Bộ phận cấu thành TK nội thất (Phần 2)

* Công việc hoàn thiện tường:

bo phan 2

Các loại vật liệu tường cơ bản

Một vài cách hoàn thiện tường là phần tổng hợp của cấu trúc tường, trong khi những lớp tách riêng nhau được gắn vào khung tường, còn có những loại vật liệu phủ khác được dùng để phủ lên mặt tường. Cùng với những yếu tố thẩm mỹ như màu sắc chất liệu bề mặt và hoa văn, xem xét về công năng khi lựa chọn một vật liệu làm tường và hoàn thiện gồm những điểm sau:

- Nếu vật liệu được áp dụng thì yêu cầu kiểu đỡ hoặc nền nào?

- Cho một bức tường hiện có, loại hoàn thiện, phủ hoặc trát mặt ngoài nào có thể chấp nhận?

- Vật liệu và hoàn thiện phải thế nào để bền và dễ lau chùi?

- Yêu cầu về độ hấp thụ âm thanh, phản xạ ánh ánh sáng, chống cháy như thế nào?

- Giá mua, lắp đặt và áp dụng?

Dưới đây là mặt ngoài của các vật liệu chính làm tường và hoàn thiện các đặc tính chung của chúng.

bo phan 3

Các cấp gỗ dán:

Gỗ mềm:     N – Để hoàn thiện tự nhiên

                   A – Mặt mịn dễ sơn

                   B – Tấm tiêu chuẩn hóa

Gỗ cứng:     Loại cao cấp (A) – Chỉ có khuyết tật nhẹ

                   Loại tốt (1) – Để hoàn thiện tự nhiên

                   Loại thường (2) – Nhẵn để sơn

bo phan 4

Vữa trát là một hỗn hợp xi măng, vôi, cát và nước, được trát 2 hoặc 3 lớp trên lưới thép hoặc lati, tổng chiều dày ½ đến ¾ (12 đến 19mm).

Các đồ ngũ kim cần có để hoàn thiện và giữ cạnh, góc các mặt vữa.

Tấm thạch cao gồm lõi thạch cao phủ bề mặt bằng giấy hoặc các vật liệu bao phù khác, nó có thể hoàn thiện bằng sơn hay ốp gạch gốm hoặc một lớp phủ tường mềm.

Các tấm thạch cao chính: dùng cho các tường trong và trần nhà. Chống ẩm ướt: mặt tấm dùng để ốp gạch gốm ở những nơi ẩm ướt nhiều.

Chống cháy: Nhiều loại dùng trong kết cấu chống cháy.

Cũng có thể dùng các tấm hoàn thiện trước với các màu sắc, chất liệu bề mặt và hoa văn.

bo phan 5

Gạch lát gốm - Tiêu chuẩn và hình dáng viên trang trí

Các gạch gốm là các viên định hình được sản xuất từ đất sét nung hoặc các vật liệu gốm khác. Chúng chuẩn bị để ốp cho các mặt tường trong lâu bền không thấm nước. Các nhà sản xuất đã quan tâm về chi tiết, làm cho chúng có thể được sử dụng trong một phạm vi rộng màu sắc theo thiết kế mặt bóng láng như kính hoặc nhám.

Gạch gốm có thể được áp dụng:

(1) Chống ẩm ướt cho tấm thạch cao, gỗ dán hoặc vữa gắn bằng keo cách nước.

(2) Bao lên khung cấu tạo bằng vữa xi măng hoặc lên thép hay lati.

bo phan 6

Các loại tường

Cùng với quét sơn, lớp trát phẳng và các tấm thạch cao có thể hoàn thiện bằng một loạt các lớp phủ mặt tường mềm:

- Giấy dán tường;

- Nhựa trên giấy vải lót;

- Kết cấu vải (len, lanh, vải sợi bông);

- Cỏ bện;

- Vải thô (bao tải);

- Vỏ cây bần.

