Các bộ phận cấu thành thiết kế nội thất (Phần 1)
Không gian bên trong công trình được xác định bởi những bộ phận của kiến trúc, kết cấu và bao che như cột, tường, sàn và mái. Những bộ phận này tạo nên một công trình, giới hạn một phần của không gian vô tận và tổ chức bố cục thiết kế không gian bên trong. Phần này phác họa những bộ phận cấu thành chính yếu của thiết kế nội thất nhằm phát triển biến đổi nâng cao những không gian này và được sử dụng một cách thích hợp theo chức năng, hài lòng về thẩm mỹ và thỏa mãn về tâm lý đối với những hoạt động của chúng ta.
Nội dung công việc của người thiết kế nội thất: Thiết kế và chọn lựa kiểu dáng của những đồ vật nêu ra dưới đây là cách thức lựa chọn và sắp xếp những đồ vật này trong một thiết kế không gian. Hiển thị gợi cảm sẽ không chỉ làm ảnh hưởng đến chức năng và việc sử dụng của một không gian mà còn tính đến những phẩm chất thể hiện về hình dáng và phong cách của không gian đó.
1. Các sàn:
Sàn là một mặt phẳng nằm ngang của không gian nội thất, là những bề mặt chịu tải trọng của chúng ta và những đồ đạc bày biện trên đó.
Một trong những loại sàn điển hình là sàn có dầm ngang chịu lực hoặc tường chịu lực. Loại sàn cấu trúc nằm ngang này sau đó được đặt lên trên một lớp sàn phụ - một loại vật liệu cấu tạo như gỗ dán hoặc phủ thép, có thể vượt qua các dầm. Lớp sàn phụ và các dầm đảm bảo cho toàn bộ hệ thống làm việc như một cấu trúc đồng bộ chịu được những tải trọng tĩnh và động.
Sàn cũng có thể là một tấm bê tông cốt thép chịu lực và có thể mở rộng theo một hoặc hai phía. Hình thức đỡ dưới tấm sàn thường phản ánh cách thức mở rộng không gian và truyền lực của nó. Thay việc đổ toàn khối tại chỗ, có thể lắp thép các tấm sàn đúc sẵn như sàn gỗ.
Không thể có sàn bằng tấm bê tông hoặc ghép với dầm có bề mặt trơn nhẵn bằng phẳng và đủ dày mà không cần đến vật liệu hoàn thiện mặt sàn. Để làm phẳng bề mặt xù xì hoặc không phẳng đó, một lớp phủ trên sàn hoặc láng xi măng là một yêu cầu đối với việc làm sàn.
Lớp sàn hoàn thiện là lớp trên cùng của cấu tạo sàn. Từ đó mặt sàn trực tiếp bị mài mòn và thể hiện là một bề mặt chính của căn phòng, cần cân nhắc lựa chọn về cả hai tiêu chí thẩm mỹ và tinh thần.
Sự bền chắc của sàn là quan trọng nhất vì độ mài mồn và sử dụng vật liệu mặt sàn phải chịu đựng sự đi lại của chúng ta cũng như việc dịch chuyển đồ đạc và thiết bị. Vật liệu mặt sàn cần phải chịu được sự mài mòn vật chất, va chạm và kéo lê.
Liên quan trực tiếp đến độ bền chắc mặt sàn còn có việc dễ dàng bảo dưỡng tốt được. Để duy trì độ bền cũng như dễ dàng bảo dưỡng, vật liệu làm sàn cần phải chống được bẩn, đọng ẩm, dầu mỡ, làm biến màu và đặc biệt trong các nơi làm việc đi lại nhiều.
Có một vài cách để xóa vết bẩn thông thường trên sàn: dùng màu trung tính có sắc độ trung bình; dùng các hoa văn để các vết bẩn lẫn với các nét sàn; dùng vật liệu có màu tự nhiên, chất liệu bề mặt hấp dẫn và nổi rõ hơn các vết bẩn trên sàn.
