Sắc độ trong vẽ

Một bức vẽ có sắc độ không chỉ bao gồm những đường viền, nó còn cần những vùng sáng, tối khác nhau. Việc đặt để những sắc độ vào bức vẽ được gọi là đánh bóng và hoàn toàn có thể thay đổi “nhan sắc” tranh của bạn.

Họa sỹ Leonardo da Vinci đã đem khoa học đến với hội họa. Vật thể hình cầu này là một trong những tác phẩm thuộc loạt tranh ông minh họa cho quyển sách của nhà văn Luca Pacioli (De divina proportione). Mặc dù chỉ là một hình khối trên trang giấy, Leonardo đã mang đến được một cảm quan thực tế về không gian ba chiều thông qua việc đánh bóng, tạo ra những vùng tối, vùng trung gian và vùng sáng. Mỗi một mặt của hình khối này đều được đánh bóng, từ sáng đến tối theo trật tự chuyển màu, tạo cảm giác rắn chắc và nổi bật nét hình khối.

sac do 1
Khối cầu rắn Campanus từ quyển sách De divina proportione (Leonardo da Vinci – 1950)

Có rất nhiều kỹ thuật đánh bóng khác nhau, tạo nên những dãy sắc độ tối nhằm thể hiện hiệu ứng bóng đổ trên bề mặt.

1. Họa cụ - “Vũ khí” của người họa sỹ:

sac do 2

* Bút chì – “Vũ khí” quan trọng nhất: Bạn có thể vẽ bằng bất cứ thứ gì, chẳng hạn như bút bi, than củi, than chì, bút lông ngỗng với mực, miễn là chúng có thể vẽ được. Nhưng công cụ dễ sử dụng nhất và cũng dễ mua nhất chính là bút chì.

* Gôm tẩy: Trong tất cả chúng ta, ai cũng có đôi lần vẽ không như ý, nên gôm tẩy là một họa cụ không thể thiếu. Nó giúp bôi xóa nét vẽ hay than chì, cũng như tạo ra những mảng sáng cho bức tranh. Để có thể tận dụng tối đa những công dụng của gôm tẩy, bạn có thể dùng dao mổ hoặc dao rọc giấy để mài nhọn một phần nào đó trên thân của nó.

* Thuốc hãm màu: Thuốc hãm màu ngăn những vết chì không bị trây và loang ra khi bị cọ xát trên giấy. Nó phù hợp dùng cho than chì và phấn cũng như các chất liệu khô, dạng bột. Bạn chỉ cần để chúng ăn lên bề mặt giấy.

Bạn có thể mua thuốc hãm màu thông thường hoặc sử dụng thuốc xịt tóc như một phương án rẻ tiền hơn. Trong thành phần chính của nó có chứa acrylate, một chất không tốt nếu hít phải, nên chắc chắn bạn chỉ nên sử dụng khi đang ở trong một căn phòng thoáng đãng hoặc ngoài trời.

sac do 3

* Công cụ loang màu: Dĩ nhiên, dụng cụ dễ có nhất chính là ngón tay của bạn. Những công cụ khác gồm bông ngoáy tai và cây di chì (một tờ giấy được cuộn tròn thật chặt, và dán chắc trên thân).

* Dao mổ hoặc dao rọc giấy: Dao mổ hoặc dao rọc giấy được dùng để gọt bút chì, giúp bạn sử dụng bút tiết kiệm so với việc chuốt nó. Đồng thời, dao mổ cũng phù hợp để cắt gọt và tạo khối cho cục tẩy, giúp bạn bôi xóa chính xác hơn.

* Gọt bút chì: Là một công cụ hữu ích và dễ sử dụng. Tuy nhiên, khi thường xuyên chuốt để giữ bút chì luôn sắc bén, sẽ mau hết cây viết của bạn.

sac do 4

Cách bạn gọt bút quyết định hình ảnh của những dấu ấn khác nhau được vẽ ra trên giấy. Gọt bút chì truyền thống mang lại những đầu chì tròn trịa, nhẵn nhụi phù hợp với cách cầm bút ngang để đánh bóng.