Các loại phủ tường này có thể sử dụng một phạm vi vô hạn các màu sắc hoa văn và thiết kế. Các nhà sản xuất đã chú ý về màu sắc, chiều rộng, chiều dài cuộn và các loại keo yêu cầu để sử dụng.

3. Trần nhà:

bo phan 7

Các hình thức

Bộ phận kiến trúc thứ ba trong không gian nội thất là trần. Mặc dầu không được sử dụng như sàn và tường, trần đóng vai trò hiển thị quan trọng trong tạo hình không gian nội thất và giới hạn kích thước theo chiều thẳng đứng của nó. Trần nhà là một bộ phận để che chở của thiết kế nội thất, tạo ra cả hai yếu tố bảo vệ sinh lý và tâm lý cho những sinh vật dưới hầm mái.

Trần được hình thành bởi mặt dưới của các cấu trúc sàn và mái. Vật liệu làm trần có thể gắn trực tiếp vào khung kết cấu hoặc treo dưới nó. Trong một vài trường hợp có thể để lộ kết cấu trên đầu và coi như trần.

bo phan 8
Độ cao trần và tỷ lệ

Chiều cao của trần có một ảnh hưởng chính yếu về tỷ lệ của không gian. Trong khi chiều cao của trần được xem xét tương quan với các kích thước khác của phòng và với sự chiếm giữ sử dụng nó, một vài quy tắc chung vẫn còn có thể áp dụng để tạo ra tỷ lệ đối với kích thước thẳng đứng của không gian.

Các trần cao có xu hướng tạo ra cảm giác không gian cởi mở, thông thoáng, sang trọng. Chúng cũng có thể gây một không khí sang trọng hoặc nghi thức đặc biệt đối với không gian có hình dáng chính quy. Thay cho đứng yên đơn thuần trên một không gian, trần cũng như bay lên.

Các trần thấp, mặt khác nhấn mạnh chất lượng che chở của chúng và có xu hướng tạo ra những không gian riêng biệt và ấm cúng.

Sự thay đổi chiều cao trần trong một không gian hoặc từ không gian này sang không gian khác để xác định những mặt bao không gian và tạo sự khác nhau giữa các không gian kề nhau. Mỗi chiều cao trần, do tương phản nhấn mạnh sự thấp hoặc cao của không gian khác.

Khi trần phẳng được hình thành ở phía trên sàn, chiều cao của nó được quyết định bởi chiều cao từ sàn đến trần và bề dày của kết cấu nhà. Những kích thước đã cho này của trần có thể thay đổi được bằng một vài cách.

Khi độ chiếu sáng gây ấn tượng giảm xuống, các trần có màu nhạt nhẵn, phản xạ ánh sáng truyền cảm giác khoáng đạt. Nâng vật liệu tường hoặc hoàn thiện lên tận mặt trần cũng có thể làm cho trần gây ấn tượng cao hơn, đặc biệt khi dùng nguýt góc tròn để chuyển giữa tường và trần.

Chiều cao thật của trần có thể hạ thấp bằng cách dùng màu tối, sáng tương phản với màu tường hoặc đưa vật liệu trần hoặc hoàn thiện xuống đến các mặt tường.

bo phan 9

Các trần có màu lạnh, nhạt, nhằm mang lại cảm giác khoáng đạt, nâng mặt tường hoàn thiện lên tới trần bằng nguýt tròn góc, đồng thời cũng nâng chiều cao thật của trần.

bo phan 10

Sự nặng nề hiển thị của các màu tối, sáng làm hạ thấp chiều cao của trần, đưa trần hoàn thiện xuống đến các mặt tường, làm rộng trần và hạ thấp chiều cao tường.

