xác định được vị trí của đoạn thẳng đứng AB. A là điểm gốc, B là điểm ngọn. Để vẽ phối cảnh đoạn thẳng đứng AB, trước tên bằng phương pháp phối cảnh quy chiếu điểm, ta có phối cảnh của điểm gốc đoạn thẳng là A1. AB là độ cao của đoạn thẳng đứng. Một đường thẳng nằm ngang song song đường quy chiếu gốc đi qua B (đỉnh của AB) được gọi là đường quy chiếu cao độ.
Khi đã có đường quy chiếu cao độ ta có nhiều cách để vẽ phối cảnh đoạn AB. Từ điểm chiếu A’, ta vẽ đường thẳng đứng A’B’, gặp đường quy chiếu cao độ tại B’. Từ B’ nối về tụ điểm chính Y là B’Y. Từ A1 dựng đường thẳng đứng cắt B’Y tại B1. A1B1 là phối cảnh đoạn AB. Thứ hai ta dựng đường thẳng đứng A’’B’’ gặp quy chiếu cao độ tại B’’. Kéo dài B’’x’ cũng sẽ thấy cắt B’Y tại B1 là đỉnh của phối cảnh AB. Tiếp theo, trường hợp phát hiện tụ điểm hiển thị, ta cũng vẽ như thế, kết quả không thay đổi.
Bình diện
2. Phối cảnh những đoạn thẳng đứng có chiều cao và khoảng cách bằng nhau và đều nhau:
Bình diện
3. Phối cảnh những đoạn thẳng đứng có chiều cao bằng nhau:
Bức tường ABCD: AD = BC, DC kéo dài // đường quy chiếu gốc cũng là đường quy chiếu cao độ.
A1x kéo dài gặp đường quy chiếu gốc tại A’’. Từ A’’ dựng đường thẳng đứng gặp đường quy chiếu cao độ tại D’’. Kéo D’’ về x. Từ A1 dựng đường thẳng đứng gặp D’’x tại D1. A1D1 là phối cảnh của AD. Cũng làm như thế với đoạn thẳng đứng BC ta có B1C1. B1C1 là phối cảnh của BC. Nối các điểm A1B1C1D1 ta có phối cảnh bức tường ABCD.
Bình diện chân tường
4. Phối cảnh một tam giác ở vị trí thẳng đứng:
Trên bình diện, tam giác ABC chỉ là một đoạn thẳng ABC. Kéo Yb’ cắt A1C1 tại b1. Từ b’ kẻ đường thẳng đứng cắt đường quy chiếu cao độ tại b’’. Nối b’’Y – từ b1 kẻ đường thẳng đứng cắt b’’Y tại B1. B1 là phối cnhr của B tại tam giác ABC. Nối các điểm A1B1C1 với nhau ta có phối cảnh của tam giác ABC.
Chính diện (Bên trái) – Bình diện (Bên phải)
5. Phối cảnh hình tròn vị trí thẳng đứng:
Chính diện
6. Phối cảnh hình ngũ giác vị trí thẳng đứng:
Chính diện (Bên trái) – Bình diện (Bên phải)
7. Phối cảnh hình lục giác ở vị trí thẳng đứng: Hình có bao nhiêu độ cao thì có bấy nhiêu đường quy chiếu cao độ.
Chính diện (Bên trái) – Bình diện (Bên phải)
9. Phối cảnh mặt tiền một ga ra xe:
Chính diện (Bên trái) – Bình diện (Bên phải)
10. Mặt tiền cổng tam quan:
- Nguồn: Họa sỹ Đặng Ngọc Trân -
>>> Kiến trúc và các hệ quy chiếu mỹ thuật
>>> Đường nét và khả năng tạo hình
>>> Cách xử lý thưa khít đường nét trong ký họa