Tiện nghi bước chân liên quan đến độ đàn hồi của vật liệu mặt sàn và tiếp đến là độ ấm áp của nó.
Sự ấm áp của sàn có thể là thực hoặc hiển nhiên. Vật liệu mặt sàn có thể sưởi ấm bằng nhiệt bức xạ và giữ ấm bằng cách nhiệt sàn. Mặt sàn cũng có thể trở nên nóng ẩm nếu bề mặt mềm, sắc độ từ trung bình đến sẫm hoặc có màu nóng. Tuy nhiên trong những khí hậu nóng ẩm, mặt sàn mát dịu sẽ dễ chịu hơn mặt sàn nóng.
* Hoàn thiện mặt sàn: Tiêu chuẩn đánh giá về công năng
Ở những nơi dễ tiếp xúc với ẩm ướt, nên tránh những vật liệu cứng, trơn nhẵn để làm mặt sàn.
Mặt sàn cứng là sự phản xạ âm thanh phát ra từ trong phòng và khuếch đại tiếng ồn va chạm gây ra do sự đi lại của chúng ta hoặc do di chuyển các trang bị. Mặt sàn đàn hồi có thể giảm bớt tiếng ồn va chạm này. Vật liệu mặt sàn mịn, mềm, hoặc xốp giảm được tiếng ồn và chạm cũng như tiêu âm.
Mặt sàn màu nhạt có thể phản xạ ánh sáng chiếu vào nó và làm cho căn phòng sáng sủa hơn mặt sàn có chất liệu màu thẫm.
Mặc dù một bề mặt tiện dụng và một mặt nền hiển thị thường được cân nhắc cho một không gian nội thất thông qua màu sắc hoa văn và chất liệu của nó, có thể đóng vai trò tích cực trong việc xác định tính chất của một không gian.
Sắc màu nhạt sẽ làm tăng ánh sáng trong phòng, trong khi sắc màu thấp sẽ hấp thu nhiều ánh sáng chiếu vào nó. Màu sáng ấm nâng cao hiệu quả trên mặt sàn, trong khi màu thẫm ấm gây cho ta cảm giác an toàn. Màu sáng lạnh gợi sự rộng rãi và nhấn mạnh sự bằng phẳng của những mặt sàn bóng láng. Mầu thẫm lạnh làm cho mặt bằng sàn có chiều sâu và chắc.
Khác với các mặt tường và trần của phòng, mặt sàn truyền các chất lượng trung gian – chất liệu và sự vững chắc của sàn tiếp xúc trực tiếp với ta khi đi trên bề mặt của nó.
Chất liệu bề mặt của vật liệu mặt sàn và sắp xếp vật liệu như thế nào có liên quan trực tiếp đến hoa văn hiển thị được tạo ra. Đó là chất liệu hiển thị thông tin cho chúng ta bản chất của vật liệu mặt sàn và tính chất của một không gian.
* Hoàn thiện mặt sàn: Tiêu chuẩn đánh giá về thẩm mỹ
Một mặt sàn trung tính không có hoa văn dùng như một nền đơn giản cho người ở và đồ đạc, sàn cũng có thể dùng hoa văn – một yếu tố nổi trội trong không gian nội thấ. Hoa văn có thể được dùng để xác định khu vực, gợi ra những vệt đi hay đơn giản làm cho nó hấp dẫn.
Sự cảm nhận của chúng ta về một hoa văn mặt sàn là do ảnh hưởng của luật phối cảnh. Vì vậy hoa văn tỷ lệ nhỏ thường trông như một chất liệu bề mặt tinh tế hoặc một màu hỗn hợp hơn là một bố cục những chi tiết thiết kế riêng biệt. Thêm vào đó, bất kỳ những đường nét kéo dài liên tục trong hoa văn sàn đều sẽ nổi trội. Những hoa văn có hướng thường ảnh hưởng đến tỷ lệ hiển nhiên của sàn hoặc phóng dài, hoặc thu ngắn một trong những kích thước của nó.