bo phan 11

Thay vào một bề mặt bằng, vật liệu nhẵn phẳng, trần có thể là cấu trúc sàn và mái để lộ ở trên. Các thành tố tuyến tính có thể tạo ra các cấu trúc song song, ô vuông hoặc hướng tâm. Không một cấu trúc trần nhà nào không hấp dẫn chúng ta và xuất hiện thấp hơn vì sự nặng nề hiển thị của nó. Vì những cấu trúc tuyến tính trực tiếp đập vào mắt, chúng cũng có thể nhấn mạnh về kích thước các khoảng song song với chúng.

bo phan 12

Các cấu trúc sàn và mái để lộ làm cho trần với chất liệu bề mặt, cấu trúc, độ sâu và hướng. Những đặc trưng này cuốn hút chúng ta và có một độ tương phản tốt nhất với mặt tường nhẵn phẳng.

Trong một phồng với trần cao, toàn bộ hoặc một phần của trần có thể hạ thấp hơn tỷ lệ của không gian, hoặc để khác biệt một khoảng với không gian xung quanh nó. Vì trần hạ thấp xuống thường được treo từ sàn hoặc mái ở trên. Hình thức của trần có thể phản hồi hoặc tương phản với hình dáng và hình học của không gian.

Trần treo tạo ra khoảng không dùng để che giấu các đường điện, đường thiết bị, đặt các thiết bị chiếu sáng và các vật liệu ngăn cách.

bo phan 14

Hiệu quả của trần treo cũng có thể được tạo ra với các chi tiết cấu thành không chịu lực như các cấu trúc đặt và hàng loạt thiết bị chiếu sáng treo.

Trong các không gian công trình thương mại, một hệ thống trần treo mô-đun hóa thường được dùng để thống nhất hóa và làm linh hoạt trong bố cục các thiết bị chiếu sáng và phân bố những chỗ phát sáng. Hệ thống điển hình gồm các mảng ở trần mô-đun hóa được đỡ bởi một mạng kim loại treo vào kết cấu bên trên. Những mảng này thường có thể bóc ra để thay mới.

bo phan 15

Các trần được giữ bởi một kết cấu rèm ở phía trên thường là trần phẳng. Tuy nhiên chúng được tạo ra bởi kết cấu mái, trần có thể mang những hình dạng khác phản ánh hình dạng cấu trúc, thêm vào những hấp dẫn hiển thị và làm cho không gian có chiều hướng.

Hình dốc một phía mái nhà kho có thể điều khiển mắt nhìn từ trên đỉnh xuống đến mái, tùy theo vị trí nguồn sáng trong phòng.

bo phan 16

Các hình dạng trần

Trần hai mái dốc mở rộng không gian từ đường nóc tùy theo chiều hướng của các chi tiết cấu trúc để trần, dạng mái dốc hai phía có thể hướng sự chú ý của chúng ta đến chiều cao của đỉnh hoặc đến chiều dài của mái.

Trần mái hình thập hút mắt nhìn lên chóp của nó, có thể nhấn mạnh hơn nữa tụ điểm bằng chiếu sáng với ánh sáng ban ngày.

Trần vòm dùng uốn cong một mặt phẳng để làm dịu chỗ tiếp giáp với các mặt tường xung quanh, hợp nhất giữa mặt phẳng thẳng đứng và nằm ngang làm cho không gian bao quanh có hình dáng mềm dẻo.

Tăng tỷ lệ độ vòm lên sẽ dẫn đến các hình dạng trần vòm cuốn và vòm tròn.

bo phan 17

Trần vòm cuốn hướng mắt nhìn của chúng ta lên trên và dọc theo chiều dài của nó. Trần vòm tròn là một hình tập trung mở rộng không gian lên trên và hướng sự chú ý của chúng ta vào không gian bên dưới tâm của nó.

Trần hình tự do khác biệt với phẩm chất phẳng của tường và sàn do đó cuốn hút sự chú ý của chúng ta. Ít có đường cong hoặc hình tinh thể trong tự nhiên được trang trí và thường có thể chế ngự những bộ phận khác trong không gian nội thất.

Như một bộ phận chức năng, trần có ảnh hưởng đến việc chiếu sáng của không gian, chất lượng âm thanh và năng lượng yêu cầu làm ấm hay làm mát không gian.

