Phân loại tượng cổ theo chất liệu

Tượng cổ Việt Nam cho dù phải trải qua nhiều biến động lớn của lịch sử đã từng chịu những tổn thất nặng nề song số còn lại vẫn rất nhiều. Ở các tỉnh đồng bằng và trung du phía Bắc, hầu như mỗi làng cũng có ít nhất một bảo tàng tượng. Tùy theo cách nhìn và yêu cầu của người nghiên cứu, chúng ta có thể phân loại tượng cổ Việt Nam theo nhiều cách khác nhau, trong đó có cách phân loại ai cũng nhận ra (như phân theo chất liệu, theo đề tài), lại có cách phân loại phải có “nghề” mới nhận biết (như phân loại theo tính chất, theo phong cách).

Theo thư tịch và truyền thống thì tượng cổ có thời còn được đúc bằng vàng, nhưng thực trạng còn lại đến này thì cơ bản thuộc các chất liệu gỗ, đá, đồng và đất. Mỗi chất liệu đòi hỏi một kỹ thuật xử lý thậm chí cả cách bảo quản khác nhau.

1. Tượng gỗ:

Tượng gỗ chiếm số lượng nhiều nhất trong số tượng cổ hiện còn - nhất là thuộc các thế kỷ XVII - XVIII. Trước nữa, ở thế kỷ XVI cũng không ít. Thời Trần chưa tìm được tượng gỗ nhưng còn giữ được nhiều bức chạm gỗ và như thế có thể tin với một đất nước có rừng gỗ bạt ngàn - kể cả rừng mít cũng không hiếm, thì ngay từ thời Lý khi tượng thờ trong chùa được tạc nhiều thì trong đó phải có tượng gỗ. Chẳng những thế, lùi mãi về những thế kỷ đầu Công nguyên tin với một đất nước có rừng gỗ bạt ngàn - kể cả rừng mít cũng không hiếm, thì ngay từ thời Lý khi tượng thờ trong chùa được tạc nhiều thì trong đó phải có tượng gỗ. Chẳng những thế, lùi mãi về những thế kỷ đầu Công nguyên tin với một đất nước có rừng gỗ bạt ngàn - kể cả rừng mít cũng không hiếm, thì ngay từ thời Lý khi tượng thờ trong chùa được tạc nhiều thì trong đó phải có tượng gỗ. Chẳng những thế, lùi mãi về những thế kỷ đầu Công nguyên và vào sâu Nam Bộ, chúng ta còn tìm được một số tượng Phật thuộc văn hóa óc Eo. Những tượng này đều là tượng đứng, dù bị mất hết chi tiết do vùi trong lòng đất cả thời gian rất dài, chúng ta vẫn nhận ra được dáng chung là khuôn theo thân của một cây gỗ như kiểu tượng quanh nhà mả Tây Nguyên đến nay vẫn rất phổ biến.

Tượng gỗ của người Việt sớm nhất còn lại đến nay cá biệt thuộc thời Lê sơ, còn lại là thuộc thời Mạc, từ những tượng Tiên nữ nhỏ để trang trí kiến trúc ở đình Tây Đằng và chùa Dương Liễu (đều thuộc Hà Tây) đến nhiều tượng lớn như người thực hoặc lớn hơn người thực như bộ tượng Tam Thế chùa Lệ Mật (Hà Nội) và một loạt tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn trong nhiều chùa. Trên cơ sở đó các thế kỷ sau tượng gỗ lại càng được phát triển, chỉ đến thế kỷ XIX mới phần nào nhường chỗ cho tượng đất. Có thể nói tượng gỗ phát triển liên tục không bị ngắt quãng. Phàm các quan và dân có việc chiêu đề và làm các tượng Phật ở các chùa để cầu phúc thì cho phép dùng gỗ hay đá, chứ không được tô tượng Phật bằng đất hay làm tạp nhạp các tượng khác bằng đất. Nếu ai dùng đồng để đúc tượng thì phải xin phép bề trên. Làm vậy là cốt để cho đạo Phật được trong sáng". Như vậy tượng gỗ ở chùa được nhà nước khuyến khích. Gỗ đã làm thành tượng thờ, tức đã phú cho nó có hồn thiêng, thì dường như không bị phá nữa, chỉ khi chùa cháy thì tượng mới bị vạ lây, hoặc chùa dột thì tượng bị ẩm ướt sẽ chóng hỏng.