Dao mổ hay dao rọc giấy sẽ tạo ra một đầu bút nhọn và mịn hơn, cho phép bạn tạo ra những nét chì sắc bén. Nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng chúng để gọt nên nhớ luôn hướng mũi dao ra phía xa cơ thể.

sac do 5

Các loại bút chì: Bút chì được phân loại trong một khoảng kéo từ 9H đến 9B. Những loại H thường cứng cáp, trong đó 9H là loại cứng nhất. Bút chì loại này sẽ giữ được độ nhọn lâu hơn và tạo ra vết chì mờ nhạt hơn. Còn B là viêt tắt cho Black (Đen), những loại bút này thường mềm hơn, tuy nhiên cũng mau cùn hơn. HB là loại nằm giữa, không cứng cũng không mềm.

Đối với những bài tập vẽ và tranh phác thảo nói chung, bạn chỉ cần một cây viết có độ đậm bất kỳ từ B tới 6B.

2. Khoảng tối:

sac do 6
Quả tao – Lucian Freud (1946)

Họa sỹ Lucian Freud vẽ một quả táo “xương xẩu” và nhăn nhúm, dù cho như thế nào cũng trông rất chân thực. Nó được đặt trên một mặt phẳng vững chắc, phủ lớp đổ bóng. Việc đánh bóng ở dây không gây rối mắt nơi các mặt của quả táo, mà giúp tạo ra những đường cong xung quanh bề mặt của nó, thay đổi từ sáng đến tối rất nhanh chóng. Những nếp nhàu và nếp gấp của chủ thể được đánh bật lên bởi sự gay gắt giữa sắc đậm và nhạt xen kẽ lẫn nhau.

Để tạo ra hiệu ứng này, Freud sử dụng một nguồn sáng mạnh chiếu vào. Nguồn sáng càng mạnh thì bóng đổ càng tối và hiện rõ hơn. Sự tương phản rõ rệt giữa sáng và tối tạo ra một bức vẽ có ấn tượng mạnh mẽ, còn sắc độ lột tả chân thực một cảm giác rắn chắc của chủ thể.

sac do 7

Đặt một quả táo dưới ánh đèn bàn. Nhìn xem nó có độ tương phản ra sao? Sau đó, sử dụng bút chì 4B và đánh bóng từ đậm sang nhạt.

sac do 8

Sử dụng sắc độ mạnh nhất ở vùng tối nhất và nhạt dần khi chuyển sang vùng sáng. Bạn có thấy sự khác biệt khi sử dụng một cây bút chì nhạt hơn?

3. Hình khối:

sac do 12
Bức chân dung tự họa – Emil Bisttram (1927)

Bức chân dung tự họa của họa sỹ Emil Bisttram như đang nhìn chằm chằm vào chúng ta. Khuôn mặt ông tựa một hòn đá được chạm khắc từ những hình khối sắc nét, trên phông nền của các mảng sáng – tối đối lập nhau. Nguồn sáng hắt qua từ bên trái của bức vẽ khiến cho những bề mặt góc cạnh trở nên sắc bén hơn, góp phần tạo hình nên khuôn mặt ông. Bức tranh này khiến ta nghĩ về nó như một phiên bản bất quy tắc của khối cầu trong họa phẩm của Leonardo.

Khuôn mặt trông như một vùng đất mà bên trên mặt ấy chứa đầy những khối lồi lõm, có nhiệm vụ bắt sáng, tạo nên những mảng sáng tối. Bisttram dựng nên cấu trúc khuôn mặt mình bằng một loạt những hình khối trừu tượng, mà nếu được tháo rời, chúng sẽ vỡ thành những mảnh tam giác màu đen, hay hình chữ nhật xám đen. Nhưng khi ghép lại, chúng trở thành một khối tổng thể thống nhất, chặt chẽ.

Để tìm ra được những hình khối này, bạn cần nhìn chủ thể rồi một cách thật tự nhiên loại bỏ những chi tiết cầu kỳ. Thông qua cách này, bạn sẽ bắt đầu quan sát được mọi thứ bằng những mảng sáng tối.