Chiều cao và chất lượng mặt trần ảnh hưởng đến độ sáng trong không gian. Các thiết bị đèn trên trần phải phát sáng với khoảng cách lớn hơn để đạt được mức chiếu sáng bằng các thiết bị đèn treo dưới trần.

bo phan 18

Vì không bị các bộ phận ngăn cản sự chiếu sáng mặt trần có thể phản xạ ánh sáng có hiệu quả khi trần nhẵn và màu sáng. Khi chiếu sáng trực tiếp theo cách tư phía dưới hoặc mặt trần tự nó trở thành một bề mặt rộng chiếu sáng dịu.

Vì trần là bề mặt khác thường rộng nhất của một phòng, hình dạng và chất liệu của nó có thể có ảnh hưởng đáng kể đến âm thanh của phòng. Các bề mặt nhẵn, cứng của phần lớn các vật liệu làm trần đều phản xạ âm không khí trong không gian. Trong phần lớn hoàn cảnh phải chấp nhận điều này vì các bộ phận và bề mặt khác trong không gian có thể sử dụng các vật liệu hút âm. Trong các nhà làm việc, nhà kho, nhà hàng ăn uống, những nơi yêu cầu có thêm các vật liệu hút âm để giảm sự phản âm của tiếng ồn từ nhiều nguồn âm thì có thể sử dụng các trần hút âm.

bo phan 19

Sự làm méo âm không mong muốn trong một không gian là kết quả của những tiếng vang lặp lại đi qua sau và trước giữa hai mặt song song không hấp thụ, như một mặt trần cứng, phẳng đối diện một sàn mặt cứng. Các vòm tròn và vòm cuốn phản xạ âm thanh, làm tăng các tiếng vang và méo tiếng. Sửa chữa méo tiếng bằng cách thêm các bề mặt hấp thụ. Cách khác là đặt dốc mặt trần hoặc dùng bề mặt có nhiều mặt (nghiêng).

Không khí nóng bốc lên trong khi không khí lạnh hơn hạ xuống, vì vậy trần cao làm cho không khí nóng hơn bốc lên cao và không khí lạnh hơn đọng lại trên mặt sàn. Luồng chuyển động của không khí làm cho không gian có trần cao dễ chịu hơn trong thời tiết nóng nhưng cũng khó sưởi nóng trong thời tiết lạnh. Ngược lại, không gian thấp trần làm không khí nóng và dễ sưởi ấm trong điều kiện thời tiết lạnh nhưng không dễ chịu trong điều kiện khí hậu nóng.

Mặt dưới của kết cấu sàn hoặc mái phía trên có thể để lộ và dùng làm trần. Tuy nhiên vật liệu trần thường được gắn hoặc treo vào một cấu trúc mang nó. Phạm vi của các vật liệu làm trần tương tự như vật liệu làm tường trừ những loại nặng không thể treo được vào kết cấu bên trên.

bo phan 20

Tấm vữa trát và thạch cao cho các bề mặt trần không bị gián đoạn, có thể hoàn thiện được phẳng nhẵn cho chất liệu bề mặt sơn lên hoặc bồi giấy dán tường.

Tấm vữa trát cũng tạo điều kiện để hòa nhập các mặt trần và tường bằng mặt cong ở các góc.

Cả hai loại tấm nhựa vữa trát và thạch cao đều cần được giữ bằng môt khung gỗ hoặc kim loại để gắn vào hoặc treo vào mái hoặc khung dầm sàn.

bo phan 21

Mặt sàn hoặc các ván sàn gỗ giữa các dầm hình thành một cấu trúc mặt phẳng của sàn hoặc mái, mặt dưới của ván sàn có thể để lộ như một trần hoàn thiện.

Các ván sàn thường rộng bản 5 ¼ inch (133mm) và có rãnh chữ “V” ghép âm dương, có rãnh máng khía và các hoa văn khác nhau gia công bằng máy.