tuong co 9

Bộ tượng tam thế

Một trong những hình thức để tượng thiêng là yểm tâm. Phần này với tượng gỗ thuận tiện hơn tượng làm bằng các chất liệu khác, ngày nay với những tượng bị tróc sơn thì thấy ngay ở lưng có miếng gỗ vá nhỏ, nếu cậy ra sẽ có một lỗ để đồ yểm tâm. Chẳng hạn pho "tượng gỗ tròn cuối thế kỷ XV (chùa Phước Yên - Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế)" được thông báo ở Hội nghị những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1994, cho biết trong lỗ lưng tượng có chứa các thứ: Chỉ ngũ sắc, 31 đồng tiền Trung Quốc và một bản kinh Bát Nhã. Rồi lại lễ khai quang điểm nhãn và hô thần nhập tượng rất trang trọng. Yểm tâm xong sơn phủ ra ngoài sẽ che kín miếng gỗ vá nên không ai biết gì nữa. Cũng thế, hô thần nhập tượng xong là đã mời tinh thần nhân vật nhập vào khối hình vật thể, từ đó tượng được yên vị một chỗ, chỉ khi cần thiết lắm mới chuyển rời thì phải làm lễ.

Tượng gỗ cổ truyền đều là tượng thờ, vì thế hầu như chỉ được làm bằng gỗ mít. Các đồ thờ bằng gỗ như hoành phi, câu đối, hương án, ngai, đài, bài vị...sau khi tạo dáng đều sơn thếp, vì thế đều phải làm bằng những loại gỗ ưa sơn như mít, vàng tâm, giổi, mỡ...mà tuyệt đối không làm bằng các loại gỗ tứ thiết (đinh, lim, sến, táu) tuy bền nhưng lại rất kỵ sơn, chỉ một thời gian ngắn sẽ làm cho sơn bong ra.

Cây mít thuộc loại cây thiêng, có nguồn gốc từ trong Văn hóa ấn Độ với tên gọi là Paramitra, khi nhập vào đời sống Văn hóa Việt Nam được gọi tắt là mít. Gỗ mít dùng tạc tượng, tiện khuôn đóng oản và làm nhiều đồ thờ khác, oản xôi nếp dâng cúng đều phải lót lá mít. Một số ngôi chùa và đình thời Mạc (hoặc muộn hơn nhưng có dùng lại một số thành phần kiến trúc thời Mạc) thì chúng ta thường gặp gỗ mít, gỗ mít làm cột không bị mục và tiêu tâm. Như vậy xa xưa gỗ mít rất sẵn, có những rừng cây to. Nhân dân Việt Nam bao đời ước ao có "nhà ngói, cây mít". Trồng mít không mấy kinh tế nhưng thuộc về tâm linh, trong nhà có cây mít như có vị thần che chở. Cũng vì thế những cây mít lâu không ra quả, mờ sáng Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm), gia đình cho người trèo lên cây đóng vai linh hồn mít hứa với người cầm que "đánh" vào gốc rằng mùa tới sẽ sai hoa đậu quả.

Cây mít già được đốn rồi đưa ra ao làng sạch sẽ ngâm vài tháng, sau vớt lên để nơi thoáng gió cho dễ khô, cũng phải ở nơi sạch sẽ, bóc vỏ rồi pha cắt theo kích thước của tượng. Nếu thân cây gỗ vừa cỡ tượng thì người thợ chỉ việc đẽo bỏ đi những phần thừa, nếu tượng lớn quá hoặc có những chi tiết nhô ra nhiều (như thế tay và nhất là chân ở thế ngồi kiết già) thì phải ghép nối gỗ với những mộng chốt và đanh gốc tre già để tạo nên cốt của pho tượng, lại gắn sơn sống vào những chỗ giáp nối cho liền khối. Có khối tượng ổn định rồi thì tiến hành tạc theo mẫu đã có hoặc đã thuộc, hay sáng tác theo hứng của nghệ nhân. Tượng tạc xong rồi mới chuyển sang khâu sơn thếp.

