Bộ phận cấu thành TK nội thất (Phần 3)
* Các cách xử lý cửa sổ:
Trong bảng phân loại các cách xử lý cửa sổ được bao gồm các hình thức đã điều chỉnh thêm ánh sáng các cảnh nhìn lưu thông không khí, hơi nóng lạnh. Cách xử lý bên ngoài thường được thiết kế là những bộ phận tổng hòa của kiến trúc công trình. Nếu thêm vào công trình hiện có, những sự lựa chọn như thế cần phải tôn trọng phong cách kiến trúc đang có.
Cửa chớp:
- Thường dùng để lấy sáng, chống nóng và lạnh;
- Ngày nay ít dùng cửa chớp.
Cửa che:
- Chống được thời tiết: trong suốt, căng bạt trên kết cấu để che bóng. Một số có thể co lại được.
Mái che:
- Dùng để che các hốc cửa chống nắng và mưa
Giàn:
- Khung trống để lấy sáng và để đỡ cây leo.
b. Bên trong:
Cửa chớp:
- Các cánh chớp thường là gỗ để đóng mở như những cửa đi nhỏ;
- Cánh cửa thẳng thường được che ở trên bằng một mái hắt để hạn chế ánh sáng và tầm nhìn;
- Cửa chớp làm cho các đồ vật xuất hiện rõ ràng chính xác;
- Khi đóng lại cửa chớp tăng thêm cảm giác kín đáo.
Cửa chấn song:
- Cửa chấn song là hình thức trang trí bằng gỗ hoặc thép như một mảng che tầm nhìn, lây ánh sáng xuyên qua và thông gió;
- Mức độ che khuất, lấy sáng và lùa gió phụ thuộc vào khoảng cách và hướng hở của các chi tiết;
- Thiết kế các hoa văn chân song sắt quan trọng về hiển thị.
Những xử lý bên trong cửa sổ biến đổi tùy theo chúng. Cần điều chỉnh để lấy thông gió, cảnh nhìn như thế nào và chúng biến đổi hình thức, mặt ngoài của một cửa sổ như thế nào. Chúng cũng khác biệt nhau khi đóng và mở cửa, xử lý một cửa sổ không được gây trở ngại cho sự hoạt động hoặc ngăn cản, không thuận tiện khi điều chỉnh chúng.
Rèm che:
- Bằng các cấu trúc dệt nhựa hoặc tre trúc là kinh tế;
- Kéo từ trên xuống để che từng phần hoặc cả cửa;
- Vật liệu có thể trong hoặc mờ đục;
- Giảm ánh sáng trong khi vẫn đủ sáng cho hoạt động riêng tư;
- Tre trúc gồm có chất liệu bề mặt ưa nhìn trong khi vẫn để ánh sáng lọt qua và ngắm nhìn được cảnh vật;
- Có thể cuộn hoặc xếp khi mở.
Rèm chớp:
- Những nan ngang mỏng và hẹp;
- Có thể bằng gỗ hoặc kim loại;
- Khoảng cách giữa các nan để điều chỉnh ánh sáng và lưu thông không khí. Các nan mỏng không cản trở nhìn ngắm bên ngoài hơn các nan dày;
- Khó lau chùi;
- Những nan thường được cấu trúc mở hoặc trong suốt điều chỉnh quay ở trên hoặc ở dưới;
- Những nan chớp gây cảm giác phòng cao hơn, ít bám bụi và có thể tạo các giải bóng đổ xuống sàn;
Rèm vải:
- Rèm vải được dệt bằng chất liệu thích hợp để treo có nếp thẳng;
- Rèm vải thường được dệt bằng các sợi nặng, nó có thể được ghim chặt vào nền treo như thảm dệt, chúng thường có điểm hoặc hộp rèm ở phía trên đầu rèm;
- Rèm treo như ở nhà hát dày, tối hoặc mờ thoáng và dược treo trên các gióng ngang;
- Rèm phải phủ hết và treo thẳng từ trần hoặc từ trên đầu xuống hết cạnh dưới của khung cửa hoặc gần tới mặt sàn;
Rèm kéo:
- Các màn mành thủy tinh mỏng, nhẹ được treo sát kính cửa sổ hoặc cửa đi;
- Loại mềm mỏng và hấp thu ánh sáng, che hết mà vẫn đủ sáng cho những hoạt động riêng tư;
- Có thể bên ngoài để thống nhất cả nhóm cửa sổ;
- Thanh ngang để kéo mành cũng tương tự như của mành kính nhưng được treo hoặc kéo ra ngang qua cả cửa.
