Phương pháp luyện vẽ cho người mới bắt đầu

Đây luôn là phần khó nhất. Bạn có một ý tưởng tuyệt vời trong đầu, bạn có thể thấy chính xác những gì bạn muốn thực hiện, bạn có cảm giác này khi bạn biết cách để thực hiện nó, nhưng … bạn phải bắt đầu như thế nào? Đó là thách thức lớn nhất, bởi vì nét vẽ đầu tiên sẽ là cơ sở cho nét vẽ khác và ngày càng nhiều nét vẽ sau đó nữa. Một khi bạn vẽ sai thì mọi thứ sẽ bị hủy hoại … hoặc nó sẽ?

Không có cách chính xác duy nhất nào để bắt đầu một bản vẽ. Các nghệ sĩ thường sử dụng các phương pháp khác nhau mà phù hợp nhất với phong cách làm việc cá nhân họ. Nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu, rất có thể bạn chỉ biết một hay hai phương pháp và bạn tiếp tục sử dụng chúng ngay cả khi chúng dường như không hiệu quả với bạn.

Trong bài viết này, mythuatms.com sẽ chỉ cho bạn năm phương pháp phổ biến để bắt đầu vẽ một sinh vật / nhân vật,  sẽ trình bày cho bạn những ưu và nhược điểm của từng phương pháp, để bạn có thể quyết định cái nào là tốt nhất cho bạn. Tuy nhiên, đừng chỉ nhìn vào tỷ lệ những ưu nhược điểm không – không phải tất cả chúng đều quan trọng đối với bạn!

1. Vẽ bằng cách đồ lại: Đây chắc chắn là phương pháp phổ biến nhất mà hầu hết những người mới bắt đầu học vẽ thường áp dụng. Về cơ bản, vẽ bằng cách đồ lại là về việc vẽ lên một bức tranh để sao chép các nét vẽ của bản gốc, bạn sẽ sao chép một phần nào đó hoặc toàn bộ bức vẽ. Kết quả là bạn có được một bản vẽ với các nét vẽ cân đối với một tỷ lệ hoàn hảo. Những gì bạn cần làm là:

* Tìm cho mình một bức vẽ/hình ảnh (các nét vẽ càng rõ càng tốt).

* Phủ lên bản gốc bằng một tờ giấy mỏng để nhìn hình ảnh gốc qua tờ giấy mỏng đó.

* Vẽ các đường nét mà bạn có thể nhìn thấy.

ve 1

Hình ảnh tham khảo: Sư tử cái với đàn con được thực hiện bởi EcoSound

* Ưu điểm:

- Bản vẽ trông cân đối hơn.

- Các tỷ lệ của bức vẽ trở nên hoàn hảo.

- Bạn không cần phải cố gắng quá nhiều.

- Cách này cải thiện kỹ năng vẽ bằng tay của bạn.

- Quá trình này rất trực quan, dù là một đứa trẻ cũng có thể làm được.

- Bạn có được một bức tranh đẹp mà không cần bất kỳ kỹ năng hội họa nào.

- Bạn đảm bảo được rằng bức tranh sẽ luôn đẹp.

* Nhược điểm:

- Bản vẽ không thực sự là của bạn (nếu bạn gọi nó là của bạn, đó là hành vi trộm cắp nghệ thuật!).

- Vì nó không phải của bạn, bất kỳ lời khen nào bạn nhận được khi vẽ, nó không thực sự hướng đến bạn.

- Bạn không thể vẽ những gì bạn muốn theo cách này, bạn chỉ có thể vẽ với những thứ đã được vẽ từ trước.

- Giải pháp này chỉ có thể dùng một lần.

- Vì nó mang lại cho bạn kết quả tuyệt vời mà không phải cố gắng, nỗ lực nhiều nên bạn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc cố gắng để vẽ những bản vẽ thực sự sau này.

- Cách này không làm cho bạn trở thành một họa sĩ, mà là một máy sao chép.

Học cách vẽ này như thế nào? - Chỉ lần làm theo thôi. Thật sự nó không có gì khó khăn cả!

