Các khái niệm cơ bản trong vẽ chì

Một số khái niệm căn bản có thể cung cấp cho bạn những cái nhìn đầu tiên về hội họa. Khi bắt đầu với hội họa, bạn sẽ nhận thấy việc tìm hiểu về những khái niệm này sẽ rất có ích, đồng thời còn giúp gia tăng ngôn từ thị giác của mình.

1. Những yếu tố nghệ thuật:

Có rất nhiều yếu tố căn bản làm nền tảng cho nghệ thuật.

- Nét vẽ: Nét vẽ là một nét vạch trên bề mặt. Nó có thể là một hình hoặc một phác thảo nào đó. Nhiều nét vẽ có thể tạo thành bối cảnh. Nét vẽ có thể mảnh hay dày tùy theo mục đích khác nhau.

chi 1

Hình 1: Các nét vẽ bằng than chì trên thạch cao (Bob Capitolo)

- Màu: Màu là phản ứng của mắt với những bước sóng ánh sáng nào đó phản chiếu đến mắt từ một mặt phẳng. Bất kỳ màu sắc nào (đỏ, xanh, xanh lá cây, hồng) đều có ba đặc tính: màu sắc, cường độ và cung bậc (sáng hoặc tối). Vòng chuyển sắc là một cách thể hiện quang phổ màu (dưới dạng hình tròn), giúp ta nghiên cứu về màu sắc dễ dàng hơn (Hình 2). Vòng chuyển sắc chỉ ra những màu trong bộ ba sơ cấp (đỏ, xanh, vàng) khi ta phối màu sơn. Các cặp màu bổ trợ nằm đối xứng trực tiếp qua đường kính của vòng chuyển sắc, chúng có thể tạo ra hiệu ứng nhạt hoặc trung tính khi trộn lại với nhau (Hình 3). Sắc thái của một màu được tạo ra khi pha với màu đen, pha với màu trắng tạo ra màu nhẹ (Hình 4), và pha lẫn với màu xám sẽ tạo ra nhiều sắc độ khác nhau.

chi 2

Hình 2: Vòng chuyển sắc, thể hiện các màu sơ cấp (đỏ, vàng, xanh); các màu thứ cấp (cam, xanh lá, tím);
các màu bậc ba (vàng – xanh, xanh – xanh lá, xanh – tím, đỏ - tím, đỏ - cam, vàng – cam).

chi 3

Hình 3: Các màu bổ trợ, khi kết hợp với tỷ lệ khác nhau sẽ tạo ra màu nhạt hoặc trung tính, thể hiện ở góc phải hình.

chi 4

Hình 4: Các sắc độ và sắc thái của màu xanh và cam. Từ trên xuống: cung bậc chuyển từ sáng sang tối

- Bố cục: Texture là mức độ thô hoặ mịn của vật thể. Bố cục ám chỉ đến chất lượng của bề mặt, hoặc có thể sờ được (tạo cảm giác khác nhau khi chạm vào, chẳng hạn như nét cắt trên bảng khắc) hoặc nhìn thấy được (hình ảnh mà bố cục phản ánh thông qua việc vẽ, sơn v.v…) (Hình 5).

chi 5

Hình 5: Bố cục có thể ngụ ý hoặc thể hiện hiện thực trên tranh.

chi 6

Hình 6: Một số dạng hình hai chiều

chi 7

Hình 7a: Các vật thể ba chiều ở dạng vật thể rắn đặc, giống với các mẫu trái cây trong hình

chi 8

Hình 7b: Ánh sáng và tô bóng có thể tạo ra ảnh ba chiều

- Vật thể: Với các vật thể ba chiều, bên cạnh chiều rộng và chiều dài, chúng còn có dung tích và bề dày (Hình 7a).

- Hình: Hình là kiểu vẽ phác họa hai chiều của sự vật. Hình có dạng phẳng, bao gồm dạng hình học và dạng hình hệ thống (Hình 6). Các dạng hình học được vẽ bằng thước thẳng và compa chia độ, các dạng hình hệ thống nét vẽ thường mềm lỏng hơn và trông giống với vật thật hơn.

Bằng cách dùng ánh sáng và các kỹ thuật tô bóng, người ta có thể tạo ra minh họa cho hiệu ứng ba chiều (Hình 7b).

- Cường độ màu: Cường độ là cấp độ sáng tối của bức vẽ. Các màu cũng có cường độ, và ta có thể tạo ra nhiều sắc thái, độ bóng và cung bậc màu khác nhau. Để sử dụng cường độ màu trong việc thiết kế các yếu tố, ta có thể dùng sự đối lập giữa các vùng sáng tối và nhiều sắc độ và cung bậc màu khác nhau (Hình 8). Cường độ màu giúp tạo ra cảm giác về không gian ba chiều trong bức vẽ.

chi 9

Hình 8: Sự đối lập giữa sáng và tối được thể hiện trong bức vẽ. (Bob Capitolo)

- Kích cỡ: Các vật thể, đường nét và hình với nhiều kích cỡ khác nhau sẽ tạo sự thu hút và tránh được sự đơn điệu.