* Sàn gỗ:
Sàn gỗ được ưa chuộng vì ấm áp, bề mặt tự nhiên và trở nên hấp dẫn vì sự sang trọng, tính đàn hồi và độ bền của nó, dễ bảo quan, dễ sửa chữa và thay thế nếu bị hư hại.
Các loại gỗ cứng bền chắc, mịn thớ (sồi trắng, sồi đỏ, gỗ thích, hồ đào và loại gỗ mềm (thông, linh sam, cần độc và ….) được dùng làm sàn. Trong những loại này, sồi, thông và linh sam được dùng nhiều nhất. Loại gỗ tốt nhất là trong sáng, phải chọn lựa và không được có những khuyết tật như sứt sẹo, nứt nẻ hoặc gẫy đứt.
Gỗ làm sàn có thể sử dụng các tấm gia công sẵn theo dạng mảng hay ghép tấm – Tấm ván sàn thường có kích thước giới hạn, mặc dầu tấm có chiều rộng từ 6 (152mm) và có thể biến đổi đối với gỗ mềm. Mảng ván sàn gồm có những mảng ghép sẵn ở xí nghiệp theo hình vuông với các kiểu hoa văn kỷ hà khác nhau. Những mảng hoàn thiện trước này khi ghép lại sẽ giống nhau như những mặt sàn truyền thống, nhưng là loại sàn khác được gia công sẵn ở xí nghiệp.
Sàn gỗ thường được hoàn thiện bằng sơn đánh bóng véc ni, hoặc dầu hải cẩu. Việc hoàn thiện có thể làm cho sàn bóng như xa tanh hoặc rực rỡ hơn, làm tăng độ bền, sức chịu nước của gỗ, chống bẩn và giữ được vẻ đẹp tự nhiên của gỗ. Xử lý giữ màu bằng thêm chút màu tự nhiên của gỗ mà không làm mất vân gỗ. Sàn gỗ cũng có thể sơn hoặc in khuôn, nhưng những chỗ sơn cần phải bảo quản hơn.
Sàn ván ghép trên sàn lót và dầm
Sàn ván ghép trên sàn bê tông cốt thép
Tấm và mảng sàn trên sàn phụ
Ván sàn hoặc mảng sàn trên tấm bê tông
* Sàn lát gạch và đá:
Gạch nung và đá là những vật liệu rắn, bền, tùy theo hình dáng và hoa văn của các viên có thể sắp xếp chúng lại. Những vật liệu làm mặt sàn này có thể làm cho căn phòng mát mẻ, bình thường hoặc truyền đạt một cảm xúc không bình thường.
Gốm dùng lát sàn là loại mô-za-ích nhiều mảnh nhỏ, mô đun hóa đất sét tự nhiên hoặc ghép sứ. Dạng đất sét tự nhiên không có thạch anh và không lẫn các màu đất; sứ có thể có các màu óng ánh và như thủy tinh (làm chắc đặc và không thấm)
Gạch lát và gạch bông móng 3/8”, 1/2", 3/4” (10, 12, 19mm)
Gia công trên bê tông
Gia công trên sàn gỗ
Gạch lát nung và gạch bông hình vuông là vật liệu lát sàn rộng hơn. Gạch lát vuông nung ở nhiệt đô cao; gạch bông tương tự như gốm mô-za-ích, cả hai loại đều hay đổ mồ hôi, dễ bẩn và biến màu.
Đá lát sàn là một loại vật liệu rắn, mặt sàn có độ bền cao phổ màu rộng, từ da đồng, xanh cẩm thạch, đến xám và đen. Những mạch đá ngẫu nhiên truyền đạt được một cảm xúc nhất định. Viên đá gia công theo hình vuông hoặc hình bất kỳ có quy cách hoặc không. Đá hoa cẩm thạch tự nó đã có hình thức sang trọng.
