Thể loại tranh kỹ thuật số ở Việt Nam

Trong đời sống mỹ thuật Việt Nam hiện nay đang phát triển dạng nghệ thuật vẽ trên máy tính. Do đặc trưng của nghệ thuật đa phương tiện, tranh kỹ thuật số có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau: in kỹ thuật số; hoặc được kết hợp với các chất liệu khác (trong nghệ thuật tradigital); hoặc được hiển thị dạng kỹ thuật số trên các màn hình (thuận tiện cho việc truyền thông tác phẩm trên các phương tiện như truyền hình, internet…). Hơn nữa, nếu xét về hình thức biểu đạt bằng chất liệu kỹ thuật số cũng có nhiều dạng: Algorithmic (nghệ sĩ sử dụng những giải thuật toán học để tạo ra tác phẩm); Artscene (tác phẩm được sáng tác dựa vào những mẫu dạng vi mạng trên nền vi tính); Computer graphics (Đồ họa máy tính), Digital illustration (tác phẩm minh họa kỹ thuật số là những hình vẽ đồ họa được máy vi tính tạo ra thông qua tài năng của họa sỹ); Tradigital (họa sỹ kết hợp những kỹ thuật của hội họa giá vẽ truyền thống với sử dụng máy vi tính để tạo ra tác phẩm)… Tuy nhiên, nếu xét về thể loại tranh, họa sỹ kỹ thuật số Việt Nam thường khai thác trong sáng tạo nghệ thuật hiện nay tập trung vào một số thể loại sau:

Một là, tranh nghệ thuật tạo hình. Hòa cùng với không khí đổi mới trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa… ở nước ta, mỹ thuật tạo hình cũng đang chuyển mình phát triển với nhiều phương thức biểu đạt ngày càng đa dạng và phong phú. Hơn nữa, do tính quốc tế hóa của nghệ thuật nên trong quá trình hội nhập quốc tế, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều họa sỹ vẽ tranh kỹ thuật số, tìm kiếm những thử nghiệm chất liệu kỹ thuật số trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình. Nhiều cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống theo cách nhìn, cách tư duy, cách cảm và cách vẽ khác nhau với nhiều phong cách, nhiều khuynh hướng sáng tác khác nhau: Trừu tượng, Siêu thực, Lập thể… Bên cạnh những tranh vẽ theo lối tả thực như Vô thoại của tác giả Phan Hùng Phước, cũng có nhiều tranh kỹ thuật số với khuynh hướng và sáng tác và nội dung đa dạng, phong phú, chẳng hạn như Đảo bay của Đỗ Cường Quý, Random subconscious của Lê Vương, Đêm trung thu của Nguyễn Quang Huy…

tranh ky thuat so 1
Vô Thoại – Phan Hùng Phước

tranh ky thuat so 2
Đảo bay – Đỗ Cường Quý

tranh ky thuat so 3
Random subconscious – Lê Vương

tranh ky thuat so 4
Đêm trung thu – Nguyễn Quang Huy

Hai là, tranh minh họa. Thực chất tranh minh họa là những tác phẩm minh họa cho các truyện ngắn, thơ, tản văn, bài báo đăng trên báo, ấn phẩm hay các phương tiện truyền thông khác. Ở Việt Nam, tranh minh họa cũng rất đa dạng về phong cách, chất liệu, phương tiện biểu đạt… Tuy nhiên, chúng đều là những tác phẩm đồ họa trên các phương tiện truyền thông, có sự gắn kết cảm xúc với những bài thơ, tả văn, truyện ngắn… Nhưng nếu đứng độc lập, chúng đều mang đầy đủ giá trị giống như một tác phẩm mỹ thuật. Tranh minh họa ở Việt Nam cũng thường sử dụng hình ảnh cung cấp những thông tin thị giác cho khán giả khi thưởng ngoạn những tác phẩm văn học thuộc nghệ thuật ngôn từ. Điển hình như trong tác phẩm Sơn tinh – Thủy tinh của Phan Vũ Linh, tác giả sử dụng ngôn ngữ của hình ảnh (nghệ thuật thị giác) miêu tả khắc họa nhân vật Sơn tinh trong truyện Sơn tinh – Thủy tinh (nghệ thuật ngôn từ). Chỉ với một khung hình tĩnh bố cục đã cho người xem thấy được sự ác liệt của cuộc giao chiến sinh tử giữa Sơn tinh với Thủy tinh. Giữa một bên là cái thiện, một bên là cái ác, tác giả Phan Vũ Linh đã thành công trong cách minh họa của mình. Toàn bộ nội dung và cốt truyền được lột tả rất sinh động. Qua nét bút tả thực điêu luyện của họa sỹ, cuộc giao chiến hiện lên sinh động. Tranh minh họa cũng được các họa sỹ kỹ thuật số Việt Nam thể hiện theo khuynh hướng nghệ thuật đa dạng như: Bóng bay của Đào Duy Tùng, Lý tưởng về một thế giới không có thật của Nguyễn Duy Bảo, Mặt nạ của Nguyễn Giang Anh, Minh họa của Nguyễn Thanh Nhàn. Có thể nói, bằng tài năng và tâm huyết của mình, các họa sỹ kỹ thuật số Việt Nam đã thể hiện nhiều tranh minh họa kỹ thuật số thành những tác phẩm mỹ thuật thực thụ.

