Quá trình lịch sử nghiên cứu về cơ thể người

1. Quá trình lịch sử nghiên cứu về sự cân đối của cơ thể con người:

“Con người là một tiểu vũ trụ” với đầy đủ sự phức tạp, kỳ diệu… Do đó, vẽ toàn thân cơ thể con người thì chúng ta phải có sự nghiên cứu chi li về nhiều mặt mà trong đó thực hành là yếu tố quyết định.

Quá trình từ học tập, thực hành nghiên cứu, vẽ về con người cho đến có thể sáng tạo được hình tượng con người phải được hiểu như là quá trình quan hệ nhân quả. Như vậy, chúng ta phải phân biệt và hiểu rằng muốn có khả năng này thì phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện.

- Giai đoạn thứ nhất là: Học vẽ hình họa toàn thân người là liên tục nghiên cứu, phân tích trên từng đối tượng cụ thể và vẽ giống các đối tượng này thông qua nhiều dạng bài tập mà ở đó có những yêu cầu rèn luyện, diễn tả từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Quá trình này rất dài, tối thiểu phải trải qua 30 bài vẽ toàn thân một người với đủ các phái tính, lứa tuổi, thế dáng. Nếu sâu hơn còn phải vẽ mẫu đôi (vẽ một nhóm hai người mẫu cùng một lúc…).

- Giai đoạn thứ hai là: Sáng tạo hình tượng con người là quá trình tiêu hóa, thẩm thấu, vận dụng các kiến thức về cơ thể học cùng với khả năng, trình độ vẽ hình họa nhuần nhuyễn, có năng khiếu, có thị hiệu, cách tạo hình riêng biệt và nhận thức thẩm mỹ tốt. Sau khi đã kinh qua quá trình rèn luyện, nghiên cứu vẽ rất nhiều bài tập cụ thể… Giai đoạn này được thể hiện khi sáng tác, thực hiện các bài bố cục vẽ nhân vật theo từng chủ đề, đề tài…

Điều quan trọng là để hiểu được khái niệm cơ bản về cấu trúc nhân dạng con người thì chúng ta phải học về cơ thể học (Anatomy).

Ở môn học này ngoài kiến thức khoa học về cấu trúc xương, cơ chúng ta còn nghiên cứu, tham khảo, hiểu về các quan niệm về tỷ lệ cân đối trên cơ thể con người thông qua sự nghiên cứu của các nhà điêu khắc, danh họa qua các thời kỳ, khu vực, quốc gia…

Những nghệ sỹ này vốn đã có nhiều sự nghiên cứu, thực hành sáng tác, tạo hình cơ thể con người ngay trong chính các tác phẩm mỹ thuật của họ. Đây là những bài học vô cùng thiết thực và quý giá.

Như vậy, để thực hành sáng tạo được hình tượng con người theo cách riêng thì ngoài quá trình thực hành thì chúng ta bắt buộc phải nghiên cứu tỷ lệ về nhân hình học.

Những bài học này đã được nhiều nhà nhân chủng học, nghệ sỹ nghiên cứu, tổng hợp chính thức công bố khá thấu đáo. Đây là sự thực hiện phương châm “Tri hành hợp nhất”.

2. Nghiên cứu một số quan niệm về tỷ lệ cơ thể học lý tưởng của con người:

Ngay nay, chúng ta học mỹ thuật thậm chí nhiều lĩnh vực khác, như y học chẳng hạn, thì con người được nhìn nhận như là một tác phẩm tuyệt vời của tạo hóa. Nó quả là “một tiểu vũ trụ” với đầy đủ ý nghĩa về sự mầu nhiệm của nó.

Sau đây, với góc độ của những người yêu thích, học tập mỹ thuật, chúng ta ngược dòng lịch sử trở về thuở xa xưa… để rồi từ quá khứ quay trở lại hiện tại với mục đích là tìm hiểu về các công trình nghiên cứu, sáng tạo của những người đi trước để hiểu được quan niệm của từng người về tỷ lệ nhân hình … mà ở đó mỗi người đưa ra những chuẩn mực về hình tượng con người được coi là lý tưởng nhất.

Thửa xa xưa, tại quê hương Hy Lạp cổ, đã có ba nhà nghiên cứu bậc thầy là: Polyclète, Praxitèle, Léocharès. Cả 3 ông này đều là những nhà điêu khắc của xứ sở này và họ có những sáng tác, nghiên cứu có tính chất kinh điển.

Thông qua việc sáng tác những tác phẩm của chính mình, cả 3 ông này đều thử nghiệm, phân giải về cơ thể người, về tỷ lệ cơ thể học.

Tuy nhiên, thưở ấy vấn đề mà cả 3 ông nghiên cứu vẫn chưa có được sự kết luận dứt khoát; mà phải đợi đến đầu thế kỷ 20 vừa qua, người ta mới có được sự đúc kết và giải đáp.