Hãy vận dụng điều này vào quả táo cảu bạn, làm cho nó trở nên đơn giản hơn bằng những mảng sáng tối.

sac do 9

Trước tiên, hãy vẽ hình dáng cơ bản của quả táo

sac do 10

Sau đó, bắt đầu vạch ra những vùng sáng và có bóng đổ khác nhau

sac do 11

Bắt đầu đánh bóng những vùng này và vẽ thêm nét để hoàn thiện

4. Khoảng không:

sac do 13
Cây trên đỉnh đồi – (Henri Gaudier – Brzeska 1912)

Henri Gaudier – Brzeska đã vẽ một thân cây bằng những đường bút nhanh, nhiều dụng ý ở phần đường viền, sau đó kẻ thêm những nét sọc để tạo sự liền mạch.

Kẻ sọc là một cách tốc họa, đem lại nhiều điều vui thú khi tạo ra các vùng sắc độ khác nhau. Tuy nhiên, vẽ nhanh như vậy không có nghĩa là lôi thôi hay cẩu thả. Đường chì trong tác phẩm của Brzeska có thể được tạo ra rất nhanh nhưng không kém phần chuẩn xác. Đồng thời, có những nét vẽ được đặt để san sát nhau với sự nhấn nhá đầu bút mạnh mẽ, giúp gợi mở độ sâu cho bức tranh.

Hãy áp dụng phương pháp này vào bức tranh quả táo của bạn

sac do 14

Trước tiên, vẽ đường viền quả táo. Hãy họa nó thật “liền mạch” như Brzeska nhé! Bây giờ hãy phủ lên phần lớn bề mặt quả táo bằng những đường kẻ sọc phóng khoáng.

sac do 15

Cuối cùng, đặt để thêm những nét chì san sát nhau và đậm màu hơn để thể hiện các sắc độ tối. Cũng đừng quên nhấn nhá đầu bút lúc mạnh lúc nhẹ để tạo ra đa dạng nhiều nét vẽ.

5. Đan nét caro:

sac do 18
Chân dung nhà văn Jack Kerouac – Robert Crumb (1985)

Trong bức chân dung khắc họa nhà văn Jack Kerouac bởi họa sỹ Robert Crumb, ông đã sử dụng cả phương pháp kẻ sọc và đan nét caro. Sự kết hợp này mang đến những dãy sắc độ rộng hơn giúp tạo ra các khối hình và hình dáng có phần phức tạp hơn.

Tưởng chừng như đơn giản khi nghe qua về lý thuyết của vẽ đan nét, nhưng kỹ thuật này đòi hỏi nhiều sự tinh tế và tỉ mỉ lúc thực hành. Chẳng hạn, để có được sắc độ đậm hơn, cần nhờ vào những lớp chì chồng chất lên nhau, theo những đường chéo qua lại và sự nhấn nhá đậm nhạt của nét vẽ. Bạn càng tạo ra nhiều lớp thì sắc độ càng đậm hơn. Và bạn có thể họa nét vẽ của mình theo đa dạng nhiều đường hướng để lột tả hình dáng của chủ thể tốt hơn.

Lấy một quả táo làm màu giống như các bài tập trước.

sac do 16

Để ý cách Crumb lấp đầy chủ thể với các sắc độ. Chỉ có một điểm duy nhất ông không chạm vào, chính là những điểm sáng trên khuôn mặt. Bây giờ, vẽ bức tranh đan nét, trong đó chứa đựng những đường thẳng đang rượt đuổi nhau, chạy ngược xuôi trên trang giấy.

sac do 17

Tiếp tục đan nét để tạo ra những vùng có bóng đổ đậm nhất.

6. Đường nét:

sac do 19
Hai cơ thể dưới một chiếc chăn xanh – Henry Moore (1940)

Họa sỹ Henri Moore luôn yêu thích những hình dáng, cấu trúc trong tranh và tượng điêu khắc của ông. Trong bức tranh trên, những đường nét Moore vẽ hai cá thể này, trông như ôm trọn cả cơ thể họ, tạo ra hình dáng và hình khối tựa như một trong những tác phẩm điêu khắc tròn trịa của ông. Những đường nét này như tuôn chảy, cuộn tròn quanh chủ thể, làm bật lên dáng hình tròn trịa nơi chúng.

