Sơ đồ bố cục truyền thống và hiện đại
Trong Nghệ thuật tạo hình từ xưa đến nay thường xoay quanh các dạng sơ đồ bố cục truyền thống sau đây:
* Sơ đồ bố cục hình tam giác hay hình chóp;
* Sơ đồ bố cục hình bầu dục;
* Sơ đồ bố cục hình chữ chữ nhật.
* Các dạng bố cục hiện đại theo hình các mẫu tự như là sơ đồ bố cục trong nghệ thuật nhiếp ảnh: bố cục hình chữ L, chữ C, chữ I, chữ Y, chữ Z.
Khuynh hướng nghệ thuật trừu tượng thường không áp dụng những sơ đồ truyền thống này. Cho nên họ gọi cách tổ chức bố cục hình thức tác phẩm thuộc dạng “phi đồ hình”.
Sơ đồ bố cục là hệ thống phân bố, xử lý ánh sáng và màu sắc (bằng cách dìm hoặc nhấn, thêm hay bớt ánh sáng, màu sắc) theo một dạng thức nào đó để thu hút, dẫn mắt người xem gợi cho hướng nhìn di chuyển từ chính đến phụ, từ phụ đến chính theo một trật tự nào đó có khả năng làm rõ nội dung, ý tưởng.
Mục tiêu về hình thức của bố cục nghệ thuật tạo hình là làm rõ nội dung, ý tưởng của tác phẩm trên cơ sở thăng bằng thị giác, các nhóm chính, phụ và trọng tâm tác phẩm trên nền tảng tạo cho các yếu tố nội tại của tác phẩm hợp thành một chỉnh thể.
Mục tiêu của bố cục trang trí, nghệ thuật thiết kế, trang trí môi trường về đại thể cũng giống như bố cục tạo hình nhưng hình tượng có khác hơn và đặc biệt là ngoài sự hoàn thiện về bố cục nội tại của tác phẩm thì nhà trang trí còn phải bắt buộc phải quan tâm đến việc làm cho bản thân tác phẩm trang trí còn phải hòa hợp với đặc điểm của không gian, môi trường cụ thể ở tại nơi bày trí tác phẩm trang trí đó (đặc điểm của kiến trúc từ phong cách đến chất liệu, màu sắc, không gian) và cả các nhu cầu về tiện ích, an toàn khi sử dụng nữa.
Điều này nhà trang trí cũng phải lưu ý ngay trong quá trình tư duy ban đầu của lý luận sáng tác.
Trong Nghệ thuật trang trí thường bắt đầu từ sự vận dụng các quy luật: Lặp đi lặp lại, quy luật xen kẽ, quy luật đảo ngược, quy luật chồng hình để làm cơ sở bố trí các họa tiết tạo nên các cảm giác về thăng bằng, về sự chuyển động và nhịp điệu.
Điểm cốt lõi của bố cục của Nghệ thuật trang trí là tạo sự thăng bằng, thế vững chãi trong sự phân bố các yếu tố thị giác và làm cho người xem có được sự khoái cảm thị giác.
* Đỉnh cao của tất cả các phương pháp hay sơ đồ bố cục về nghệ thuật hai chiều, ba chiều hay nghệ thuật môi trường là dẫn đến trình độ chuyên môn cao, người nghệ sỹ có trực giác nhạy bén, tạo thành các dạng bố cục tự do, quy luật cụ thể nhưng phải tuân thủ các nguyên lý cơ bản của Nghệ thuật thị giác là: sự hài hòa chung, sự cân đối từ toàn cục đến các bộ phận, sự sinh động, sự thăng bằng thị giác, tạo các mối quan hệ có thứ tự từ chính đến phụ, tạo thành hệ thống nhịp điệu phù hợp với nội dung ý tưởng của tác phẩm.
Một số minh họa về sơ đồ bố cục:
a. Bố cục hình tam giác;
b. Bố cục hình vuông;
c. Bố cục hình bầu dục;
d. Bố cục theo hình chữ C;
e. Bố cục theo hình chữ I;
f. Bố cục theo hình chữ L;
g. Bố cục theo hình chữ Y;
h. Bố cục theo hình chữ Z;
i. Bố cục theo khuynh hướng nghệ thuật đồng hiện.
Đây là một số loại bố cục mà trong đó hình tượng được ghi nhận, chọn lọc từ nhiều thời điểm khác nhau, để phối trí lại nhằm diễn tả nội dung nào đó.
Trên đây là các vấn đề có liên quan đến sự hiển thị, hình thái biểu hiện và giá trị hiển thị của các yếu tố thị giác ở khái niệm sơ đẳng.