5. Cửa đi:
Các cửa đi và lối đi làm cho chúng ta tự tiếp cận nhau, vận chuyển các đồ đạc và hàng hóa ra vào một ngôi nhà và từ phòng này qua phòng khác trong ngôi nhà đó. Bằng thiết kế, cấu tạo và vị trí của chúng có thể điều chỉnh sự sử dụng một không gian, các khung cảnh từ không gian này sang không gian bên và sự xuyên qua của ánh sáng, âm thanh, sự ấm áp, khí lạnh lọt qua.
Các cửa đi có thể có khung bằng gỗ, kim loại phải phủ mặt bằng gỗ, kim loại hoặc loại vật liệu đặc biệt như nhựa. Chúng có thể được sản xuất ở nhà máy được sơn trước, sơn lót hoặc bọc bằng các loại vật liệu khác. Chúng có thể được lắp kính trong hoặc các nan chớp để thông hơi.
Những cửa đặc biệt là những cửa được cấu tạo để có độ chống cháy, độ cách âm hoặc những cửa ra vào chính có cách nhiệt.
* Các loại cửa đi: Tùy theo chúng được thiết kế và cấu tạo như thế nào, các cửa đi có thể được phân loại phù hợp với:
Cửa quay:
- Cánh cửa được treo vào thanh đứng của khung;
- Các cửa nặng hoặc rộng có thể quay theo ngồng (ổ quay) đặt phía trên và dưới;
- Tiện lợi nhất cho sự ra vào và qua lại;
- Là loại cửa tốt nhất để cách âm và thời tiết;
- Dùng cho cả trong và ngoài;
- Cần chừa không gian để mở.
Cửa lùa giữa tường:
- Cửa được treo trên rãnh và trượt vào trong hốc tường;
- Cửa được dùng ở những nơi không gian hạn chế;
- Cửa phải hoàn thiện khi sử dụng;
- Chỉ dùng bên trong nhà.
Cửa lùa ngoài tường:
- Tương tự như cửa lùa giữa tường chỉ khác thanh trượt trên để lộ;
- Chủ yếu dùng cho bên trong nhà;
- Khó ngăn thời tiết nhưng có thể dùng lắp ngoài nhà, ở những vùng khí hậu nóng.
Cửa lùa hai cánh:
- Cửa trượt theo thanh treo đặt ở trên thanh dẫn và đặt trên mặt sàn;
- Chỉ mở đến 50% chiều rộng cửa;
- Chủ yếu dùng bên trong nhà để hạn chế tầm nhìn dùng bên ngoài như cửa đi lắp kính.
Cửa:
- Gồm các cánh cửa treo và trượt ở thanh trên;
- Chỉ dùng bên trong nhà;
- Dùng như một màn che để ngăn kho và các không gian.
Cửa xếp gấp:
- Tương tự như cửa gấp hai cánh, chỉ các cánh cửa nhỏ hơn;
- Chỉ dùng bên trong nhà;
- Dùng để ngăn chia không gian rộng thành những phòng nhỏ hơn.
Cửa gấp đặc biệt:
- Các cánh cửa trượt trên các thanh trượt phía trên;
- Các thanh trượt có thể rỗng để uốn theo đường cong mở cửa;
- Các cánh cửa có thể giấu trong hốc tường;
- Để dùng bên trong nhà.