Nói một cách vắn tắt thì ở thế kỷ thứ V trước Công nguyên, cách đây khoảng 2500 năm. Sau quá trình nghiên cứu, sáng tác thì nhà điêu khắc Polyclète đã viết cuốn khái luận dưới nhan đề là “Tiêu chuẩn” (Canon).

Trong quyển khái luận này, theo sự nghiên cứu, thể nghiệm trong chính tác phẩm của riêng mình, ông đã thiết lập, xác định quy tắc về tỷ lệ chiều cao chung của cơ thể con người.

Sự xác định này được coi là sự đúc kết mang tính khoa học về cách tính tỷ lệ cân đối của cơ thể con người mà ông ta cho là lý tưởng nhất.

Sự đúc kế này được ông nghiên cứu thể hiện qua sự tương quan, cân đối chuẩn nhất của toàn thân con người so với các bộ phận khác trên cơ thể.

Để nghiên cứu và tính toán chiều cao lý tưởng của con người, ông dùng đơn vị đo theo riêng mình được tính bằng chiều cao của đầu người (tính từ cằm đến đỉnh). Nghĩa là hệ thống xác định sự tương quan của những sự cân đối của cơ thể con người lấy chiều cao của cái đầu là đơn vị đo lường căn bản hay còn gọi là đơn nguyên (Module).

Hồi ấy qua quá trình nghiên cứu, nhà điêu khắc Polyclète cho rằng tổng chiều cao con người tốt nhất, lý tưởng nhất là số đo tỷ lệ bằng 7 đầu rưỡi và quy luật chuẩn này được áp dụng từ bấy cho đến thời kỳ Phục Hưng và nó cũng còn được vận dụng cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, về phương diện nghiên cứu, cũng có khi Polyclète đã chọn lấy tiêu chuẩn đo riêng của mình là chiều rộng của lòng bàn tay để đo cơ thể con người. Nhưng sau cùng, với ông, chiều cao của đầu người trở thành đơn vị tốt nhất.

Thời ấy, sự tính toán này đã được coi như là tiêu chuẩn của nghệ sỹ Hy Lạp và Polyclète đã áp dụng tiêu chuẩn này trong việc sáng tác, tạo hình tất cả các bức tượng của ông.

Từ đấy, tiêu chuẩn của nhà điêu khắc Polyclète đã được công nhận một cách mạnh mẽ trong tất cả các nghệ sỹ đương thời, trong đó có hai nhà điêu khắc: Phidias và Myron.

Tiêu chuẩn này đã đánh dấu một bước ngoặt đầu trong lịch sử và đã xác định một phong cách và những sự cân đối của thời ấy, được gọi là thời kỳ Cổ điển.

Có thể nói rằng, từ đấy, tất cả các nghệ sỹ: từ họa viên, họa sỹ, điêu khắc đều sử dụng tiêu chuẩn 7 đầu rưỡi để diễn tả sự cân đối lý tưởng ở cơ thể con người.

Tuy nhiên đến 100 năm sau, một tiêu chuẩn mới khác về tỷ lệ nhân hình lại được đề xuất do một thiên tài điêu khắc mới tên là Praxitèle. Tiêu chuẩn này ra đời làm phai mờ tiêu chuẩn của Polyclète… làm cho tiêu chuẩn 7 đầu rưỡi này không còn lưu hành nữa.

Tiêu chuẩn được coi là lý tưởng mới về chiều cao của toàn thân người của Praxittèle được tính bằng 8 đầu. Vào lúc ấy, mọi người tưởng rằng tiêu chuẩn này của Praxittèle là tỷ lệ ổn định.

Nhưng sau đó, cũng trong thời kỳ ấy, một nhà điêu khắc khác nổi tiếng tên là Léocharès, ông này đã sáng tác bức tượng lừng danh của mình tên là “Thần Apollon”, đây là một trong những bức tượng đẹp nhất thế giới.

Ở pho tượng tuyệt vời này, ông lại sử dụng một nền tảng mới hơn về tỷ lệ cân đối lý tưởng về chiều cao cơ thể con người. Ông sáng tác pho tượng Thần Appolon tuyệt đẹp với tỷ lệ toàn thân cao đến 8 đầu rưỡi.

Qua ba ý kiến khẳng định của ba nhà điêu khắc nói trên về tỷ lệ của nhân hình, người ta đã tự hỏi:  Vậy trong 3 vị này, tỷ lệ của người nào là có lý hơn cả? Tiêu chuẩn nào được các nghệ sỹ sau này đồng ý và chấp nhận? Tuy nhiên, lúc ấy chưa có ai kết luận và trả lời câu hỏi này. Mãi đến 2.000 năm sau, các họa sỹ và điêu khắc gia của thời kỳ Phục Hưng cũng đã lại đặt ra những câu hỏi về vấn đề này. Và rõ ràng tất cả cũng không thể tìm được những giải đáp một cách hoàn hảo.