2. Vẽ lại từ trí tưởng tượng: Phương pháp này sẽ giúp bạn tiến bộ thật sự. Bạn có thể hoặc không cần sử dụng tài liệu tham khảo cho việc này. Phương pháp này như sau:

- Lấy một tờ giấy.

- Nhìn vào nó và tưởng tượng bức vẽ bạn muốn vẽ.

- Vẽ theo những đường nét mà bạn đã tưởng tượng.

ve 2

* Ưu điểm:

- Nó rất trực quan.

- Nếu bạn cho rằng bản thân là một người tài năng, phương pháp này có thể coi là khá dễ.

- Nếu bạn biết những gì bạn đang làm, các nét vẽ của bạn sẽ trở nên cân đối và gọn gàng hơn.

- Nó không đòi hỏi phải dùng các dụng cụ phức tạp.

* Nhược điểm:

- Chủ đề càng phức tạp, càng cần nhiều “tài năng” / kinh nghiệm / trí tưởng tượng trực quan thật tốt.

- Bạn không thực sự biết bạn sẽ vẽ ra thứ gì cho đến khi bức vẽ hoàn thành, cách vẽ này giống như một trò chơi dự đoán.

- Bạn càng đoán, nó càng lộn xộn.

- Kết quả hiếm khi phù hợp với mong đợi của bạn.

- Mỗi sai lầm nhỏ là điểm chết người dẫn đến kết quả không như mong muốn.

- Cách làm này đòi hỏi nỗ lực rất nhiều mà không thể đảm bảo cho ra kết quả tốt nhất.

Bạn không nên học theo cách làm này. Hãy học một phương pháp khác, và kỹ năng này sẽ được cập nhật một cách tự động.

3. Vẽ theo cấu trúc:

Khi bạn bắt đầu học vẽ một cách nghiêm túc, bạn được chỉ rằng bản vẽ với các nét vẽ đầu tiên sẽ là đường dẫn cho những nét vẽ phía sau, giống như phần khung cơ bản của bản vẽ. Dưới đây là cách bạn có thể áp dụng cách này:

- Lấy các bản vẽ cùng một chủ đề.

- Phân tích chúng để hiểu cấu trúc của chủ đề (thứ gì đó làm điểm chung cho mọi bức ảnh).

- Sử dụng phương pháp vẽ lại theo trí tưởng tượng để vẽ một cấu trúc đơn giản.

- Dùng bản vẽ cấu trúc để làm mẫu cho những bức vẽ sau.

ve 3

* Ưu điểm:

- Nếu bạn phân tích đúng chủ đề, bạn có thể tạo các bản vẽ rất thực tế mà không cần tham khảo.

- Cách làm này cho phép bạn kiểm soát và có cơ hội sửa chữa sai lầm khi đang vẽ.

- Bạn không cần phải đoán vị trí các nét vẽ tiếp theo, nhờ đó bản vẽ trông rõ ràng hơn.

- Bạn có thể sửa đổi những gì bạn đã vẽ trước khi bước sang vẽ chủ đề mới.

- Bạn có thể dạy người khác cách vẽ một thứ gì đó.

- Những người có đầu óc phân tích rất thích hợp sử dụng phương pháp này.

* Nhược điểm:

- Bản vẽ có thể trở nên thực sự lộn xộn nếu bạn sử dụng quá nhiều hướng dẫn hoặc vẽ chúng mà đè bút quá mạnh.

- Các tư thế được vẽ ra sẽ trở nên cứng và không tự nhiên, bởi vì bạn phải vẽ khung cho chúng từ trước (trừ khi bạn có sử dụng tài liệu tham khảo).

- Bạn cần phải cố gắng thật nhiều mới có thể phân tích chuyên sâu.

- Phương pháp này đòi hỏi bạn phải thực hành nhiều lần.

- Nếu bạn sử dụng sai đường khung đầu tiên, các nét vẽ đến cuối cùng sẽ trở nên xấu hơn, dù bạn có dành thời gian cho nó nhiều đến đâu chăng nữa.