Với hệ thống cấu trúc này không có khoảng trần để che giấu (trang bị).

Các trần chiếu sáng có thể có cốt lõi là một mạng ô chiếu sáng theo mô-đun hóa hoặc vài ngày có thể mở ra từ không gian ngoài để lấy sáng trời.

bo phan 22

Trên những mái, lớp kim loại hình sóng tạo thành một kết cấu phẳng để ngăn cách và bao che. Các tấm lớp bằng thép hình tổ ong hoặc uốn nếp cũng làm cho có hình dạng lâu bền và tăng cường cho bê tông khi đổ khuôn các tấm sàn hỗn hợp.

Mặt dưới các tấm lợp kim loại có thể để lộ như để hở mặt trần. Cùng với mạng dầm thép tấm lợp thép làm cho trần có đường nét chất liệu bề mặt.

bo phan 23

Các vật liệu làm trần mô-đun hóa thường được gắn trên một mạng ô kim loại treo dưới kết cấu mái hoặc sàn. Các miếng trần cách âm hình thành một mạng hoa văn ô vuông hoặc hình chữ nhật chắc khỏe, tinh tế tùy theo thiết kế. Ngược lại với cách này, các pa-nen kim loại dài, hẹp hình thành các vệt thẳng trên trần. Trong cả hai trường hợp, các thiết bị chiếu sáng, điều hòa không khí và các trang thiết bị khác có thể tổng hợp thống nhất trong hệ thống mô-đun hóa.

4. Cửa sổ:

Các cửa sổ và cửa đi làm gián đoạn các mặt tường và cho công trình có hình dáng với các không gian bên trong. Chúng là những yếu tố chuyển tiếp của kiến trúc và thiết kế nội thất cả về thị giác và vật chất, từ không gian này đến không gian khác, từ bên trong ra bên ngoài.

bo phan 24

Quy cách, hình dáng và vị trí các loại cửa sổ

Quy cách hình thức và vị trí cửa sổ ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn hiển thị của mặt tường và làm cho có cảm giác ngăn che. Có thể coi cửa sổ như một mảng sáng trên tường, một khung mở trong mặt tường hoặc môt khoảng trong ngăn chứ 2 mặt tường. Nó cũng có thể được mở rộng đến chỗ phải chịu lực tạo thành mốt mảng tường trong suốt hợp nhất hiển thị một không gian bên trong với ngoài trời với một không gian bên cạnh.

Tỷ lệ của cửa sổ không chỉ liên quan đến mặt tường xung quanh mà còn cả đến kích thước riêng của chúng ta. Chúng ta đã quen thuộc với cửa sổ cao quá đầu và có bậu cao ngang thắt lửa. Khi một cửa sổ rộng dùng để mở rộng hiển thị một không gian, làm cho quang cảnh của nó rộng ra hoặc bổ sung tỷ lệ của nó, cửa ổ có chia nhỏ thành nhiều ô nhỏ hơn để giữ được tỷ lệ với con người.

bo phan 25

Sự biến đổi tỷ lệ các lỗ mở cửa sổ

bo phan 26

Khung cửa và các chi tiết nẹp của cửa sổ gây cảm giác về những tường bao quanh

Cảnh nhìn từ cửa sổ trở thành một phần tổng hòa với không gian nội thất. Chúng không chỉ tạo ra một điểm nhìn từ trong phòng ra ngoài, mà còn truyền đạt thông tin hiển thị về vị trí hiện tại của chúng ta. Chúng hình thành một mối liên quan giữa bên ngoài và bên trong.