Tượng nhỏ trang trí kiến trúc thường để mộc, nhưng tượng thờ dù to hay nhỏ đều phải sơn thếp. Sơn và thếp vàng hay bạc làm cho tượng đẹp rực rỡ, sống động trong môi trường nội thất thờ cúng, song còn có tác dụng làm cho tượng được bảo quản và bảo dưỡng tốt, độ ẩm của không khí và mối mọt không tiếp cận được với lõi gỗ, mà bị ngăn lại từ bên ngoài. Chính điều này đã giúp cho nhiều tượng cổ đã vượt được thời gian 500 - 600 năm để đến với chúng ta. Những tượng gỗ sơn thếp của thời Mạc và Lê trung hưng được bảo quản trong các chùa đều còn rất tốt, và chắc chắn sẽ kéo dài tuổi thọ nhiều nữa.

2. Tượng đá:

Đá là chất liệu đích thực của điêu khắc, tượng đá có thể để ở trong nhà hoặc ngoài trời, ít bị sự phá hoại của thiên nhiên, nếu không bị con người tàn phá thì dường như là vĩnh cửu. Ngày nay chúng ta còn tìm được những phác tượng đá thời tiền sử và tượng đá thời sơ sử. Tuy nhiên tượng đá cổ truyền đề cập ở đây là muốn nói đến tượng đá vừa và lớn thuộc kỷ nguyên dân tộc độc lập tự chủ xuyên suốt các thời Lý - Trần - Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng và Nguyễn.

Thời Lý còn để lại những tượng đá cỡ vừa như các tượng người chim biểu diễn nhạc cụ, và không ít tượng cỡ lớn như tượng Phật, tượng Kim Cương, tượng thú...gắn với các chùa, trong đó tập trung là ở chùa Phật Tích. Tượng đá thời Trần còn lại cơ bản là ở ngoài trời gắn với lăng mộ và thành bậc kiến trúc. Thời Lê sơ bên cạnh tượng đá ở các lăng mộ thuộc Lam Sơn cũng có một số ở trong chùa. Thời Mạc tượng đá được mùa, nhất là với loạt tượng chân dung ở một số chùa. Trên cơ sở ấy, thời Lê trung hưng với địa bàn rộng và thời gian dài, các loại di tích cũng phong phú hơn cả, thì tượng đá còn để lại khối lượng lớn hơn cả và cũng phong phú hơn cả. Thời Nguyễn tượng đá tập trung là ở các lăng vua tại Huế.

Đá trong tự nhiên có ở nhiều nơi, nhất là những dặng núi đá trùng điệp ở Hòa Bình và Ninh Bình, nhưng đá làm tượng cổ tập trung vào vài trung tâm như vùng núi Kính Chủ (Hải Dương), núi Nhồi (Thanh Hóa) và núi Ngũ Hành (Quảng Nam). Đại Nam thực lục là cuốn sử chính thức của nhà Nguyễn cho biết thợ đá Quảng Nam và thợ đá Thanh Hóa đã tạc tượng người và thú ở lăng Gia Long. Tượng Đức Vua Mạc ở chùa Hưng Khánh (Hải Phòng) ghi rõ do năm người thợ ở Kính Chủ tạc.

Qua các văn bia cổ còn lại thì ngoài thợ đá ở các trung tâm trên, nhiều nơi khác có núi đá cũng có thợ chạm đá, ngay cả những thợ đúc đồng ở Đại Bái (Bắc Ninh), thợ chạm gỗ ở Hồng Lục và Liễu Tràng (Hải Dương) cũng đều biết chạm đá. Nhà nước Lê trung hưng cũng có những cơ quan chuyên chạm đá gọi là Thạch cục, Công Thạch cục, Bạt Thạch cục, Bản Thạch cục. Thợ đá ở những cục này chuyên khắc bia nhưng cũng tạc tượng.

Thợ đá Kính Chủ gắn với núi đá Dương Nham có phẩm chất tốt. Thợ đá An Hoạch gắn với núi đá Nhồi "sản nhiều đá đẹp, là sản vật quý của mọi người, sắc óng ánh như ngọc lam, chất biếc xanh như khói nhạt". Đá ở núi Nhồi có đá xanh mạch dày, thớ mịn., thịt trong; đá đỏ rất cứng, hiếm quý; đá đen mạch nhỏ, rắn và giòn; lại có đá vân mây hồng, vân mây đen, vàng chanh; phổ biến là đá xám lốm đốm trắng dùng chế tác những đồ vật lớn. Những vỉa đá tốt được thợ đá chẻ thành những tấm lớn để chế tác, do đó có thể làm tượng lớn nguyên khối như tượng Phật và các tượng thú ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh), tuy nhiên để tận dụng đá cũng có khi chắp một số chi tiết (như sừng trâu, tai ngựa).