Minh họa về tổ chức bố cục, nhịp điệu và hướng nhìn của các nhân vật trong tranh
Tác phẩm “Cuộc bắt cóc con gái Leucipe” tranh của họa sỹ Piere-Paul Rubens
Tác phẩm “Nô lệ” của Nhà điêu khắc Michel Angelo
Tác phẩm “Múa” – Kim loại của họa sỹ Nguyễn Thiên Trinh
Tác phẩm “Trên thuyền” của họa sỹ Jacques Jordaens
Bố cục theo sơ đồ hình chóp hay tam giác
Tác phẩm “Nỗi niềm trên đất thiêng” – Sơn dầu của họa sỹ Nguyễn Thanh Sơn
Tác phẩm “Những đôi chân trần” – Sơn dầu của họa sỹ Nguyễn Thanh Sơn
Tác phẩm “Khát” – Tổng hợp của họa sỹ Siu Quý
Tác phẩm “Hướng đất dân trời” – Tổng hợp của họa sỹ Nguyễn Thượng Hủy
Tác phẩm “Ba chị em” – Sơn dầu của họa sỹ Phùng Thanh Nguyên
Tác phẩm “Nữ thần tự do dẫn lối cho toàn dân 1830” – Sơn dầu của họa sỹ Declacroix
Tác phẩm “Thiếu nữ đọc thư” – Sơn dầu của họa sỹ A. Renoir
Minh họa về tổ chức bố cục, nhịp điệu và hướng nhìn của các nhân vật trong tranh
Tác phẩm “Hercules và Omphale” – Sơn dầu của họa sỹ Francois Boucher
Tác phẩm “Đầu lòng hai ả Tố Nga” trong truyện Kiều – Tranh thủ ấn họa của họa sỹ Tú Duyên
Tác phẩm “Thiên thần với Roi da” – của Lazzaro Morelli
Tác phẩm “Hạ thánh giá” – của họa sỹ Peter D Kempeneer (1503-1580)
Bố cục theo sơ đồ hình tròn
Tác phẩm “Đêm hành quân” – 2005 - Sơn dầu của họa sỹ Đỗ Kích
Bố cục theo sơ đồ hình bầu dục
Tác phẩm “Chợ vùng cao” – Khắc gỗ của họa sỹ Trần Tuyết Mai
Tác phẩm “Chân dung chúng tôi” – Tổng hợp của họa sỹ Nguyễn Thiện Đức
Bố cục theo sơ đồ hình vuông
Tác phẩm “Biển Đen” – Sơn dầu của họa sỹ Lim Khim Katy
Tác phẩm “Người phụ nữ với chiếc mũ trắng” – Sơn dầu của họa sỹ P. Picasso
Khu vực tập trung thị giác từ vành nón xuống cạnh tay phải
Bố cục theo sơ đồ hình chữ nhật
Tác phẩm “Trên đường phát triển” – Sơn dầu của họa sỹ Lê Thánh Thư
Tác phẩm “Cấy mạ” – Tổng hợp của họa sỹ Lê Mai Khanh
Tác phẩm “Nỗi buồn của Mẹ và Con” – Sad Mother with Child – của họa sỹ Picasso
Để diễn tả nỗi buồn, tác giả bố trí mỗi nhân vật nhìn hướng khác nhau làm tăng thêm sự buồn bã, lo âu, không màng đến mọi vật
Bố cục theo sơ đồ hình chữ C
Tác phẩm “Bé trai với chiếc ao ghi lê đỏ” – Sơn dầu của họa sỹ Cézane
Đường cong của lưng, của mặt và cánh tay tạo thành hình chữ C.
Vị trí đầu của các chiến sỹ tạo thành hình chữ C và hướng nhìn của họ vào nhân vật đứng chính là sự liên kết giữa các nhân vật.
Vị trí đầu và lưng của các nhân vật tạo thành hình chữ C. Vị trí của phần sáng trên cửa liên kết với đầu của nhân vật cầm sách và khuy tay của người ngồi đầu bàn tạo thành sự bố cục chặt chẽ.
Bố cục chuyển động theo đường chéo
Tác phẩm “Chiếc nôi” – Sơn dầu của họa sỹ J.H.Fragonard
Tác phẩm “Những người mù dắt nhau” – Sơn dầu của họa sỹ Bruegel Le Vieux
Tác phẩm “Hạ thánh giá” – Khắc kẽm của họa sỹ Rembrandt (1606-1669)
Tác phẩm “Thiếu nữ khỏa thân xuống cầu thang” – Sơn dầu của họa sỹ M. Duchamp
Tác phẩm “Cô gái nằm” – Sơn dầu của họa sỹ Francois Boucher.