Cửa đi mở quay trên:
- Gồm các mảnh cửa treo có thể cuộn lại;
- Đẩy lên phía trên theo một rãnh treo trên đầu;
- Dùng để ngăn cách các lỗ mở cao và rộng khác thường;
- Dùng cho cả bên trong hoặc bên ngoài;
- Không để dùng thường xuyên.
Trong các không gian có quan hệ nội bộ của công trình, các cửa đi nối liền các vệt đi lại. Các vị trí cửa ảnh hưởng đến các vệt đi lại của chúng ta từ chỗ này đến chỗ kia cũng như trong một không gian. Tính chất của những vệt này cần phải gần với sử dụng và hoạt động bố trí trong những không gian nội thất.
Không gian phải làm cho sự đi lại và sử dụng các cửa đi của chúng ta thuận tiện. Đồng thời phải còn lại phần không gian thích đáng để sắp xếp bày biện các đồ đạc.
Nói chung một phòng phải có vài cửa đi và những vệt đi nối liền chúng với nhau thành lối đi ngắn và thẳng. Không gây trở ngại đến những hoạt động trong không gian.
- Hai cửa đi cạnh nhau làm cho vệt đi ngắn lại, tạo được một khoảng mặt sàn lớn nhất có thể sử dụng;
- Cửa đi đặt ở hoặc gần các góc tường có thể tạo được vệt đi chạy dọc theo tường nhưng đặt cửa ra các góc tường cũng tạo được một khoảng kê đồ đạc như các giá kệ có thể kê áp tường;
- Cửa đi mở đối diện nhau, vệt để chia đôi phòng thành hai;
- Ba cửa đi trên ba tường sẽ nảy sinh vấn đề, các vệt đi sẽ chiếm nhiều diện tích phòng và chia vụn các khoảng mặt sàn có thể sử dụng.
Một vấn đề khác cần xem xét khi bố trí lối đi là quang cảnh nhìn qua lỗ mở cửa của cả hai không gian cạnh nhau lẫn đi vào trong nhau. Lối đi cần kín đáo, ngay cả khi mở cửa cũng không để cho nhìn trực tiếp vào sâu bên trong không gian.
Vì phần lớn cửa đi được sản xuất ở nhà máy đều theo một số kích cỡ và hình thức điển hình, việc mở cửa và thiết kế nẹp ốp là những chỗ người thiết kế có thể thi thố tài khéo léo về tỷ lệ và tính chất của cửa.
Giống như các cửa đi, khung cũng là những bộ phận điển hình kim loại rỗng được mắc vào khung bằng kim loại rỗng. Các khung này có thể là những khung có hàm đơn hoặc kéo và có thể ghép đôi hoặc ốp xung quanh vào bề dày tường. Thêm vào các bề mặt nhẵn phẳng đó, có thể sử dụng các nẹp ốp có các tiết diện khác nhau. Cửa đi và khung dùng gỗ. Các cửa ngoài thường có khung nguyên trong khi các cửa trong có thể có những thanh nẹp ốp dùng để bịt chỗ tiếp giáp giữa cửa và tường. Có thể bỏ nẹp ốp khung cửa nếu vật liệu trát tường hoàn thiện gọn gàng và đụng sát khung cửa.
Nẹp ốp cửa đi, qua hình dáng và màu sắc của nó có thể nhấn mạnh và làm nổi bật cửa đi như một bộ phận hiển thị rõ rệt trong một không gian. Bản thân cửa đi cũng có thể tự mở rộng việc lấy sáng tự nhiên bằng chiếu bên, cửa hãm thu hút sự ngắm nhìn và bằng màu sắc, trang trí nẹp ốp.
Ngược lại khung cửa và nẹp ốp có thể nếu muốn giảm thiểu sự chú ý bằng rút giảm kích cỡ của lối đi hoặc chỉ như một mảng trống đơn giản trong tường.
Nếu hòa nhập với tường xung quanh cửa đi có thể hoàn thiện để kết hợp và trở thành một phần của bề mặt tường.