Tuy nhiên, mỗi danh họa, nhà điêu khắc ở thời kỳ Phục Hưng cũng sáng tác, tạo hình hình tượng con người với tỷ lệ cân đối riêng. Cụ thể:

- Nhà họa sỹ kiêm điêu khắc gia thiên tài là Michel Ange đã áp dụng tỷ lệ chiều cao tiêu chuẩn 7 đầu rưỡi trong pho tượng được coi như là tuyệt tác. Đó là pho tượng có tên là “David” của mình. Nhưng lúc ấy ông này cũng chưa có sự khẳng định về tỷ lệ chiều cao của con người là 7 đầu rưỡi.

- Còn nhà họa sỹ, bác học Léonard de Vinci lại áp dụng chiều cao toàn thân người mà ông này cho là chuẩn nhất. Đó là tiêu chuẩn 8 đầu và ông muốn chứng minh sự tính toán của mình về tiêu chuẩn này trong các minh họa về điều này…

- Đối đáp lại quan niệm về tỷ lệ như là tiêu chuẩn của Léonard de Vinci, nghệ sỹ Michel Ange lại cho xuất hiện trong những hình vẽ của mình trong tác phẩm Abertino với tiêu chuẩn 8 đầu rưỡi.

- Đến danh họa Botticelli lại nâng tỷ lệ này lên tiêu chuẩn 9 đầu trong khi diễn tả Thánh Sébastien.

Những năm sau, có một tỷ lệ tạo hình con người mới xuất hiện, được coi như là một cú sốc bất ngờ. Đó là trong các tác phẩm hội họa của mình, họa sỹ El Gréco đã chải chuốt những hình tượng ở các nhân vật với những thân thể dài ngoằng, gầy nhom theo tiêu chuẩn hoàn toàn mới:11 đầu.

Vào năm 1870, một nhà nghiên cứu về nhân chủng học người Bỉ tên là Quételet đã quyết định nghiên cứu vấn đề này một cách cặn kẽ để chấm dứt cuộc tranh luận quá dai dẳng về tỷ lệ chiều cao của con người này.

Để nghiên cứu về vấn đề này, ông chọn lựa 30 người khác nhau về thể chất hình dáng. Ông so sánh, tính toán, nghiên cứu về sự cân đối của họ. Và ông đã rút ra được một tỷ lệ trung bình chung nhất trong số người ấy.

Tỷ lệ này làm thỏa mãn được mọi người và ông đưa ra một tiêu chuẩn của một thân hình lý tưởng là 7 đầu rưỡi. Tiêu chuẩn này gần giống như tiêu chuẩn mà Polyclète đã dùng để diễn tả nhân vật Doryphore của mình.

Như vậy sau nhiều thế kỷ các nghệ sỹ đã nghiên cứu để đưa ra những tỷ lệ khác nhau thông qua sự ứng dụng trong chính tác phẩm của mỗi người và kết luận của nhà điêu khắc Polyclète dường như được coi là có lý hơn cả.

Tóm lại, từ cổ Hy Lạp, qua thời Phục Hưng cho đến đầu thế kỷ 20 tỷ lệ cân đối về chiều cao lý tưởng của cơ thể con người được các nghệ sỹ, nhà nghiên cứu về nhân chủng học so sánh, phân tích, đánh giá và họ đã đi đến những kết luận như sau:

Có 3 loại tiêu chuẩn để xác định những sự cân đối của cơ thể con người.

a. Một tiêu chuẩn 7 đầu rưỡi đối với người bình thường.

b. Một tiêu chuẩn 8 đầu đối với các vị thần.

c. Một tiêu chuẩn 8 đầu rưỡi dành cho hình tượng của các anh hùng thần thoại.

Những tư liệu nêu trên là sự nghiên cứu của châu Âu từ Cổ Hy Lạp cho đến ngày nay. Vậy thì ngoài châu Âu, các địa phương khác có sự nghiên cứu này hay không? Trên thực tế, về mặt nhân chủng học thì mỗi khu vực có vóc dáng con người khác nhau, chúng ta là người Việt Nam, là người châu Á.

Nhìn chung nhân dạng của người châu Á không cao lớn bằng người châu Âu. Việt Nam chúng ta cũng nằm trong quy luật này.

dau nguoi 1

Tượng Venus của Praxiteles trong bảo tàng quốc gia Rome – Ý
 

dau nguoi 2

Tượng Apollon của Léocharès

dau nguoi 3

Tượng Hermes portant Dionysos của Praxiteles

dau nguoi 4

Tượng Doryphore của Polyclète

dau nguoi 5

Tranh của họa sỹ El Greco (tỷ lệ người cao 11 đầu)

dau nguoi 6

>>> Mục đích vẽ mẫu người toàn thân

>>> Vai trò của vẽ mẫu người toàn thân trong học tập

>>> Những vấn đề của hình họa

0976984729