Việc đánh bóng đường viền giúp miêu tả những đường cong của chủ thể. Và nếu muốn tạo ra tầng lớp các dãy sắc độ, bạn có thể áp dụng kỹ thuật trong phương pháp vẽ caro và đan nét.

Khi áp dụng điều này vào các bức vẽ quả táo, cần nghĩ những đường cong sẽ chạy ngang, dọc như thế nào. Mỗi một đường nét đều giúp lột tả được hình khối tròn trịa.

sac do 20

Hãy vẽ những hình dáng cơ bản, sau đó bắt đầu di bút tạo nên những đường nét xung quanh nó.

sac do 21

Tiếp tục cho đến khi bạn cảm thấy đã hoàn tất “tạo hình” bức ảnh của mình.

7. Chấm:

sac do 24

Wake Me – Miguel Endara (2007)

Họa sỹ Miguel Endara đã khoác lên bức vẽ vui nhộn này một dáng vẻ trông rất rắn chắc. Bạn có đoán ra rằng nó hoàn toàn được tạo nên từ những dấu chấm? Nhưng chính xác là như thế - từ những vùng tối được dặm tô bằng mật độ chấm dày đặc, cho đến những dấu chấm lẻ tẻ góp phần hình thành nên vùng sáng.

Không giống như kẻ sọc, một kỹ thuật nhanh chóng và sắc bén, “hội họa chấm” là một kỹ thuật đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn nhưng thành quả mang lại rất xứng đáng với nỗ lực bỏ ra. Vùng tối được tạo ra bằng tổ hợp những dấu chấm san sát nhau, trong khi đó vùng sáng xuất hiện khi những dấu chấm dần tản ra, cách xa nhau. Kích cỡ của dấu chấm cũng ảnh hưởng đến độ đậm nhạt của sắc độ. Những chấm to sẽ đậm hơn và ngược lại.

sac do 22

Hãy lấy một quả táo và dành cho bản thân một chút ít thời gian với bài tập này. Bắt đầu từ những vùng tối, đặt để những dấu chấm thật sát nhau, chặt chẽ. Khi bạn di chuyển sang những vùng sáng hơn, hãy bắt đầu giãn cách không gian giữa các dấu chấm.

sac do 23

Về sau, nếu muốn, bạn vẫn luôn có thể tiếp tục dặm tô vùng tối để tăng mạnh mức độ đậm màu.

sac do 27
Hai quả lê – Odilon Redon (Cuối thế kỷ XIX)

Bức vẽ của họa sỹ Odilon Redon miêu tả hai quả lê tròn đầy, mềm mại và hấp dẫn, khiến giác quan của ta bị kích thích. Cách đánh bóng nhẹ nhàng, êm ả này đã mang đến dáng vẻ huyền ảo cho toàn bộ khung cảnh, tựa như một giấc mơ giữa ban ngày.

Hòa tan hay chà xát chất chì trên giấy tạo ra độ chuyển màu từ sáng đến tối rất mềm mịn, không xuất hiện những đường “trầy xước” như kiểu vẽ kẻ sọc. Một cây bút chì thật mềm sẽ phù hợp cho phương pháp vẽ này, bởi vì nó để lại được gần như toàn bộ nét chì trên giấy.

sac do 25

Đầu tiên, vẽ đường viền của quả táo. Sau đó bắt đầu đánh bóng, giống như cách bạn đã làm ở trên. Bây giờ, sử dụng ngón tay để chà xát những vùng cần đánh bóng một cách cẩn thận, làm dịu nhẹ và hòa tan những nét chì từ đậm đến nhạt.

sac do 26

Chất chì có thể sẽ bị lem nhem ra bên ngoài đường viền của quả táo, nhưng đừng lo bạn có thể dùng gôm tẩy xóa chúng sau.