6. Cầu thang:
Các cầu thang, các vế thang dùng để cho chúng ta vận động theo chiều thẳng đứng giữa các tầng khác nhau của công trình. Hai tiêu chuẩn công năng quan trọng nhất trong thiết kế cầu thang là an toàn và dễ dàng lên xuống. Các kích thước chiều cao và rộng bậc thang phải theo tỷ lệ khớp hợp với vận động của con người. Độ dốc của nó nếu dốc đứng có thể làm cho người leo lên mệt mỏi và ghê sợ. Nếu thoải quá, cầu thang phải có các mặt bậc rộng khớp với bước lên của chúng ta.
Quy chuẩn xây dựng quy định kích thước tối đa, tối thiểu của các bậc thang. Có ba công thức quy tắc cơ bản có thể dùng để xác định tỷ lệ riêng giữa chiều rộng và chiều cao của bậc thang.
- Chiều cao x chiều rộng: 70 đến 75 inch.
- Chiều cao x chiều rộng: 17 đến 17/12 inch
- Chiều cao x chiều rộng: 24 đến 25 inch.
Để xác định chiều cao bậc thang thực tế, chia tổng chiều cao (từ sàn đến sàn) cho tổng bậc, sẽ ra kích thước từng bậc thang. Chiều rộng thực tế có thể xác định bằng cách dùng một trong ba công thức quy tắc trên đây. Trên bất cứ vế thang nào của cầu thang đều có một mặt bậc ít hơn số chiều cao bậc, có thể dễ dàng tính ra tổng số chiều dài mặt bậc.
Một vế thang cần đủ rộng để thuận tiện cho chúng ta quay lại cũng như di chuyển đồ đạc thiết bị lên xuống. Quy chuẩn xây dựng đã quy định các chiều rộng tối thiểu dựa trên các tải trọng sử dụng. Tuy nhiên vượt xa cả những tối thiểu này, chiều rộng của vế thang cũng là một đầu mối hiển thị để xác định tính chất công cộng hoặc riêng tư của cầu thang.
Hình dáng của vế thang xác định hướng của vệt đi lên xuống của chúng ta. Có một vài cách cơ bản để định hình các vế thang. Các phương án này là kết quả của cách sử dụng các chiếu nghỉ, nó ngắt chiều dài cầu thang và có thể đổi hướng. Các chiếu nghỉ cũng tạo ra cơ hội để nghỉ và khả năng tiếp nhận, nhìn ra bên ngoài từ vế thang. Cùng với độ dốc của thang, vị trí của chiếu nghỉ quyết định nhịp vận động lên xuống thang của chúng ta.
Một điều quan trọng trong thiết kế mặt bằng của bất kỳ cầu thang nào là nó khớp hợp với các vệt hoạt động của mỗi sàn tầng như thế nào. Mặt khác là số không gian cần đến cầu thang. Một loại cầu thang cơ bản có các tỷ lệ cố hữu sẽ ảnh hưởng đến vị trí cơ thể của nó, liên quan với các không gian xung quanh nó. Các tỷ lệ này có thể biến đổi một ít bằng cách bố trí thêm các chiếu nghỉ trong thiết kế. Trong mỗi trường hợp không gian, cần phải giải quyết được cả trên và dưới của vế thang sao cho an toàn và thuận tiện đi lại.
Trong các chỉ dẫn về kích thước của cầu thang, như những khởi điểm của định chuẩn xây dựng và cơ chế vận động của cơ thể chúng ta, có nhiều cách để tạo dáng và xử lý cầu thang.
Các cầu thang là những hình dáng ba chiều, chính vì vậy việc vận động lên xuống một cầu thang là một kinh nghiệm ba chiều. Kích thước ba chiều của nó có thể khai thác được khi xử lý thang như một tác phẩm tạo hình đứng tự do trong một không gian hoặc được gắn với một mặt tường.