Các kiểu mạch sàn lát đá
Cũng có thể dùng sàn bê tông như một mặt sàn đã hoàn thiện. Nếu mặt sàn phẳng và nhẵn cần phải giữ gìn chống bẩn và dầu mỡ. Có thể sơn trộn màu khi đổ bê tông. Hoàn thiện bằng sắp xếp tổ hợp các viên đá cũng có thể tạo ra một chất liệu bề mặt hấp dẫn. Sân trời là một loại đặc biệt sắp xếp tổ hợp với các gân mạch giống mô-za-ích tạo bởi các mảnh đá cẩm thạch ghép.
* Sàn đàn hồi:
Các vật liệu làm mặt sàn đàn hồi cung cấp cho sàn một bề mặt kinh tếm chắc đặc, không hấp thụ, với độ bền tương đối tốt và dễ bảo quản. Độ đàn hồi của chúng có thể đảm bảo theo yêu cầu về yên tĩnh và tiện nghi cho đi lại. Mức độ tiện nghi không chỉ phụ thuộc vào vật liệu đàn hồi mà còn phụ thuộc vào loại lót nền sử dungjv à độ cứng của lớp nền đỡ dưới. Tấm vải sơn và nhựa tổng hợp theo cuộn dài từ 6 peet (1829 mm) đến 15 peet (4572 mm). Những vật liệu làm mặt sàn đàn hồi khác có thể sử dụng như các viên lát sản xuất sẵn hình vuông 9 inch (228 mm) và 12 inch (304 mm).
Trong khi các mặt hàng cuộn làm cho sàn không có mạch nối thì các viên lát dễ dàng thi công, nếu hình sàn bất định, riêng biệt từng viên lát cũng có thể thay thế nếu bị hư hỏng.
Không có loại sàn đàn hồi nào tốt đủ về mọi phương diện. Danh mục dưới đây là các loại sàn được dùng tốt cho các khu vực có yêu cầu riêng.
- Đàn hồi và yên tĩnh: Viên lát vỏ cây bần, viên lát cao su, viên lát vỏ cây bần tráng nhựa.
- Lõm, hằn: Viên lát và tấm nhựa, viên lát vỏ cây bần tráng nhựa, vỏ cây bần và viên lát cao su.
- Phai màu: Viên lát và tấm nhựa, viên lát amiăng nhựa, vải sơn.
- Dầu mỡ: Viên lát và tấm nhựa, viên lát vỏ cây bần tráng nhựa, vải sơn có hoa văn, viên lát nhựa, amiăng nhựa.
- Cháy do bị tàn thuốc: Viên lát vỏ cây bần, viên lát cao su, viên lát amiăng nhựa.
- Dễ lau dọn: Viên lát và tấm nhựa, viên lát amiăng, viên lát vỏ cây bần tráng nhựa.
Lớp sàn bê tông cốt thép đỡ dưới sàn, sàn đàn hồi phải sạch, khô, phẳng và nhẵn. Khi đó, bất kỳ một sự bất bình thường nào đó xuất hiện trên mặt sàn đỡ cũng lộ ra.
* Sàn trải thảm:
Trải thảm sàn đối lập với vật liệu lát mặt sàn. Loại thảm mềm này làm cho các sàn đạt được về cả 2 mặt: mềm mại hiển thị và chất liệu, đàn hồi và ấm cúng. Chất lượng thảm trải hấp thụ âm, giảm ồn va chạm và tạo tiện nghi, an toàn bề mặt cho việc đi lại là một nhóm thảm trải khá dễ bảo quản.
Có hai loại chính là thảm trải và thảm sàn nhà. Thảm trải được chế tạo dài từ 15 inch đến 127 peet – Nó được bán theo yard vuông (đo chiều dài Anh), cắt vừa hợp và trải bình thường lên sàn không cần đóng đinh hoặc dán.