8. Sáng tối:

sac do 28
Chân dung của họa sỹ Leon Kossoff – Frank Auerbach (1957)

Họa sỹ Frand Auerbach thường hay xé những tờ giấy rồi dán chúng lại với nhau. Với bức chân dung vẽ người họa sỹ đồng hương Leon Kossoff, ông đã liên tục chà xát những lớp than chì, sau đó dặm nét lên lại. Toàn bộ quá trình này diễn ra giống như công việc điêu khắc một cá thể lên mặt giấy.

Gôm tẩy không chỉ dùng để xóa đi những nét vẽ sai, nó còn được sử dụng để tạo ra hình ảnh. Nếu như ban đầu, đang có một vùng tối lớn bao phù trang giấy thì bạn có thể bắt đầu chà xát nó với gôm tẩy để tạo ra những vệt sáng hay hình dáng. Nó cũng giống như kỹ thuật đánh bóng nhưng cách làm thì ngược lại.

Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì cách vẽ này mang lại. Khi phối hợp những mảng sáng tối, ta tạo ra các dải chuyển màu đậm nhạt, mang đến một hiệu ứng đầy kịch tính và chất chứa nhiều tâm trạng, tương tự như bức vẽ “Vùng Edgeland V” của họa sỹ Sue Bryan. Trong tranh, những bụi gai trông như đang vươn mình ra khỏi trang giấy, nhưng thật ra, đường viền của chúng chính là những bóng hình hằn in trên trời nhàn nhạt, phát quang.

Cùng thử vẽ quả táo theo cách này, tô đen trang giấy với than chì đủ để thể hiện ra một lớp màu xám.

 

sac do 29a

Bây giờ, nhìn vào mẫu quả táo. Nhất là những hình khối sáng và tối. Dùng cục tẩy bôi ở vùng sáng nhất, đến khi nó trắng trở lại. Thường xuyên làm sạch lớp chì bám trên gôm bằng cách chà nó lên một bề mặt khác.

sac do 30

Cuối cùng, chà xát bức vẽ thành màu xám. Nếu như cục tẩy bị mòn, bạn có thể sử dụng dao để cắt và định hình lại nó.

sac do 31

Sau đó, chỉnh sửa lại chi tiết và hoàn thành bức vẽ.

sac do 35
Vùng Edgeland V – Sue Bryan (2015)

Bức ảnh gợi nhắc đến “Vùng Edgeland V” của họa sỹ Sue Bryan, là một tác phẩm trong loạt ảnh mô tả bầu không khí bí ẩn của khoảng không xa xăm. Nó gây chú ý với chúng ta bằng vẻ đẹp của một vùng đất khô cằn mọc đầy những bụi rặm. Hình bóng của chúng giằng xéo trên nền trời phản quang, xám xịt.

Sắc độ không chỉ khắc họa rõ nét những hình khối rắn chắc trong không gian ba chiều, nó còn có thể tạo ra bầu không khí mang hiệu ứng nổi bật, tác động trực diện vào ánh nhìn của chúng ta. Trong bức vẽ của Bryan, bề mặt bụi gai và lùm cây được vẽ nên bởi những mảng loang ố mờ ảo sáng tối. Dù không có các đường viền bao bọc, chúng ta vẫn nhận thấy chúng rõ ràng.

Hãy thử tạo ra bầu không khí cho bức vẽ phong cảnh của bạn bằng cách làm loang và chà xát bề mặt.

sac do 32

Sử dụng bút chì 6B, tô đen một khoảng sắc độ, nhưng nhớ tạo ra các hình tam giác ở phần đỉnh để trông giống như phần ngọn cây.

sac do 33

Tiếp theo, chà xát theo chuyển động xoay tròn để tạo ra một sắc độ sáng hơn ở trên phần bầu trời.

sac do 34a
Bạn có thể dùng gôm tẩy chà xát một lần nữa để tạo ra những điểm sáng

>>> Sắc độ trong nguyên lý thiết kế

>>> Thứ tự các sắc độ nền trong vẽ ký họa

>>> Tại sao sắc độ sáng tối lại quan trọng?

0976984729