Thứ tự các sắc độ nền trong vẽ ký họa

Đa số nghĩ đến một bố cục có các đối tượng sắp được thể hiện. Và người ta quan tâm quá ít đến chủ đề, hoặc không tập trung. Thật ra việc đặt chủ đề đúng chỗ có thể rất quan trọng. Nhưng ở đây, điều quan trọng trong bố cục này là các sắc độ. Chẳng hạn, đặt một đồ vật sậm trên một nền nhạt, bạn tạo cho nó tầm quan trọng; nếu đặt nó gần một đồ vật sậm khác, bạn tước bỏ của nó tầm quan trọng.

sac do nen 1

Ký họa 1. Mặc dù bức họa gồm năm đến sáu sắc độ, nó chỉ được gộp vào hai sắc độ chính. Hãy kết hợp các sắc màu đậm và các sắc độ trung gian, rồi thể hiện các sắc độ nhạt với màu trắng của giấy.

Chỉ ần bạn kết hợp các sắc màu trung gian (các sắc độ giữa vùng nhạt nhất và đậm nhất theo hiệu quả mà bạn muốn đạt được). Nếu bạn muốn lưu ý vào hình dáng khuôn mặt, hãy kết hợp các sắc độ trung gian và đậm. Nếu bạn muốn đảo lại cái nhìn, hãy kết hợp các sắc độ trung gian và các sắc độ nhạt với nhau. Quan trọng là không làm rối các sắc độ do thêm vào các chi tiết phụ. Các hình dáng phải được nổi rõ. Do đó, bạn không thể thực hiện các sắc màu đậm cho áo hay mái tóc, và không được làm rối khối đen của tóc bằng cách thêm vào các mảng nhạt không quan trọng. Vì điều quan trọng, trong trường hợp này, là sự tiết kiệm và đơn giản hóa các phương tiện. Tập trung vào hai sắc độ sẽ dẫn bạn đến điều chính yếu của bức vẽ. Tất nhiên, sắc thái, cường độ cũng giúp bạn làm nổi bật các bộ phận khác. Nhưng ở đây, sắc độ quan trọng hơn; do đó, trước hết bạn phải nghĩ đến cách giản lược chúng, tập hợp chúng thành những mảng khối lớn.

sac do nen 2

Ký họa 2. Ở đây người ta thêm vào một sắc độ trung gian. Chú ý xem nó đã tăng cường bố cục như thế nào. Tất nhiên, bạn phải có hơn ba sắc độ để thực hiện một bức tranh tốt, nhưng ở đây không quan trọng. Những ký họa này nhằm cho bạn thấy cách thiết lập một thang sắc độ như thế nào.

sac do nen 3

Đây là chân dung của một người đàn bà đang mang thai. Để bạn thấy các sắc độ hài hòa với bố cục như thế nào, ký họa đầu cho thấy một bức vẽ trên vải và bức thứ hai, chỉ cách thể hiện bóng và ánh sáng làm cho bố cục trở nên chuẩn mực.

Ký họa 1. Nói chung, khuôn mặt và hai bàn tay thường đóng vai trò quan trọng trong một bức tranh. Nhưng ở đây, khuôn mặt ở phía trên bức tranh và hai bàn tay ở góc dưới bên phải. Theo lý thuyết, đây là một sai lầm. Không bao giờ tập trung một chủ đề hay đặt một thành phần quan trọng ở một góc.

Nhưng ngoại lệ này, kết hợp với đề tài với hướng tầm nhìn ra ngoài tạo ra một sự căng thẳng nào đó. Điều này cũng có giá trị là loại bỏ “vấn đề hậu cảnh”. Nếu người mẫu được đặt nghiêng về phía trái nhiều hơn, phải có một hậu cảnh tương xứng.

sac do nen 4

Ký họa 2. Ở đây, những gì làm nổi bật chủ đề không còn là hiển nhiên nữa, sự cân đối của bức tranh được đảm bảo bởi sự thống nhất và đa dạng của các hình dáng. Chú ý các hình dáng âm bản quan trọng như thế nào trong không gian và trong tranh. Giờ đây, hãy so sánh hai ký họa với bức tranh. Bố cục “sai” đã hoàn toàn được cân đối lại bởi một sự sắp xếp các sắc độ.

>>> Vẽ đường viền trong ký họa (Phần 1)

>>> Vẽ đường viền trong ký họa (Phần 2)

>>> Tổ chức hình ảnh trong vẽ ký họa

>>> Gia tăng độ đậm dần của bóng trong vẽ ký họa

0976984729