Trong khi xác định quy cách, hình dáng và vị trí đặt các cửa sổ trong một căn phòng cần cân nhắc để có những chỗ nhìn qua được lỗ mở của cửa sổ, những khung cảnh tĩnh mở ra và những cảnh chuyển dịch như thế nào khi chúng ta đi lại ở trong phòng.

bo phan 27

Cửa sổ có nhiều tác dụng hơn là chỉ khung lại các cảnh trí chiếu sáng ban ngày cho không gian và dùng để thông hơi cho không gian đó. Cửa sổ cũng là nơi phơi bày ra ra những cảnh trí không như mong muốn; trong trường hợp như thế xử lý cửa rố có thể phá vỡ, che lấp hoặc làm lệch hướng nhìn của chúng ta. Phong cảnh bên ngoài cũng có thể giúp che khuất một cảnh không muốn có từ không gian bên trong hoặc ngay cả tạo ra một quang cảnh thích thú ở những chỗ không có cảnh thực.

bo phan 28

Các cách thức xử lý cảnh trí khó coi

Kích cỡ và hướng mở cửa sổ điều tiết số lượng, chất lượng ánh sáng tự nhiên xuyên qua và chiếu sáng một không gian bên trong. Kích cỡ cửa sổ liên quan hiển nhiên đến số lượng ánh sáng. Chất lượng ánh sáng – cường độ và màu sắc của nó được xác định bởi hướng mở và vị trí đặt của cửa trong một phòng.

bo phan 29

Một vấn đề thường xuyên gắn kết với ánh sáng ban ngày là độ chói, nó gây ra sự tương phản quá mức giữa độ sáng của lỗ mở cửa sổ và độ tối của mặt tường kề bên. Để xử lý tránh chói chang, vị trí đặt cửa cũng quan trọng như kích cỡ của chúng. Điều kiện tối ưu là cân bằng ánh sáng tối thiểu từ 2 hướng – từ 2 tường hoặc từ tường đến trần. Đặc biệt ánh sáng bầu trời có thể làm dịu được sự gay gắt ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Trong những phòng có cửa sổ sát sàn, sự chói chang có thể gây ra ánh sáng phản xạ của mặt bên trong. Sự chói chang này có thể giảm đi được bằng bóng hoặc mành mành (chóp đứng).

bo phan 30

Đặt cửa sổ kề với một tường vuông góc hoặc sát trần sẽ làm cho ánh sáng xuyên vào lớn nhất. Mặt phẳng vuông góc được chiếu sáng bằng ánh sáng xuyên vào và nó sẽ trở thành mảng nguồn, phản xạ ánh sáng.

bo phan 31

Vận tốc, nhiệt độ và hướng gió là những yếu tố quan trọng khi định vị mở cửa sổ trong tất cả các vùng khí hậu. Trong thời tiết nóng, gió – dựa vào sự thông thoáng để làm mát bằng bốc hơi hoặc tỏa nhiệt. Thời tiết lạnh phải tránh gió hoặc che các cửa sổ để giảm tối thiểu không khí lạnh lọt vào công trình. Ở tất cả các mùa, thông gió ở một mức nhất ddinhjj đẩy không khí cũ và hơi nước ra khỏi không gian bên trong, vẫn cần cho sức khỏe con người.

bo phan 32

Thông gió tự nhiên trong các không gian nội thất của công trình là sự tích hợp giữa những chênh lệch về áp suất cũng như về nhiệt độ. Các luồng lưu thông không khí đưa vào các lực này bộ ảnh hưởng do hình dạng công trình nhiều hơn là tốc độ không khí.

Các lỗ mở cửa sổ dùng để thông hơi. Ngay khi đóng, các cửa sổ là những nguồn hãm khí nóng và làm tổn thất nhiệt. Muốn giữ nhiệt trong những tháng lạnh của mùa đông và tỏa nhiệt trong những tháng nóng của mùa hè, là do có để bức xạ mặt trời xuyên qua kính cửa sổ hay không? Khí nóng bị mất đi qua cửa sổ trong khí hậu lạnh là do để chênh lệch nhiệt độ không gian bên trong nóng và không khí bên ngoài lạnh hơn.