- Không gian: Trong một tác phẩm nghệ thuật, không gian bị chiếm lĩnh bởi những thể hoặc vật thể và bởi các khoảng trống giữa các thể và bởi các khoảng trống giữa các thể hoặc vật thể đó. Không gian có thể biểu hiện ở dạng phẳng hoặc ba chiều. Trong một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, luôn bao gồm không gian dương và âm. Không gian bên trong và xung quanh thể, vật thể được gọi là không gian âm. Bản thân các thể và vật thể được xem là không gian dương (Hình 9).

chi 10

Hình 9: Ghế là không gian dương và cùng đen là không gian âm

2. Các đặc trưng của tô bóng: Tô bóng là sự chuyển dần cung bậc màu, hoặc là sự kết hợp của một sắc độ hoặc sắc thái này với một sắc độ, sắc thái khác. Có năm đặc trưng của tô bóng giúp tạo ra hiệu ứng ba chiều trong bức vẽ.

chi 11

Hình cầu này có tất cả các đặc trưng của tô bóng tạo nên thể: vùng sáng nhất, phía tối và sáng, bóng, ánh sáng phản chiếu và bóng ngược (bóng trên phông nền).

- Vùng sáng / tối: Các vùng sáng tối tạo ra phương hướng của nguồn sáng trong bức tranh. Luôn có một đường ẩn tại nơi hai phía tối và sáng gặp nhau. Trên các dạng thể tròn, ta có thể nhận ra sự thay đổi dần các cường độ màu.

- Vùng sáng nhất: Vùng sáng nhất là sự phản xạ ở cường độ cao ánh sáng trên vật thể, tại nơi ánh sáng chiếu thẳng đến nó. Vùng sáng nhất thường có dạng tương ứng với thể của sự vật. Đó là vùng có độ sáng nhất trên vật thể đó.

- Bóng: Bóng được tạo thành khi vật thể chặn đường đi của ánh sáng. Phía rìa của bóng thường tối hơn tại đáy của vật thể và nhạt dần ra xung quanh. Bóng có thể giúp ta định hướng nguồn sáng, nó nối vật thể với mặt đất hoặc các mặt phẳng khác mà vật thể được đặt lên.

- Ánh sáng phản chiếu: Ánh sáng phản chiếu nằm ở phía tối của hình hoặc thể. Nó hình thành từ ánh sáng phản chiếu ra từ vật thể hoặc mặt phẳng xung quanh. Ánh sáng phản chiếu không sáng bằng vùng sáng nhất. Nó có tác dụng chỉ ra mức độ sáng tại các vùng tối.

- Bóng ngược: Bóng ngược là vùng tối phía sau vật thể. Nói chung, trong bức vẽ, một vùng sáng hơn có xu hướng di chuyển về phía bạn và vùng tối hơn thường lùi ra xa.

3. Nguyên tắc tạo hình: Tạo hình là sự sắp xếp có trật tự theo các nguyên tắc thiết kế. Nguyên tắc thiết kế giúp bạn lên kế hoạch và tổ chức các yếu tố nghệ thuật một cách kỹ lưỡng, để bạn có thể giữ được hứng thú và điều khiển được sự chú ý (thường gọi là tác động thị giác).

Một tác phẩm được thiết kế tốt có nhịp điệu và chuyển động thú vị, hài hòa, tâm điểm chú ý mạnh. Người xem sẽ không bị phân tán, họ sẽ tập trung vào tác phẩm. Có một kiến thức tạo hình vững là điều rất cần thiết cho việc sáng tạo ra một tác phẩm hay. Các nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn sử dụng các yếu tố nghệ thuật để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Tâm điểm chú ý là vùng đầu tiên lôi cuốn sự chú ý của người xem trong tác phẩm (Hình 10). Đây là vùng quan trọng nhất so với các phần khác trong bức vẽ. Điểm nhấn mạnh có thể được tạo ra thông qua sự đối lập về cường độ màu, màu sắc, hình dáng, kích cỡ, bố cục… và bằng cách sắp xếp đồ vật trên giấy.

chi 12

Hình 10: Trong sáng tác này của Ken Schwab, tại tâm điểm chú ý có rất nhiều sự thay đổi về hình dạng và cường độ màu gần nhau

Sự phân bố các vùng thị giác theo ba phần giúp bạn tìm được vị trí để đặt tâm điểm chú ý thẩm mỹ vào tác phẩm. Từ “thẩm mỹ” muốn ám chỉ đến vẻ đẹp nghệ thuật và sự sắp xếp các yếu tố nghệ thuật một cách hài hòa. Qua nhiều năm, người ta đã phát hiện ra rằng, một số khu nhất định trên vùng thị giác có sức thu hút tự nhiên và là vị trí tốt để đặt tâm điểm chú ý. Nếu bạn phân vùng thị giác làm ba phần theo hàng ngang và ba phần theo hàng dọc thì các đường vẽ sẽ giao nhau tại 4 điểm (Hình 11). Những giao điểm này là vị trí tốt để đặt tâm điểm chú ý.