Tượng đá ngoài trời đôi khi có ở chùa, nhưng phổ biến là ở các lăng mộ, trực tiếp chịu sự tác động của thời tiết, luôn được chiếu sáng tự nhiên, vì vậy không cần sơn thếp, cứ để màu đá tự nhiên đanh chắc, mà có sơn thếp cứ để màu đá tự nhiên đanh chắc, mà có sơn thếp cũng dễ bị long tróc.

Tượng đá ở trong nhà, dù là tượng Phật, tượng Bồ tát, tượng Hậu...tùy nơi để mộc hay sơn thếp rực rỡ. Tượng Phật chùa Ngô Xá vốn ở tháp Chương Sơn mang xuống, tượng Phật chùa Huỳnh Cung (Hà Nội) có phong cách tượng thời Lý, không rõ nguyên gốc thế nào nhưng hiện tại đều được sơn thếp. Tượng Phật Thế Tôn chùa Phật Tích cũng thuộc thời Lý, nay để mộc lộ rõ các mảng khối và đường nét trên đá, trơn láng, mịn màng đến óng ả, chi tiết đều lộ rõ với vẻ chuẩn mực, song theo bia ký thì nguyên xưa "mình vàng", có nghĩa được thếp vàng ròng toàn thân, theo đúng như quý tướng của Phật. Ban đầu tượng đặt trong tháp Phật, việc sơn thếp là cần thiết để tượng phản quang mà như phát sáng, huyền diệu, thiêng liêng; nhưng rồi tháp đổ, tượng có thời để ngoài trời, có thời để trong nhà, do tác động của thời tiết mà bị bong dần lớp sơn thếp. Thời Mạc và Lê Trung Hưng, không chỉ tượng Phật mà nhiều tượng Bồ Tát như Quan Âm Tọa Sơn, nhiều tượng Hậu như Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản, bà chúa Mụa Trần / Trịnh Thị Ngọc Am, ông Nguyễn Công Triều...có thể đã sơn thếp nhiều lần vào nhiều thời gian khác nhau, mà lần sơn thếp cuối còn đến nay vẫn đang làm cho tượng sống động hơn.

Tượng đá muốn sơn thếp đơn giản hơn tượng gỗ, vì bản thân cốt tượng đã hoàn chỉnh, lại rắn nên không cần đến các khâu đầu như bó và hom.

Tuy nhiên, do đá là chất liệu đích thực của điêu khắc, đặc biệt là đối với điêu khắc ngoài trời, và ngày nay chúng ta đang có kế hoạch xây dựng các tượng hoành tráng, nhất là xây dựng các tượng công viên, thì việc học tập tượng đá ngoài trời của cha ông xưa là rất cần thiết, tạc rồi để mộc bộc lộ rõ chất đá đanh chắc.

3. Tượng đồng:

Tượng đồng ở Việt Nam có lịch sử lâu đời. Thời Hùng Vương dựng nước đầu tiên còn để lại không ít tượng nhỏ bằng đồng. Theo thư tịch thời Lý rất chú trọng đúc tượng đồng, đặc biệt phải kể đến bộ "Tứ đại khí", trong bốn khí vật bằng đồng cực lớn (chuông Quy Điền nặng không thể treo nổi, tháp Báo Thiên 30 tầng cao vài mươi trượng có tượng người tiên bưng mâm ngọc ở trên đỉnh để hứng móc ngọt, vạc chùa Phổ Minh hay Phả Lại có thể chạy đua quanh miệng và Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm cao tới 6 trượng = 18m6) đã có hai pho tượng là Tiên và Phật, rất tiếc tất cả đều bị quân Minh phá ở đầu thế kỷ XV.

tuong co 5

Vạc chùa Phổ Minh

tuong co 6

Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm

Các thế kỷ sau đó, đất nước độc lập trở lại, phát tiển mở rộng vào nam và chính quyền trung ương nắm chắc miền núi, các mỏ đồng được khai thác quy mô, thì chắc hẳn cùng với việc đúc tiền và đúc chuông, nhiều tượng Thần tượng Phật cũng được đúc. ở đây ngoài việc dân địa phương tự động hưng công chùa quyên góp đúc chuông và tượng cho chùa làng, còn có cả sự can thiệp của Nhà nước trên cả hai mặt là thúc đẩy và hạn chế.