Kính là vật liệu cách nhiệt thấp. Để tăng khả năng chống giữ nhiệt có thể dùng cửa sổ có 2 lớp hoặc 3 lớp kính. Như vậy dùng ngay những đệm không khí giữa các tấm kính để cách nhiệt.

Hướng mở cửa sổ là một yếu tố có hiệu quả kinh tế hơn là cấu tạo nó để điều chỉnh bức xạ mặt trời.

bo phan 33

Thêm vào tác động thẩm mỹ về môi trường nội thất, cửa sổ cũng ảnh hưởng đến việc bố cục đồ đạc trong một phòng. Ánh sáng ban ngày chiếu sáng trong nhiều giờ và những phong cảnh nơi cửa sổ hấp dẫn sự chú ý, lôi cuốn chúng ta đến tận nơi hoặc hướng về nhóm đồ đạc bố trí trước chúng.

bo phan 34

Các cửa sổ chiếm mảng tường. Khi đặt các cửa sổ cần cân nhắc thiết kế còn lại bao nhiêu diện tích mặt tường giữa các lỗ mở cửa sổ và kích cỡ, tỷ lệ của những mảng tường này có còn đủ để sắp đặt các đồ đạc. Các cửa sổ mở sát trần và cửa trời là giải pháp sử dụng mảng tường tốt nhất.

Chiều cao bậu cửa cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sắp đặt dưới nó. Một bậu cửa thâp shanj chế khoảng sàn phía trước, cửa không mở được. Điều này đặc biệt đúng khi các tường cửa sổ mở xuống đến tận sàn tạo cảm giác như không gian bên trong liên tục chuyển tiếp ra không gian bên ngoài.

Cần cân nhắc xem xét trong việc đặt bố trí cửa sổ để tránh ảnh hưởng bất lợi của ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên những người ở trong phòng (nóng và chói chang) và những tấm thảm trang trí hoàn thiện, đồ đạc trong phòng (làm phai mầu và xấu đi).

Hiện nay hầu hết các cửa sổ là những bộ phận sản xuất sẵn với khung gỗ hoặc thép. Các khung gỗ thường được cấu tạo bằng những gỗ khô, bào nhẵn và thớ phẳng. Gỗ thường được xử lý trong nhà máy để loại bỏ các khuyết tật hoặc chống ngấm nước. Mặt ngaoif khung có thể chưa hoàn thiện, sơn lót để sơn phủ hoặc bọc nhôm hay nhựa để dễ lau chùi. Phía bên trong khung thường để thô, không hoàn thiện.

bo phan 35

Các khung cửa bằng kim loại khỏe hơn do đó tiết diện thường mỏng hơn khung gỗ. Nhôm và thép là những loại dùng phổ biến, mặc dù các khung thép không rỉ hoặc bằng đồng cứng thường được sử dụng. Các khung cửa nhôm có thể gia công bằng tay, bằng máy hoặc được mạ phủ thêm lớp bảo vệ, lớp màu. Các khung cửa bằng kim loại phải được mạ, sơn lót bằng sơn hoặc sơn chống gỉ. Vì kim loại là chất dẫn nhiệt, hơi ẩm có thể ngưng đọng ở mặt trong của những đố ngang bằng kim loại vào mùa đông nếu không có chi tiết cản nhiệt trong cấu tạo chúng.

bo phan 36

Các cửa sổ được chế tạo sẵn tại nhà máy theo quy cách hàng loạt, nhưng chúng được thay đổi theo từng hãng sản xuất. Quy cách và hình dạng đều có sẵn để khách hàng lựa chọn nhưng thường theo giá cả.

Các lỗ mở trong tường thông thường cho phép lệch ½ đến ¾ inch theo mỗi cạnh và dọc theo khung cửa để đánh thăng bằng cả bộ cửa. Tấm kim loại chắn nước và sảm khe xung quanh khung cửa để ngăn khí hậu lạnh và giảm thiểu không khí lọt vào phòng.