- Tính cân đối: Là cảm giác về cân bằng thị giác trong tác phẩm, bao gồm hình, thể, cường độ màu, màu v.v… sự cân bằng thị giác có thể đối xứng (ngay hàng thẳng lối) như Hình 12 hoặc bất đối xứng như Hình 13. Mỗi vật thể trong mỗi vùng thị giác có sức hút riêng đối với mắt, một phần do vị trí tương ứng của nó đối với các vật thể khác.

chi 13

Hình 11: Tại các giao điểm xuất hiện bốn vùng tâm điểm thu hút chú ý một cách tự nhiên, xác định bằng phương pháp chia ba vùng ngang dọc

chi 14

Hình 12: Tính cân bằng có đối xứng các vật thể giống nhau ở hai đầu bức vẽ cùng cách điểm giữa một đoạn bằng nhau

chi 15

Hình 13: Tính cân bằng không đối xứng: các hình không bằng nhau ở hai đầu nhưng vẫn cân bằng với nhau về mặt thị giác

- Sự hài hòa: Là cách sử dụng các hình hoặc vật thể một cách hòa hợp với nhau và tương tự nhau ở một mức độ nào đó, như vậy sẽ không có một hình hay vật thể nào lạc lõng trong bức vẽ (Hình 14). Tính hài hòa gắn kết các thành phần với nhau thông qua việc sử dụng các đơn vị, vật thể tương tự nhau v.v… Chẳng hạn, nếu sáng tác của bạn có đường gợn sóng và những hình hệ thống, bạn nên dùng các nét vẽ đó, không nên đột ngột xen vào dạng hình học. Tính hài hòa là cách sử dụng các hình hoặc vật để thống nhất bức vẽ, như vậy không một hình hoặc vật thể nào tỏ ra lạc lõng khỏi tác phẩm.

- Độ đối lập: Là sự biến đổi đa dạng về cường độ màu, kết cấu, hình, kích cỡ, v.v… trong tác phẩm. Sự đối lập về độ tối và chuyển dần màu giữa các vật thể cũng như phông nền sẽ khiến cho vật thể nổi bật trong thiết kế. Tính đối lập cũng được dùng để tạo ra vùng nhấn mạnh. Khi bạn chọn đề tài cho bức vẽ, nên chú ý tìm sự đối lập và hài hòa giữa chúng.

chi 16

Hình 14: Trong bức vẽ này của Robert Capitolo, ngôi nhà và căn lều gỗ có sự hài hòa, tương tự đối với cây cối và kết cấu xung quanh

chi 17

Hình 15: Chuyển động có hướng được nhận biết thông qua vị trí của những con cá trong tranh

chi 18

Hình 16: Hình dạng và sự thay đổi cường độ màu tạo ra chuyển động có hướng

- Chuyển động có hướng: Chuyển động có hướng là dòng lưu chuyển của thị giác xuyên suốt bức tranh. Đó cũng là đường chuyển động của mắt trên bức vẽ. Cách sắp xếp vị trí của các vật thể trong bức tranh sẽ gợi ý về hướng chuyển động khi bạn nhìn từ vật này sang vật khác (Hình 15). Bằng cách làm trùng lắp các hình hoặc các mẫu theo cường độ màu, ta có thể tạo ra chuyển động có hướng. Cách sắp xếp các vùng sáng tối cũng giúp luân chuyển sự chú ý của người xem xuyên suốt tác phẩm (Hình 16).

- Nhịp điệu: Nhịp điệu là chuyển động thị giác mà tại đó một số yếu tố trong thiết kế xuất hiện thường xuyên. Cách sắp xếp, màu sắc, kích cỡ và hình dạng của vật thể cũng như sự lặp lại các nét vẽ và cường độ màu trong bức họa có thể tạo ra đường chuyển động thị giác, tương tự như nhịp điệu trong âm nhạc (Hình 17).

chi 18

Hình 17: Với các nét bút mạnh mẽ và sự lặp lại các hình dạng. Bob Capitolo đã tạo ra nhịp điệu cho bức tranh

chi 20

>>> Tĩnh vật chì và chất liệu

>>> Hướng dẫn vẽ chân dung bằng chì than

>>> Sự chiếu sáng và toàn sắc

0976984729