Thông thường thảm trải được trải từ tường đến tường, phủ kín khắp phòng. Có thể trải trực tiếp lên trên lớp sàn chịu lực, lớp đệm ở dưới không cần hoàn thiện, có thể đặt trên sàn hiện có.
Vì thảm trải thường gắn vào sàn, nó phải được làm sạch tại chỗ không thể đổi chiều sử dụng, nó khó bóc lên và nếu bóc lên chỉ một phần có thể sử dụng lại.
Các thảm sợi:
- Len: Đàn hồi tốt và ấm áp: dễ bẩn, dễ cháy và có khả năng đề kháng, sạch.
- Sợi tổng hợp: Gần giống len trên bề mặt, chịu vò nhàu tốt, kháng mối và ẩm.
- Ni lông: Mặt sợi nổi hơn, bền, chống bẩn và có thể cưa cắt bằng tĩnh điện.
- Pô-ly-et-te: Kết hợp trông như len pha ni lông, chống bẩn và mài mòn tốt, rẻ.
- Ole-phin: Chịu mài mòn, chống bẩn và mốc, dùng rộng rãi để trải ngoài nhà.
- Bông: Không bền như những loại sợi mặt khác, nhưng mềm mại và khả năng trộn màu thuận tiện để trải từng chỗ trong căn hộ.
Mỗi loại thảm người sản xuất cống hiến cách pha trộn với đặc điểm chung của bề mặt sợi, cải tiến những tính chất riêng như độ bền, chống bẩn, khả năng làm sạch, màu sắc và ưa dùng.
Các mảnh thảm và miếng thảm mô đun hóa (định hình) có thể sắp xếp để trải trên toàn căn phòng trông như liền, hoặc có thể sắp xếp thành những hoa văn tinh tế, sống động. Chúng có những thuận lợi dưới đây:
- Có thể dễ dàng cắt khớp hợp đường viền các miếng khuyết với miếng bỏ đi tối thiểu;
- Từng miếng riêng có thể thay thế nếu bị sờn hoặc hư hỏng;
- Miếng thảm có thể dễ bóc lên hoặc sử dụng lại;
- Ở những nơi trang bị cho công trình thương mại các miếng thảm có thể bóc lên.
Các miếng thảm trải trong nhà ở vuông 9 hoặc 12 inch với nền thảm bằng cao su và tự dính – Trong các nền nhà thương mại miếng thảm hình vuông 18 inch với nền thảm đủ khỏe để chống lại co giãn của thảm và bảo vệ mép thảm xổ sợi. Một số loại thảm có sẵn keo để dán xuống, trong khi một số khác được đặt hờ với chút keo vừa đủ để các miếng thảm không chuyển dịch dọc theo mép khi thi công và trong các vùng đi lại nhiều.
Chế tạo thảm:
- Thảm lông: Đa số thảm sản xuất ngày nay là thảm lông. Lông làm thành bề mặt. Dệt sợi vào nền bằng máy dệt nhiều kim. Sợi được giữ chặt vào nền trước có tráng lớp latok nặng. Lớp nền thứ 2 có thể thêm để ổn định kích cỡ lớn hơn.
- Thảm bện: Thảm bện chịu mòn lâu hơn và ổn định hơn thảm lông nhưng sản xuất chậm hơn và đắt hơn. Không có sự cách biệt về nền giữa thảm bện và thảm lông. Có 3 kỹ thuật dệt cơ bản: nhung; kỹ thuật Wilton; kỹ thuật Axminster.
- Thảm ép nóng: Thảm ép nóng là phương pháp trong đó các sợi bề mặt thảm được ép nóng và nền nhựa vinyb, nền đó nằm trên nền bằng các vật liệu khác.