Nẹp trang trí để che giấu và hoàn thiện các khe hở giữa cửa sổ và lỗ mở. Loại hình nẹp bên trong góp phần quan trọng vào tính chất của không gian.

Các cửa sổ có thể được phân thành 2 nhóm chính: Cố định và để thông gió. Trong cả 2 nhóm đều làm cho các không gian nội thất lấy ánh sáng và nhìn ngắm các cửa sổ cố định không để cho không khí đi qua như các cửa sổ thông gió. Các cửa sổ cố định không bao giờ mở, cửa sổ thông gió có thể luôn bị đóng lại. Bởi vậy, khi quyết định sử dụng cửa sổ cố định cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

bo phan 37

* Cố định:

- Khung và kính cố định;

- Không thể thông gió;

- Kích cỡ và hình dáng dễ dàng thay đổi phụ thuộc kích cỡ kính sử dụng;

- Có thể dùng hình thức 3 chiều, có phần cửa nhô ra;

- Không dùng tiểu ngũ kim hoặc màn che.

* Cửa nâng:

- Hai khung cánh trượt thẳng đứng và được giữ ở vị trí muốn mở bằng ma sát hoặc cân bằng;

- Không chống được mưa hắt;

- Có thể chống được thời tiết;

- Lắp mành che bên ngoài được;

- Thông gió 50%;

- Sơn khó và không thể quay cánh để lau chùi.

* Cửa trượt:

- Có thể gồm có: (A) Hai cánh trong đó một cánh trượt ngang (thông gió 50%) (B) ba cánh trong đó cánh giữa cố định, hai cánh bên trượt (thông gió 66%).

- Không chống được mưa hắt;

- Lắp mành che ở ngoài được;

- Các cửa đi ra sân trượt cũng giống như cửa sổ trượt rộng.

* Cửa cánh mở:

- Cánh cửa thường mở ra ngoài có màn che bên trong;

- Thông gió 100%;

- Không chống được mưa hắt;

- Khi mở có thể là một trở ngại;

- Dùng bản lề quay hoặc chốt giữ khi mở cánh.

bo phan 38

* Che / Phễu:

- Tương tự như cửa cánh mở nhưng được treo ở trên đỉnh (che) hoặc ở dưới (phễu);

- Thông gió 100%;

- Có 2 loại mở đều thông gió tự nhiên, loại mở che cũng chống được mưa;

- Có thể khó khắc phục;

- Phải chừa chỗ để mở cửa;

* Chớp / Mảnh:

- Về nguyên lý cũng tương tự như cửa mở che nhưng được sử dụng hàng loạt nắp chớp mờ đục hoặc trong suốt;

- Có thể để không khí vào trực tiếp lưu thông;

- Khó lau chùi và khắc phục khí hậu, được dùng trong vùng khí hậu nóng, những nơi yêu cầu thông gió theo ý muốn riêng.

* Cửa nhô và cửa trời:

- Các cửa trời có thể được cố định hoặc là những bộ cửa thông gió;

- Kính an toàn (chịu nhiệt hoặc có sợi kim loại) hoặc nhựa tổng hợp;

- Các cửa trời dùng để lấy ánh sáng ban ngày không gây ảnh hưởng đến sự bày biện đồ đạc mà vẫn giữ được kín đáo khi nhìn những cảnh không muốn phô bày ra.

- Các cửa trời thông gió có thể ảnh hưởng đến các cơ chế làm mát, có thể để cho không khí nóng xâm nhập vào khi thời tiết nóng bức;

- Cửa sổ nhô ra có thể là dùng kết hợp giữa cửa sổ cố định mở cánh và cửa trời để đưa một phần không gian bên trong hướng ra bên ngoài gắn với phong cảnh xung quanh.

>>> Bộ phận cấu thành thiết kế nội thất (Phần 1)

>>> Từ vựng thiết kế nội thất (Phần 1)

>>> Tỷ lệ trong thiết kế đồ gỗ và nội thất

0976984729