Một cầu thang được xử lý như một khối đặc trong đó không gian vận động cũng như nghỉ ngơi được khoét vào hoặc là một bố cục có hai mặt kích thước.
Vệt đi của cầu thang có thể lên giữa các bức tường của một không gian chật hẹp như một mũi tên hoặc quanh co và liên kết các không gian với nhau. Một không gian tự thân nó trở nên một khối khổng lồ, cầu thang chỉ là một chi tiết nhỏ bé.
Những bậc thang dưới cùng có thể nhô thêm ra khỏi vế thang như đón mời hoặc vươn tới các ô sàn phẳng để ngồi chơi hoặc các sân thượng để vận động.
Kết cấu cầu thang cần suy nghĩ để hiểu được vế thang trước tiên là một sàn dốc và nó được dỡ ở hai đầu hoặc dọc theo các cạnh bằng tường. Sau đó các bậc thang có thể được xem như các dầm nhỏ bằng gỗ hoặc kim loại được gác giữa dầm đỡ của cầu thang. Cầu thang bê tông được thiết kế là các tấm sà nghiêng.
7. Lò sưởi:
Mặc dầu một lò sưởi cổ truyền không có hiệu quả làm nóng không gian nội thất như một lò bếp, nhưng lò sưởi làm ấm áp và ngọn lửa trần như một nam châm cuốn hút con người quây quần quanh nó. Ngay cả khi không có lửa, lò sưởi cũng vẫn có thể là trung tâm hấp dẫn nhất và như một tiêu điểm bố cục của căn phòng.
Một lò sưởi phải được thiết kế để thông thoát tốt, an toàn phòng cháy và đưa khói lên cao có hiệu quả. Vì vậy, tỷ lệ cân đối của một lò sưởi và sự bố trí các bộ phận cấu thành của nó cần phải tuân thủ các quy luật tự nhiên và quy chuẩn xây dựng địa phương. Vấn đề quan trọng đối với người thiết kế nội thất là cần đặt bao nhiêu lò sưởi, hướng mở của mặt lò sưởi như thế nào và mặt sàn trước lò sưởi có thể được xử lý ra sao?
Thêm vào các loại lò đơn điển hình, lò sưởi trên có thể mở theo hai, ba phía hoặc đứng độc lập theo cả bốn phía. Ngay cả khi yêu cầu thiết kế riêng các loại lò sưởi này cũng cần phải bố trí và định vị thận trọng để việc ngăn chặn khói hút vào phòng.
Khi xem xét quyết định vị trí lò sưởi hãy đánh giá hiệu quả của nó về tỷ lệ của căn phòng và không gian xung quanh cần để bố trí đồ đạc trên đó.
8. Đồ đạc:
Đồ đạc là một trong các thành phần thiết kế, nằm trong hầu như toàn bộ công việc thiết kế nội thất. Trong khi các tường, sàn, trần, cửa sổ và cử đi được thiết lập trong thiết kế kiến trúc công trình thì việc lựa chọn và sắp xếp đồ đạc trong các không gian của công trình chủ yếu là nhiệm vụ của thiết kế nội thất.
Đồ đạc trong nhà hòa quyện giữa kiến trúc và con người, nó cống hiến sự chuyển hóa hình dáng và tỷ lệ giữa một không gian nội thất và cá tính. Nó làm cho những người sống bên trong quen với các tiện nghi thích dụng cho những công việc và hoạt động cần thực hiện.
Thêm vào với việc thực hiện các chức năng riêng, đồ đạc đóng góp vào tính chất hiển thị của những bố trí nội thất. Hình dáng, đường nét, màu sắc, chất liệu bề mặt và tỷ lệ của từng đồ đạc cũng như bố cục không gian của chúng đóng vai trò chính yếu trong việc thiết lập những chất lượng diễn cảm của căn phòng.