- Với những ai có đầu óc nghệ thuật thì cách tư duy cấu trúc này hoàn toàn không phù hợp.

- Phương pháp vẽ theo cấu trúc có thể dễ dàng bị lãng quên nếu bạn không thực hành vẽ chúng liên tục trong thời gian dài.

- Bạn cần tập trung để vẽ theo cách này.

4. Vẽ theo cử chỉ: Mỗi sinh vật sống đều có những tư thế chuyển động riêng. Bạn có thể phác thảo nhanh và dễ dàng các bước chuyển động này, nhưng bạn không thể hoàn thành một bức tranh chỉ bằng phương pháp này. Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng nó:

- Lấy các bản vẽ cùng một chủ đề.

- Phân tích chúng để xem các nét vẽ chung.

- Sử dụng các nét vẽ chung này để phác thảo lại hình dáng đơn giản của cơ thể (vẽ lại từ trí tưởng tượng).

- Bạn có thể dùng bản vẽ phác thảo các chuyển động vừa nãy để làm bản gợi ý cho bản vẽ theo cấu trúc này.

Bạn nên sử dụng các bản phác thảo trước đó để làm bài hướng dẫn cho bản vẽ cuối.

ve 4

Trông có vẻ đơn giản, nhưng nó giúp ích rất nhiều cho trí tưởng tượng của bạn!

* Ưu điểm:

- Phương pháp này rất dễ học.

- Cách này làm cho các tư thế trông tự nhiên hơn.

- Các bản vẽ trông ổn hơn dù bạn vẫn chưa vẽ những nét vẽ chi tiết.

- Phương pháp vẽ này cho phép bạn phác thảo nên các ý tưởng để lưu lại dùng cho những lần vẽ tiếp theo.

- Bạn có thể dễ dàng thấy được những gì bạn cố gắng vẽ, vì vậy bạn có thể dễ dàng so sánh và điều chỉnh nó theo con mắt của bạn (hoặc bỏ đi và không lãng phí thêm thời gian!).

- Cách làm này cho phép bạn vẽ thoải mái mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều.

- Phương pháp này sẽ giúp bạn ghi nhớ được nét vẽ theo chuyển động của tay để vẽ lại chúng, vì vậy bạn sẽ nhớ nó được lâu hơn.

* Nhược điểm:

- Bạn phải là một người có đầu óc nghệ thuật thì mới có thể dùng phương pháp này.

- Các nét vẽ trong bản vẽ có thể trở nên lộn xộn nếu bạn không cẩn thận.

- Cách làm này đòi hỏi bạn phải thực hành đi thực hành lại nhiều lần.

- Cách này dựa trên chuyển động tay chứ không phải bằng trực quan (không dùng cổ tay nhiều mà sử dụng sử dụng khuỷu tay / vai nhiều).

Học cách vẽ này như thế nào?

- Tìm một video có chất lượng hình ảnh tốt về con vật bạn muốn vẽ (hoặc dựa vào những con vật mà bạn tưởng tượng).

- Tạm dừng video khi bạn thấy một tư thế thú vị.

- Phác thảo tư thế đó thật nhanh, phân tích những gì bạn có thể đơn giản hóa phương pháp vẽ chúng.

- Phác thảo lại tư thế đó một lần nữa, lần này bạn sẽ vẽ lại từ trí nhớ của mình.

- Tiếp tục chạy video và lặp lại từ bước thứ 2

5. Kích thích thị giác: Chủ yếu những nghệ sĩ chuyên vẽ hình kỹ thuật số sẽ sử dụng cách làm này, trừ khi bạn có một cái bàn đầy đủ ánh sáng hoặc vài thứ gì đó khác để mô phỏng các lớp. Đó là phương pháp đơn giản nhất và cũng là phương pháp cơ bản nhất. Bạn thậm chí không cần phải nghĩ ý tưởng trước khi bắt đầu! Làm thế nào để bạn có thể thực hiện phương pháp này?

- Vẽ ngẫu nhiên các đường thẳng và đường cong lên tờ giấy.