Sau màu, chất liệu bề mặt là đặc trưng hiển thị đầu tiên có thể sử dụng của thảm. Các chất liệu bề mặt thảm biên tốt là kết quả của chế tạo thảm, chiều dày thảm và cách cắt thảm. Có 3 nhóm chính theo chất liệu bề mặt thảm.
- Thảm cắt xén: Trên mặt thảm các sợi dài lòng thòng được cắt xén, có thể sản xuất ra một loạt các chất liệu bề mặt thay đổi từ bờm đến ngắn, dày, mượt như nhung. Thảm cắt xén có thể được sản xuất theo cấu tạo bề mặt lông, bện hoặc ép.
- Thảm bờm: Bền hơn và dễ bảo quản hơn thảm cắt xén nhưng không đa dạng về màu sắc và hoa văn. Thảm bờm cũng ít mềm hơn thảm cắt xén. Thảm bờm có thể được sản xuất theo kỹ thuật lông, bện và dệt.
- Thảm phối hợp bờm và nhung: Tăng thêm độ ấm áp của thảm bờm – Nó có thể được sản xuất theo kết cấu lông và bện.
Thảm là những mảnh đơn được sản xuất để trải sàn hoặc cắt thành những quy cách định hình, thông thường là có mép hoàn chỉnh. Chúng là những tấm không dùng để trải khắp sàn phòng và do đó đơn giản là một tấm vật liệu đặt bên trên vật liệu hoàn thiện khác.
Những tấm thảm có kích cỡ phòng để trải hầu khắp sàn phòng có thể chừa ra một dải dọc quanh tường của mặt sàn hoàn thiện. Chúng gần giống như thảm trải cả phòng nhưng có thể chuyển dịch nếu muốn cuộn lại để quét dọn. Khi cần đổi chiều để mòn đều. Những thảm nhỏ dùng để trải một phần căn phòng và có thể đã xác định một khu vực, đồng nhất nhóm đồ đạc hoặc vạch lối đi. Thảm trang trí là một mặt hàng thủ công đặc biệt, cũng có thể phục vụ như một thành phần của thiết kế nổi bật và là một tiêu điểm bố cục của căn phòng.
2. Tường:
Tường là bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình. Chức năng truyền thống của tường là kết cấu chịu lực đổ sàn, trần và mái nhà. Tường tạo ra các mặt ngoài của ngôi nhà đồng thời là sự bảo vệ và ngăn rieneg các không gian bên trong.
Tường là những bộ phận kết cấu thiết kế theo sơ đồ phối hợp những nhịp chịu lực của kết cấu sàn và mái. Đồng thời những mô hình kết cấu này tạo thành kích cỡ hình dáng có thể và những bố cục không gian bên trong. Những yêu cầu về kích cỡ, hình dạng của các không gian bên trong và các hoạt động mà ngôi nhà không và nếu không đáp ứng được với một sơ đồ tường phù hợp thì phải dùng đến hệ thống dầm cột. Những tường và các phần không chịu lực sau này có thể thay đổi tự do các không gian bên trong theo nhu cầu.
Hai tường chịu lực song song để gối sàn hoặc mái xác định một đơn vị không gian cơ bản. Đơn vị này có thể nhân lên thành hình dáng và một loạt không gian nối liền với nhau bằng cửa sổ và cửa đi
Xoay đổi hướng chịu lực có thể tạo ra nhiều mối quan hệ không gian phức hợp
Điều này thường làm ở các công trình thương mại cao tầng và các công trình khác, những nơi cần linh hoạt trong việc bố cục các không gian.
Hầu hết tường được tạo bằng những lớp vật liệu riêng biệt, khung tường thường gồm có những đế đứng gỗ hoặc thép liên kết với nhau bằng các giằng ngang. Ghép vào khung này một hoặc nhiều lớp vật liệu tấm như gỗ dán hoặc thạch cao, làm cho tường vững chắc.