Nghề đúc đồng có lịch sử xa xưa, từ thời Hùng Vương đã đạt đỉnh cao với việc đúc những trống đồng Đông Sơn mà bí mật chưa được khám phá hết. Đến thời Lý, theo truyền thuyết, nghề đúc đồng được phục hồi và đẩy lên đỉnh cao mới. Nhiều trung tâm đúc đồng thời xưa vẫn còn đến nay như Đề Cầu (Bắc Ninh), Đông Mai (Hưng Yên), Ngũ Xã (Hà Nội), phường Đúc (Huế), Trà Đông (Thanh Hóa)...Các trung tâm trên đều có chung một kỹ thuật đúc đồng, trong đó đúc tượng thuộc loại khó vì tượng có cấu tạo phức tạp và tác phẩm phải có thần thái sống động.

Muốn có tượng đồng, trước hết phải có tượng mẫu bằng đất , từ đó mà tạo ra khuôn "một" (tức khuôn chỉ đúc một lần). Khuôn làm bằng đất nhưng phải được pha chế thêm trấu, bột than trấu, bột sạn chịu lửa, giấy dó và gia công cẩn thận. Khuôn ngoài là bìa, khuôn trong là thao. Với tượng, khuôn phải gồm nhiều mảng ghép lại. Khuôn phải được sấy rồi lại được nung chừng 1000o để khi rót nước đồng vào thì không vỡ và không co. Khi lắp ráp khuôn, giữa thao và bìa được đặt rải rác những con kê bằng kim loại để giữ thao nằm đúng vị trí trong bìa. Với tượng vừa thì đặt khuôn ngược theo độ dốc tượng, rót đồng từ chân hay lưng trước, nhưng với tượng lớn quá cỡ thì phải đặt khuôn xuôi chiều. Khi rót đồng vào thì con kê chảy tan và hòa vào nước đồng. Đúc tượng lớn phải nấu đồng trong nhiều nồi với thời điểm nhen lửa phải tính toán để khi rót liên tục vào khuôn ở nhiệt độ ổn định. Để nguội, phá khuôn lấy tượng ra sửa cho hoàn chỉnh.

Tượng đồng thời Lê Trung Hưng và Nguyễn còn lại không nhiều nhưng cũng không quá ít ỏi. Bên cạnh nhiều tượng nhỏ Thích Ca Sơ Sinh chỉ cao chừng 30cm, còn có những tượng lớn và rất lớn. Sớm nhất là tượng Thánh Gióng cao 205cm và đôi ngựa cao 195cm ở đền Thanh Nhàn huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đúc năm 1595. Tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh (Hà Nội) đúc năm 1677 và ở đền thôn Ngọc Trì (tên cũ: Cự Linh - Hà Nội) khởi công năm 1788 đến năm 1802 mới đúc xong đều thuộc loại lớn quá cỡ với mức độ ngang nhau cao chừng 380cm và nặng 4000kg. Tượng Phật A Di Đà ở chùa Thần Quang phường Ngũ Xã (Hà Nội) đúc năm 1952, riêng tượng cao 395cm nặng 12.300kg, lại thêm tòa sen 96 cánh làm chỗ ngồi của tượng nặng 1600kg, tất cả tới gần 14.000kg vượt xa những tượng đồng cổ truyền. Bộ tượng Tam Thánh thời Lý (Không Lộ / Minh Không, Từ Đạo Hạnh, Giác Hải) ở chùa Trung Hưng thôn La Phù (Hà Tây) được đúc dưới thời Nguyễn trong thế ngồi ngai thả chân xuống, cao chừng 100cm (riêng thân cao chừng 76cm). Tượng Ngọc Hoàng chùa Pháp Vân làng Nành (Hà Nội) cao 85cm, mang phong cách thời Lê Trung Hưng, ở thế ngồi ngai, cả tượng, mũ và ngai đều bằng đồng...

tuong co 7

Tượng Thánh Gióng – Hà Nội

Trong quan niệm xưa, đồng là mẹ vàng có tính thiêng, do đó tượng đồng đều là tượng thờ, được đặt ở những không gian thiêng liêng mà ai chiêm ngưỡng cũng đều hết sức kính cẩn. Những tượng này có khi để nguyên màu đồng thau, nhưng cũng có khi hun giả đồng đen, thậm chí sơn thếp ra ngoài che lấp chất liệu. Ngày nay tượng đồng vẫn được đúc, chẳng hạn tượng Bác Hồ do tỉnh Vĩnh Phú đặt HTX Trúc Sơn đúc sau khi Bác đi xa, cao 220cm nặng 800kg. Một số nhà văn hóa đang được Hội Sử học tổ chức quyên góp từng "giọt đồng" và đã tiến hành đúc tượng bán thân (chủ yếu là đầu) được một số. Những tượng đồng trong thời mới đều để nguyên hoặc chỉ hun, giữ và khẳng định chất liệu quý giá.