Những đồ đạc phải có hình dáng cấu trúc bằng các đường thẳng, mặt phẳng, hình khối, những đường nét có thể là đường thẳng hoặc đường cong, góc cạnh hoặc bay bổng. Chúng có tỷ lệ cân đối theo chiều ngang, hoặc thẳng đứng, cũng có thể nhẹ và thoáng hoặc khỏe và chắc; Chất liệu bề mặt có thể bóng mượt và óng ánh, mịn và nhẵn, ấm áp và mát mẻ hoặc thô nhám và nặng nề; màu sắc có thể có phẩm chất tự nhiên hoặc trong suốt, nóng hoặc lạnh theo thời tiết, nhạt hoặc thẫm.
Ghế của hãng liên doanh quốc tế Knoll
Đồ đạc có thể phụ thuộc vào chất lượng thiết kế của chúng, cống hiến hoặc hạn chế tiện nghi vật chất bằng một cách thực tế và rõ ràng. Cơ thể của chúng ta sẽ nói cho chúng ta nếu một cái ghế không tiện nghi hay nếu một cái bàn quá cao hoặc quá thấp để cho chúng ta sử dụng. Có sự giải đáp chính xác để nói cho chúng ta biết đồ đạc nào tiệm cận với ý định sử dụng nó.
Do đó, các yếu tố con người là ảnh hưởng chính đến hình dáng, sự cân đối và tỷ lệ của đồ đạc. Để làm cho thích dụng và tiện nghi trong việc thực hiện các nhiệm vụ của chúng ta, trước tiên đồ đạc cần được thiết kế đáp ứng hoặc phù hợp với kích cỡ của chúng ta, các thông thủy phải đảm bảo được thao tác vận động và bản chất của hoạt động mà chúng ta tham gia vào.
Tất nhiên, sự cảm nhận về tiện nghi của chúng ta là có được điều kiện tự nhiên để thao diễn nhiệm vụ hoặc hoạt động, sự lâu bền của chúng và các yếu tố chi tiết khác như chất lượng của ánh sáng và ngay cả trạng thái tâm trí của chúng ta. Đồng thời tính hiệu quả của một đồ đạc có thể phụ thuộc cách sử dụng đúng và sự học hỏi cách sử dụng nó như thế nào.
Cách sắp xếp đồ đạc trong một căn phòng sẽ ảnh hưởng đến không gian được sử dụng và tiếp nhận như thế nào. Đồ đạc có thể đơn độc như các tác phẩm điêu khắc trong không gian. Tuy nhiên, đồ đạc thường được bố trí thành các nhóm chức năng. Những nhóm này, ngược lại có thể được bố cục để tổ chức và cấu trúc không gian.
Phần lớn đồ đạc gồm có các đồ dùng cá nhân thành bộ cho phép bố trí chúng linh hoạt. Những đồ này có thể di động và có thể bao gồm các thứ chuyên dụng khác nhau, cũng như hòa trộn về hình dáng và phong cách.
Các đồ đạc gắn vào tường, cho phép sử dụng linh hoạt nhiều không gian hơn. Có một hình thức chung nhất để liên tục sử dụng được đồ đạc là giữa chúng cần xít xao với nhau.
Các đơn vị tủ tường mô đun hóa kê liền nhau thành đồ đạc cố định cần kết hợp với các đồ đạc cơ động linh hoạt đứng riêng rẽ.
Đồ đạc có thê dùng gỗ, kim loại hoặc nhựa để chế tạo. Mỗi vật liệu có độ khỏe và yếu cần được thừa nhận, thiết kế và chế tạo nếu đồ vật cần phải chắc khỏe và bền trong quá trình sử dụng.
Gỗ là vật liệu tiêu chuẩn để chế tạo đồ đạc. Điều quyết định đầu tiên là dùng vít nối ghép theo thớ của nó như thế nào. Gỗ khỏe khi chịu nén dọc thớ nhưng dưới tải trọng thẳng đứng thớ gỗ bị lõm. Gỗ có thể chịu kéo theo dọc thớ nhưng dễ bị tách ra khi chịu kéo lệch một góc với thớ gỗ. Gỗ bị yếu nhất khai khấu ngang thớ. Một điều quan trọng khác nữa là gỗ dễ bị giãn nở và co ngót khi thay đổi hàm lượng ẩm ướt. Tất cả những yếu tố này đều tác động đến các thành phẩm gỗ, làm biến dạng và mối nối trong chế biến đồ đạc.