Vật liệu tấm mỏng có thể dùng làm bề mặt. Việc hoàn thiện của mặt tường ngoài, thông thường được dùng làm lớp mang cho các lớp khác ghép vào ván ghép, vữa trát hoặc tường mỏng. Mặt khác, tường ngoài phải chịu được thời tiết.
Mặt tường trong không phải chống đỡ với các yếu tố thời tiết và do đó có thể chọn lựa được trong một phạm vi rộng rãi các vật liệu làm tường.
Để điều tiết lượng nhiệt, ẩm, âm thanh xuyên qua bề dày tường, cấu tạo tường có thể đặt lớp hoặc đưa vào lớp vật liệu ngăn cách và ngăn hơi nước.
Tường bê tông, tường gạch hoặc tường đá thường dùng làm tường chịu lực trong các trường hợp yêu cầu cấu tạo chịu lửa hoặc ở những chỗ muốn có màu sắc tự nhiên, chất liệu bề mặt và độ bền vững của gạch hoặc đá.
Tường bê tông, tường xây thường dày hơn tường khung đố vì chúng phụ thuộc vào khối xây để chịu lực và ổn định. Trong trường hợp lực nén quá lớn, chúng cần phải có thép gia cường để chịu được những lực uốn ngang.
Tất nhiên màu sắc hấp dẫn, chất liệu bề mặt của tường đá, tường gạch, thường được để trần. Ngay cả tường bê tông, tường gạch cốt thép cũng có thể xây dựng có màu sắc hấp dẫn và chất liệu bề mặt. Tuy nhiên, nếu muốn lớp hoàn thiện riêng rẽ cũng có thể áp dụng.
Tường bê tông và tường xây đều là tường chịu lửa nhưng là các chất cách nhiệt tương đối kém. Chỗ để chất ngăn cách và các hộp ống ngầm cho đặt đường ống kỹ thuật, nước, điện, phải hoạch định trước khi xây dựng.
Tường là yếu tố đầu tiên để chúng ta xác định không gian bên trong. Cùng với các mặt bằng: sàn và trần, hoàn chỉnh thành một không gian khép kín định đoạt kích cỡ, hình dáng của phòng. Tường cũng có thể giới hạn hoạt động của chúng ta, ngăn cách các không gian và làm cho những người ở trong không gian được riêng tư về nhìn và nghe.
Không gian tuyến tính xác định bởi tấm phẳng, các tường hình chữ nhật là chuẩn mực rõ ràng. Các mặt tường cũng có thể cong một phần bởi vật liệu và phương pháp xây dựng. Mặt lớn của tường cong bao kín, trong khi mặt tường lồi mở rộng không gian.
Các lỗ mở trong hoặc giữa mặt bằng tường tạo cho chúng ta sự liên tục chuyển động cơ thể giữa các không gian cũng như lượng ánh sáng, nhiệt và âm thanh xuyên qua. Khi tăng kích cỡ, các lỗ mở cũng bắt đầu mất đi ý nghĩa bao kín của các bức tường đã có và mở rộng tầm nhìn đến các không gian kế bên. Cảnh tượng nhìn qua những lỗ mở này trở thành một phần của không gian kế cận. Việc mở rộng những mảng tường sẽ dẫn đến kết quả gần giống như một không gian mường tượng ra bằng khung cột và dầm.
Một bức tường có thể phân biệt được với tường tiếp xúc hoặc mặt trần do thay đổi về màu sắc, chất liệu bề mặt hoặc vật liệu. Sự phân biệt làm rõ rệt hơn bằng cả hai cánh gỗ phào hoặc phô bày ra.
Công việc trang trí như các phào ở trên và ở dưới dùng để che dấu giấu những chỗ nối xây dựng chưa hoàn thiện và các khiếm khuyết giữa các vật liệu để tô điểm các bề mặt kiến trúc. Chúng có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc tỷ lệ, mặt cắt nghiêng và hoàn thiện.