Bố cục theo đường chéo được nhịp điệu hóa bằng những nét cong
Tác phẩm “Maja khỏa thân” – Sơn dầu của họa sỹ F. Goya
Hình 2 “Những chiến sỹ Cách mạng trẻ” – 1970 – Sơn dầu của họa sỹ Victor Shatalin
Hình 3 “Giờ nghỉ ở chiến trường” – 1958-1960 –
Sơn dầu của 2 họa sỹ Sergei và Alexei Tkachov
Tác phẩm “Đôi tình nhân” – Sơn dầu của họa sỹ Toulouse-Lautrec
Bố cục theo sơ đồ hình chữ L
Tác phẩm “Mẹ và Con” – Tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy
Bố cục theo sơ đồ hình chữ Y
Tác phẩm “Chị em” – Tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy
Bố cục theo sơ đồ hình chữ Z
Tác phẩm “Cảnh Haarlem nhìn từ Dunes” – Sơn dầu của họa sỹ Jacob van Ruisdael
Bố cục theo đường chéo
Tác phẩm “Odalisque và cái quần màu đỏ” – Sơn dầu của họa sỹ Henri Matisse
Bố cục theo đường nét tròn và xiên
Tác phẩm “Bồn tắm” – Sơn dầu của họa sỹ Edgar Degas
Bố cục xen giữa nét động và nét tĩnh
Tác phẩm “Gió xoáy nước ở Naruto” – Sơn dầu của họa sỹ Hiroshige
Nét ngang là đường chân trời giữ vai trò tạo thăng bằng cho bức tranh (trong khi nét chủ đạo của bức tranh là nét cong tạo nên sự chuyển động mạnh)
Bố cục theo đường thẳng nằm ngang
Tác phẩm “Phong cảnh biển” – Sơn dầu của họa sỹ Ch.F.Daubigny
Bố cục với nét chủ đạo là đường nét nằm ngang xen các nét thẳng đứng tạo cảm giác tĩnh lặng
Phân tích bố cục tranh
Tác phẩm “Nắng hè” – Tranh lụa của cố họa sỹ Lê Văn Đệ
Bức tranh này đã từng được bán với giá cao ngất 3,03 triệu đô la Hồng Kông (hơn 8 tỷ đồng)
do nhà đấu giá Christie đã tổ chức tại Hồng Kông tối 25.5.2013)
Tác phẩm "Người bán gạo" - Tranh lụa của họa sỹ Nguyễn Phan Chánh
Bố cục tranh phong cảnh hình chữ Z
Tranh phong cảnh các họa sỹ:
Rob Miller (Hình 1); Vlaminck_Maurice (Hình 2); Elena Nagayevskaya (Hình 3)
“Chân dung họa sỹ Picasso” – 1912 của họa sỹ Juan Gris
“Nisha Jamvwal mơ mộng” của họa sỹ Dali
“Adam và Eva” của họa sỹ Fernand Leger
Đường nét tổ chức trong tranh
Tác phẩm “Cá và trăng 1” – 60 x 60cm - Tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy
Tác phẩm “Hồi tưởng vàng” – 100 x 140cm - Tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy
Tác phẩm “Ba chị em” – 100 x 130cm - Tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy
Các quy luật bố cục theo hàng lối:
Trước khi học cách bố cục hội họa theo sơ đồ các hình: Tam giác, Hình vuông, Hình tròn, Hình bầu dục, Hình chữ nhật, Hình chữ Z, I, L, Y, C … thì trước đó trong khi học, thực hành các bài trang trí cơ bản thì các sinh viên mỹ thuật thường được học cách bố cục theo hàng lối cũng như vận dụng các quy luật: Luật lặp đi lặp lại, xen kẽ, đảo ngược và chồng hình để thực hiện cá bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật cũng như vận dụng các quy luật: ly tâm và hướng tâm.
Cách bố cục ứng dụng trong cách trang trí vải hoa, giấy dán tường lót nền gạch
Tác phẩm “Cá và sạn” – 130 x 130cm - Tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy
(Tranh được Bảo tàng Mỹ thuật Hồ Chí Minh sưu tập)
Điểm mạnh trong bố cục tác phẩm
Tác phẩm “Cuộc xử bắn ngày 3 tháng 5 năm 1808” – Sơn dầu của họa sỹ Francisco Goya
Phân tích bố cục tác phẩm
Tác phẩm “Grande Odalisque” – của họa sỹ Jean Auguste Dominique Ingres
Tranh trang trí Ai Cập
Tác phẩm “Sự ra đời của thần vệ nữ” – của họa sỹ Botticelli
Minh họa về đường dẫn mắt hay hướng thị giác
Tác phẩm “Đàn gà chạy” – Bút chì trên giấy của họa sỹ Yuttana Paigapat
Tác phẩm “Đơm lờ trên bãi biển Tuần Châu” – 2005 – Sơn mài của họa sỹ Lê Văn Hải
Bố cục phá cách
Tác phẩm “Không đề” – 2012 – 1.00 x 1.55m – Tranh sơn dầu của họa sỹ Đỗ Hoàng Tường
Thuộc dạng bố cục phá cách. Nhóm chính và trọng tâm bị đẩy ra bìa tranh (ra khỏi khu vực tập trung – cái ác đang đẩy con người ra khỏi đời sống)
Đường nét tổ chức và đường lượn trong tranh
Tác phẩm “Âm vang” – 120 x 240cm - Tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy
>>> Hình thức xây dựng bố cục trong hội họa
>>> Phương pháp bố cục trong trang trí hình tròn (Phần 1)
>>> Nghệ thuật bố cục (Phần 1)