Việc sơn thếp lên tượng đồng, do cốt đã ổn định và bền hơn cả cốt đá (khó bị sứt mẻ), nên quy trình sơn cũng bỏ qua các khâu lót và bó hom, nhưng phải sơn phủ nhiều lớp để tạo độ dày cho vàng hoặc bạc bám khi dán. Việc sơn thếp lên tượng đồng (cũng như lên tượng đá) hoàn toàn không nhằm và cũng không có tác dụng bảo quản, nhưng về mặt tâm linh có phần tôn thêm sự linh thiêng của nhân vật.

4. Tượng đất:

Đất là thứ vật liệu sẵn nhất, từ thời đồ đá mới người ta đã biết nung đồ gốm, và cùng với đồ dùng thường ngày hẳn đã biết làm tượng đất. Ngày nay chúng ta vẫn còn những tượng đất nung nhỏ từ thời sơ sử. Đến khi đất nước độc lập, trong các di tích thời Lý hẳn đất nung đã tham gia vào kiến trúc và trang trí, mà ngày nay còn tìm thấy một ít tượng nhỏ hoặc phiến đoạn của nó. ở thời Trần cũng thế. Những tượng nhỏ bằng đất nung thời Lý - Trần nhiều khi còn được tráng một lớp men xanh ra ngoài.

Ngoài tượng đất nung còn tượng đất sét đắp. Vì sự kém bền vững, nhất là khi gặp nước sẽ bị mủn ra, nên không thể để ngoài trời, phải luôn ở trong nhà. Tuy thế tượng đất vẫn hút ẩm mạnh, và nhất là khi nhà bị dột thì tượng đất bị đe dọa nhất, vì thế tượng đất thờ đều được sơn phủ, để vừa tạo lớp vỏ bảo vệ vừa gợi sự linh thiêng "để là hòn đất, vắt lên ông Bụt". Mà dù có sơn phủ, tượng đất cũng không thể tồn tại lâu dài tượng gỗ tượng đá. Ngày nay dường như không còn tượng đất thế kỷ XVII về trước.

Mặc dù năm 1728 nhà nước cấm làm tượng bằng đất để tránh sự tạp nham, tạo cho Phật điện trong sáng. Nhưng những tượng đất phủ sơn của thế kỷ XVIII - XIX còn đến nay lại rất nhiều. Vì thời gian ấy cách nay chưa xa, giá thành tượng rẻ có thể làm được nhiều hơn hẳn các tượng gỗ - đá - đồng. Chúng ta gặp tượng đất phủ sơn trong chùa đôi khi là tượng Phật, tượng Bồ Tát (nhất là Quan Âm Tọa Sơn, Quan Âm Tống Tử), nhưng phổ biến là tượng La Hán gồm 18 vị, tượng Diêm Vương 10 vị, tượng Hộ Pháp 2 vị, nhiều tượng Tổ chùa, tượng Hậu...

tuong co 4

Tượng Quan Âm Tống Tử

Những hiệp thợ biết tạc tượng gỗ thì cũng biết đắp tượng đất và sau đó phủ sơn. Tượng đất đắp ngược với chu trình tạc tượng gỗ hay đá, đắp từ cốt ra vỏ.