Việc để lộ ra một chỗ thụt vào liên tục (giải lõm) phân biệt rõ hai mặt phẳng và cạnh của nó. Khi hai mặt phẳng gặp nhau, trong những trường hợp này phải hoàn thiện hoặc trang trí các cạnh khi chúng bày ra trước mặt ta.
Vật liệu mặt tường có thể là tiếp tục xử lý sàn và trần nhà. Việc tiếp tục xử lý sàn bằng cách hạ thấp một phần tường có thể nhìn như sàn rộng ra trong khi rút bớt chiều cao tường. Tiếp tục xử lý hạ trần xuống một phần tường tương tự như rút giảm được tỷ lệ theo chiều đứng của tường.
Các tường thẳng đứng hấp dẫn trường nhìn của chúng ta. Khi các đường biên đã được quyết định, chúng tạo ra hình dáng của phòng và đóng vai trò chủ yếu trong việc xác định đặc điểm của tường.
Các tường vững chắc, chính xác, đối xứng mang lại cảm giác trang nghiêm, có thể nâng cao đáng kể việc sử dụng các chất liệu là mặt nhẵn phẳng. Các tường hình bất định mặt khác sống động hơn. Khi kết hợp với một chất liệu mặt ngoài thô nhám chúng có thể trang trí một chỗ nào đó trong không gian.
Các tường chuẩn bị cho việc hoàn thiện mặt nền và cho người ở sử dụng. Nếu nhẵn và có màu trung tính các tường dùng như phông nền cho những chi tiết cận cảnh. Khi là hình thức bất kỳ, có chất liệu bề mặt, hoa văn hoặc có màu mạnh, tường trở nên hấp dẫn hơn trước sự chú ý của chúng ta.
Tường màu nhạt phản xạ ánh sáng có hiệu quả và dùng như phông nền cho những chi tiết đặt trước chúng. Các màu sáng nóng trên tường lan tỏa sự ấm áp, trong khi những màu sáng lạnh làm tăng lên sự rộng rãi của phòng.
Các tường màu thẫm hấp thụ ánh sáng làm cho phòng khó chiếu sáng và mang lại cảm giác thân mật riêng tư.
Một chất liệu bề mặt của tường cũng tác động đến lượng ánh sáng, sẽ phản xạ hoặc hấp thụ. Tường nhẵn phản xạ nhiều ánh sáng hơn tường có chất liệu bề mặt xốp, nó thiên về khuếch tán ánh sáng chiếu trên bề mặt tường. Tương tự, những mặt tường nhẵn, cứng sẽ phản xạ âm thanh trong không gian hơn các mặt tường có chất liệu bề mặt xốp hoặc mềm.
Những tường không chịu lực chỉ cần tự mang bản thân chúng và không có bất cứ thứ gì gắn vào. Bởi vậy, chúng có thể cống hiến cho nhiều khả năng hơn tường chịu lực về hình dáng và không gian bao quanh.
Tường không chịu lực có thể ngăn thấp dưới trần hoặc các tường cạnh để thông thoáng và lấy ánh sáng từ không gian này sang không gian bên. Sự liên tục về không gian giữa hai khu vực có thể tăng cường mức độ hiển thị nhưng không duy trì được sự riêng biệt cần thiết về âm thanh.
Thay vào là một bộ phận cơ bản trong không gian nội thất, tường cũng có thể kết cấu để mang những chi tiết hoàn thiện như chỗ ngồi, giá sách, mặt bàn và đèn chiếu sáng. Cũng có thể kết hợp các yếu tố này vào một tường dày và tự nó trở thành một đồ đạc trong nhà.
>>> Từ vựng thiết kế nội thất (Phần 1)
>>> Không gian trong thiết kế nội thất (Phần 1)
>>> Tầm quan trọng của thiết kế đồ gỗ và nội thất