- Phân tích hình ảnh và cố gắng nhìn cho ra bản phác thảo về tư thế, cử chỉ trong hình vẽ ngẫu nhiên trên.

- Vẽ một lớp mới hoặc đặt một tờ giấy mỏng lên trên nó.

- Vẽ lại những nét mà bạn nhìn thấy.

- Vẽ thêm cấu trúc cho bản vẽ.

- Vẽ thêm các nét vẽ cuối cùng.

ve 5

Có thể mất hàng tá bản phác thảo này trước khi bạn nhận thấy điều gì đó thú vị, nhưng nó không thành vấn đề,
bởi vì mỗi bản chỉ mất vài giây.

*Ưu điểm:

- Bạn không cần phải nghĩ cho ra ý tưởng mới có thể để bắt đầu vẽ.

- Bạn không bao giờ phải vẽ lại từ trí tưởng tượng, vì vậy bạn có thể kiểm soát từng bước vẽ.

- Cách sử dụng cũng rất đơn giản, vì vậy bạn có thể tạo ra rất nhiều “cái cơ bản” và chọn ra một bản “cơ bản” phù hợp nhất.

- Mỗi bước vẽ sẽ trở thành cơ sở nền tảng cho một bước vẽ khác chi tiết hơn và bạn có thể sửa lỗi khi chúng vẫn đang là những nét vẽ đơn giản.

*Nhược điểm:

- Nếu bạn là một họa sĩ truyền thống thì cách này sẽ gây ra những điều bất tiện cho bạn.

- Bạn cần có một số bộ cọ để giúp bạn kích thích trí tưởng tượng.

- Bạn cần một trí tưởng tượng sáng tạo phát triển thật tốt (nếu bạn tưởng tượng ra được con vật nào đó trong những các bản vẽ mẫu lộn xộn đó thì bạn đã có được trí tưởng tượng tuyệt vời).

- Để làm tốt điều đó, bạn cũng phải hiểu rõ về các tư thế, cử chỉ và cấu trúc.

Học cách vẽ này như thế nào? Quan sát các vật xung quanh bạn và cố gắng nhìn ra cấu trúc, cử chỉ và tư thế của chúng. Điều này sẽ mang đến cho bạn nhiều ý tưởng để thực hiện các bản vẽ trong tương lai và giúp phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của bạn. Bạn cũng có thể vẽ phác thảo các vật vô tri giống với các vật chuyển động, cũng có tư thế và cử chỉ (chẳng hạn, các đường nét của cái bể có thể tạo thành một con quái vật to lớn).

Bạn thấy đấy, các phương pháp cơ bản mà bạn có thể đã từng sử dụng thực ra lại là những phương pháp khó nhất. Chúng ta sẽ không biết chúng ta vẽ ra thứ gì cho đến khi chúng ta có được vật thật để đối chiếu với mắt nhìn của bạn. Cho dù bạn chọn phương pháp nào, tốt nhất là bạn hãy bắt đầu vẽ thứ gì đó đơn giản và nhanh, từ đó dùng nó để làm cơ sở cho các nét vẽ phức tạp hơn.

Tóm lại, cách tốt nhất để sử dụng từng phương pháp là:

* Kích thích thị giác: để tạo ra một ý tưởng

* Vẽ theo cử chỉ: để nắm bắt tư thế chuyển động của sinh vật

* Vẽ theo cấu trúc: để vẽ vật theo các nét vẽ cơ bản một cách chính xác

* Vẽ lại từ trí tưởng tượng: khi bạn dùng dụng cụ đơn giản để vẽ (điều này khiến cho việc vẽ các bài hướng dẫn trở nên khó hơn)

* Vẽ bằng cách đồ lại: khi bạn cần một bản sao hoàn hảo của một thứ gì đó

ve 6

Nguồn: design.tutsplus

>>> Phương pháp vẽ sơn dầu nhiều lớp

>>> Phương pháp tô màu tác phẩm điêu khắc

>>> Phương pháp học kết cấu cơ thể người

0976984729