Vẽ đường viền trong ký họa (Phần 2)
Vẽ đường viền buộc phải tạo ra các hình dáng, điều đó rất cần thiết nếu bạn quyết định sẽ hoàn tất bức tranh. Đường nét cho bạn biết nhiều về hình dáng trong tổng thể của sự vật hơn là một chi tiết nào đó.
Vẽ đường viền buộc bạn phải nắm bắt các tương quan giữa chủ đề và môi trường xung quanh vì bạn phải liên tục đi từ cái này sang cái kia mà không nhấc bút.
Sau cùng vẽ đường viền cho bạn cái nhìn mà một người mới vào nghề, chẳng biết mấy việc vẽ theo mẫu, cũng có thể thực hiện một ký họa thú vị, bởi đường viền có thể phản ánh chủ đề hơn cả một hình vẽ đầy rẫy chi tiết.
Vì vậy, bạn có thể vẽ thoải mái, không cần bận tâm đến sự chính xác. Bạn không chụp ảnh mà là diễn tả những gì bạn thấy. Sự biểu hiện và việc tuân thủ các quy tắc không cần thiết phải đi đôi với nhau. Dưới đây là cách thực hiện:
Giai đoạn 1: Bạn có thể bắt đầu ký họa ở đôi mắt. Tuy nhiên, cũng có thể bắt đầu từ một bàn tay hay một bàn chân.
Hãy thử nhiều điểm xuất phát; các kết quả có thể làm bạn ngạc nhiên, nhưng chúng cũng có thể làm bạn từ bỏ những thói quen cũ.
Sau đó, với một ngòi bút sắt, một bút chì HB, một bút bi, hay một bút dạ dầu nhỏ, bạn vẽ dần dần hình dáng của mẫu. Khi có sự thay đổi chiều hướng, bạn hãy dừng lại nhưng không nhấc bút và dành thời gian suy nghĩ.
Vẽ đường viền không có nghĩa là chỉ chạy theo hình dạng bề ngoài. Bạn thể hiện (diễn tả) sự phân tích các hình dạng và có thể thoát khỏi hình dạng đang theo đuổi mỗi khi gặp một hình dạng xa lạ: ghế, cửa sổ v.v… Sau khi vẽ xong hình dạng này, bạn trở lại chủ đề.
Nếu vẽ sai, hãy vẽ một đường nét mới mà không sửa đường nét đầu tiên. Gặp chỗ bí, hãy nhắc lại đường nét và quay trở lại mà không nhấc ngòi bút.
Giai đoạn 2: Hãy để đường nét thoát khỏi chủ đề mỗi khi có thể, chẳng hạn để phác họa không gian xung quanh. Chẳng hạn, chân trái, gần với chiếc ghế và khuỷu tay trái tựa vào phía sau. Đa số các người mới vào nghề đều theo đuổi một hình dáng không xác định. Có thể đó là thói quen khó bỏ.
Giai đoạn 3: Nếu biết nối đôi chỗ hình vẽ với nền thì phải biết tránh ở các chỗ khác (Bạn có thấy ở đâu không?). Vì bận tâm đến sự chính xác và đa dạng, hình vẽ đã được thực hiện đôi khi dương bản, đôi khi âm bản. (Hãy thử xem ở đâu). Rồi từ chiếc tách bên phải, trở vào trong hình vẽ và đi tới các ranh giới bên ngoài. Cuối cùng, hình vẽ được nối lại từ hai bên và ở đỉnh bức vẽ.
>>> Vẽ đường viền trong ký họa (Phần 1)
>>> Mỹ thuật vẽ ký họa (Phần 1)
>>> Mỹ thuật vẽ ký họa (Phần 2)
>>> Cách vẽ tư thế đứng trong ký họa