Gỗ dán là vật liệu tấm mỏng, gồm nhiều lớp gỗ trái thớ nhau dán ép lên nhau. Vì vậy, gỗ dán cả hai chiều. Hơn nữa, chất lượng lớp gỗ mặt ngoài có thể thay đổi phong phú.
Giống như gỗ, kim loại khỏe cả chịu lực nén lẫn chịu kéo đều nhưng không có một hướng thớ khỏe và dễ bị uốn cong. Những yếu tố này tỷ lệ với cường độ và trọng lượng, kim loại có thể cung cấp những tiết diện tương đối mỏng và dễ uốn cong để chế tạo đồ đạc. Phương pháp để nối kim loại tương tự như với gỗ. Thay vào việc đóng đinh, dán keo, kim loại có thể được bắt vít, bắt ốc, tán rive hoặc hàn.
Nhựa là một đồng nhất để chế tạo theo hình dáng, hình thức, chất liệu bề mặt màu sắc và sử dụng. Chính vì vậy, ngày nay có rất nhiều loại và biến dạng của vật liệu nhựa được sử dụng và phát triển. Tuy không khỏe bằng gỗ hoặc kim loại, nhựa có thể gia cường với sợi thủy tinh. Quan trọng hơn nó có thể dễ dàng tạo thành những hình dáng có cấu trúc ổn định và mềm mại. Đó là nguyên nhân hầu hết đồ nhựa thường là những thứ không có mối nối hoặc các liên kết.
* Ghế: Ghế ngồi cần phải được thiết kế để đỡ trọng lượng và hình dáng của người sử dụng một cách tiện lợi. Tuy nhiên vì kích cỡ cơ thể con người biến đổi rất lớn và sự nguy hiểm của thiết kế quá chính xác cho những điều kiện nào đó sẽ là hậu quả của việc tạo ra những ghế ngồi tiện nghi. Những cái đó được minh họa là yếu tố ảnh hưởng đến sự phán xét cá nhân của chúng ta về tiện nghi và một phạm vi các kích thước, chỉ nên dùng như các chỉ dẫn.
Các ghế tựa bằng gỗ uốn kiểu của Thone
Những xem xét khảo sát chung
Quyết định chung cho ghế ngồi
Ghế văn phòng – Ghế tay dựa
* Bàn: Bàn là những bề mặt phẳng ngang, được đặt trên sàn và dùng để làm bàn ăn, làm việc, cất chứa và bày biện. Chúng cần có đặc trưng sau đây:
- Vững chắc và khỏe để đặt các thứ trên đó khi sử dụng.
- Kích thước hình dáng và cao trên mặt sàn đúng với mục đích sử dụng.
- Cấu tạo bằng những vật liệu lâu bền.
Mặt bàn có thể bằng gỗ, kính, nhựa, đá, viên lát hoặc bê tông. Mặt bàn cần phải bền chắc và chống mòn tốt. Màu sắc và chất liệu bề mặt cần có phản xạ ánh sáng thích hợp với những công việc cần nhìn rõ.
Mặt bàn có thể được đỡ bằng chân, mễ, đế hộp hoặc khung tủ ô kéo. Chúng cũng có thể lắp vào những đơn vị tủ tường, có thể quay lên hạ xuống và chống bằng các chân gấp hoặc công son.
Những biến đổi: Hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc chất liệu bề mặt
Mặt bàn – Đế đỡ
Kích thước bàn
>>> Bộ phận cấu thành TK nội thất (Phần 2)
>>> Tỷ lệ trong thiết kế đồ gỗ và nội thất
>>> Mô hình nhìn thấu của thiết kế