Nguyên liệu chính ở đây là đất sét, có thêm các phụ gia là nước vôi, nhựa cây, mạt mùn cưa nhỏ, vỏ trấu, giấy bổi, rễ si hoặc dứa dại...Đất sét có ở khắp nơi, chỉ cần đào lấy hết đất canh tác là đến đất sét, tùy nơi mà có các màu khác nhau do tạp chất oxít sắt, oxít mangan và các chất hữu cơ. Khai thác đất sét làm tượng phải chọn những nơi đất sạch, tránh các uế tạp. Đất lấy từ "mỏ" lên để khô, đập nhỏ thành bột, sàng lọc bỏ sạn, khi thành bột mịn mới được. Khi đắp tượng, bột đất sét phải trộn với các phụ gia. Nước vôi đã lọc bỏ cặn dùng để nhào bột đất, có thể cho thêm nhựa những cây có vị đắng vào nước vôi, như thế sẽ tăng độ kết dính của đất sét bột, chống mối mọt, lại khử màu của các oxít để trở nên trắng ra. Mật vẫn được trộn vào vữa xây sẽ cho thứ hồ có độ dính và rắn rất cao, giờ đây nó làm cho bột đất sét thêm dẻo, và khi khô nó ngăn độ hút ẩm làm cho tượng không bị mủn. Giấy bản nhồi vào, đất sét sẽ dai hơn, xốp hơn, giữ độ ẩm lâu khi gia công nhưng khi tượng khô lại đỡ nứt. Mùn cưa và vỏ trấu pha vào sẽ làm cho đất sét xốp, khi khô ít bị co nứt. Rễ si hoặc sợi dứa lẫn trong đất sẽ níu kéo các bộ phận làm cho toàn thể gắn bó thành khối chắc chắn. Tỷ lệ nguyên liệu làm tượng sau khi đã pha chế gồm 70% đất sét và 30% phụ gia, tất nhiên ước tính theo thực nghiệm, không hoàn toàn chuẩn xác.

Công việc đầu tiên là dựa theo khối tượng định đắp ở tư thế đứng hay ngồi mà dùng tre già ngâm chẻ thành từng thanh hay cành gỗ mít ngâm, bóc vỏ, phơi khô, cài liên kết với nhau và buộc bằng rễ si hoặc sợi dứa cho thành hình bộ xương. Sau đó dùng hỗn hợp đất sét luyện đắp thịt vào bộ xương dần từng lớp, cho đến khi có được khối hình cơ bản đứng vững thì tạm dừng chờ cho nó khô dần thành khối đông đặc. ổn định phần bên trong rồi lại tiếp tục đắp những khối lớn, khối phụ và các chi tiết. Xong rồi thì ủ cho khô dần dần để tránh sự co ngót đột ngột dễ gây rạn nứt. Khi tượng cơ bản đã hoàn thành thì người thợ làm những công đoạn gia công cuối cùng của cốt tượng là gọt, tỉa các chi tiết, đánh bóng các mảng khối.

Xong phần tạo cốt rồi, về mặt điêu khác tác phẩm đã hoàn thành. Nhưng vì là tuợng thờ phải được sơn phủ lên khắp mặt ngoài pho tượng: Quét mỏng lên tượng, ít nhất ba lớp sơn cho bóng, nếu cần (tượng Phật) thì thếp vàng hoặc bạc rồi quang dầu ra ngoài sẽ tạo được độ sáng óng ả, rực rỡ, quý phái.

Ngày nay sau một thời gian chùa làng bị thả nổi, nhiều tượng cũ bị hư hại, từ ngày đất nước đổi mới, di tích được phục hồi thì rất nhiều tượng được làm mới, phần lớn bằng đất rồi sơn phủ thì kinh nghiệm xưa là rất quý. Nhưng rất tiếc, với nhiều nguyên nhân khác nhau, thường không đạt được chất luợng như tượng cổ truyền.

5. Tượng mây tre đan:

Tượng cốt bằng mây tre đan không nhiều và xuất hiện muộn khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhất là với những tượng hay di chuyển, cần nhẹ. Trên thực tế, tượng ngựa thờ ở một số đình, đền và chùa có thờ Thánh, thường làm bằng mây hoặc tre đan rồi phủ sơn dày ra ngoài, nhất là các khâu đầu như nải, bó, hom. Nước sơn dày mịn khiến tượng như làm bằng gỗ mịn nuột. Tượng ngựa này ngày hội được kéo ra theo đám rước xong lại đưa về yên vị một chỗ.

Như vậy phân loại theo chất liệu dễ làm hơn cả, ai cũng có thể tiến hành được, nhưng lại cho biết kỹ thuật để nối kết điêu khắc vào tương lai.

- Theo Tiến sĩ – Phó giáo sư Chu Quang Trứ -

>>> Tượng đầu người và tượng thật

>>> Tượng điêu khắc các họa sỹ nổi tiếng Việt Nam tại Trung tâm Mỹ thuật Đương đại

>>> Chép đầu tượng trong điêu khắc

0976984729