tranh ky thuat so 8
Sơn tinh – Thủy tinh – Phan Vũ Linh

tranh ky thuat so 9
Bóng bay – Đào Duy Tùng

tranh ky thuat so 10
Lý tưởng về một thế giới không có thật – Nguyễn Duy Bảo

tranh ky thuat so 11
Mặt nạ - Nguyễn Giang Anh

tranh ky thuat so 12
Minh họa – Nguyễn Thanh Nhàn

Ba là, tranh nghệ thuật màn hình. Đây là những tác phẩm được sáng tác trên máy tính. Nó chủ yếu được sử dụng để hiển thị và trang trí trên màn hình máy tính, phục vụ cho lĩnh vực truyền thông phim ảnh. Nghệ thuật màn hình chủ yếu kết hợp với các kỹ năng sản xuất phân tích, sáng tạo và thực tiễn cần thiết trong ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình. Cùng với sự phát triển của tranh nghệ thuật màn hình thường là Trừu tượng như tác phẩm Lễ hội và Tái sinh của tác giả Phạm Đạt, chỉ đơn giản là dùng những hiệu ứng chuyển động của đường nét và những mảng màu đan xen, quyện vào nhau, chuyển động mãnh liệt trên toàn bộ tác phẩm, tạo nên nhịp điệu, gây thích thú về mặt thị giác cho người xem. Hay trong tác phẩm Ảo giác của tác giả Vĩnh Phúc cũng với những đường nét màu sắc chuyển động xen kẽ nhau, ánh sáng giao thoa trong sự tương phản của tiền cảnh và hậu cảnh. Qua đó tạo nên sự thích thú cho người xem về mặt thị giác. Ngoài ra, tranh nghệ thuật màn hình cũng được các họa sỹ kỹ thuật số Việt Nam thể hiện ý niệm của mình thông qua một nội dung cụ thể, trực quan và thường được bố cục trong khung hình nằm ngang để thuận tiện hiển thị trên màn hình (thường có tỷ lệ 4x3 hoặc 16x9), đơn cử như tác phẩm Đêm trung thu của Nguyễn Quang Huy.

tranh ky thuat so 13
Lễ hội và Tái sinh – Phạm Đạt

tranh ky thuat so 15
Ảo giác – Vĩnh Phúc

Bốn là, Truyện tranh và biếm họa. Đã từ lâu trên thế giới, tranh truyện đã được coi như một công cụ biểu đạt nghệ thuật đặc sắc. Nó có thể phát huy được thế mạnh về khả năng tạo hình và tư duy sáng tạo của họa sỹ trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là đồ họa. Truyện tranh là một thứ ngôn ngữ dễ xem, dễ hiểu, một ngôn ngữ mang tính toàn cầu bằng hình ảnh. Trong những năm gần đây, “nền công nghiệp” truyện tranh cũng đã và đang hình thành ở Việt Nam nhờ sự phát triển nhanh của công nghệ, truyền thông, kỹ thuật số và giao lưu văn hóa nghệ thuật với thế giới. Đơn cử như bộ truyện tranh Long Thần Tướng của Phong Dương Comic. Đây là bộ truyện tranh không chỉ dừng lại ở hình thức giải trí mà còn là công cụ truyền tải những kiến thức về văn hóa, lịch sử… của daant ộc đến công chúng trong và ngoài nước. Các triển lãm về truyện tranh cũng thường xuyên giới thiệu các họa sỹ trẻ, nhiệt huyết và tài năng của lĩnh vực truyện tranh ở Việt Nam.

Biếm họa cũng là một loại hình mỹ thuật – báo chí, thường xuyên có mặt trên các báo và tạp chí. Những năm gần đây, đội ngũ vẽ tranh biếm họa đã phát triển mạnh về số lượng, đã xuất hiện một đội ngũ họa sỹ trẻ. Một số tạp chí chuyên về biếm họa như: Tuổi trẻ cười… đã xuất bản thường xuyên. Báo Thể thao Văn hóa đã tổ chức cuộc thi vẽ tranh biếm họa toàn quốc 2 năm một lần… Nội dung các tranh biếm họa chủ yếu là những vấn đề trong nước, rất ít tác giả vẽ về những vấn đề quốc tế. Đơn cử như tác phẩm Mr. Santa quậy ở Việt Nam của tác giả Vũ Huy Anh mô tả nhân vật ông già Noel Santa khi đến Việt Nam, trải qua những “dịch vụ” tại một khu phố “văn hóa”. Với cách xây dựng hình tượng nhân vật một cách dí dỏm và hài hước, họa sỹ cũng đã cho người xem một chút thư giãn với góc nhìn trào lộng.

tranh ky thuat so 16
Mr. Santa quậy ở Việt Nam – Vũ Huy Anh

Năm là, tranh đồ họa ứng dụng. Phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực như đồ họa công thương nghiệp, đồ họa ấn loát. Đội ngũ sáng tác có tính chuyên nghiệp cao và chất lượng, tập trung chủ yếu vào các họa sỹ trẻ, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mặc dù đội ngũ này ngày càng đông đảo nhưng các sáng tác còn phục thuộc vào thẩm mỹ của người đặt hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực đồ họa công – thương nghiệp nên chưa phát huy hết được khả năng sáng tạo của họa sỹ và tên tuổi tác giả ít được biết đến. Hình thức khai thác kỹ thuật số trong mỹ thuật ứng dụng quảng cáo cũng được sử dụng rất nhiều như tác phẩm Quảng cáo Coca-Cola, tác phẩm có sự kết hợp của hình ảnh từ nhiều nguồn khác nhau, hình chụp, hình vẽ, nghệ thuật chữ…để thiết kế quảng cáo. Tác giả sử dụng kỹ xảo vi tính để cắt và ghép hình ảnh quả mận mọng nước đã được ăn một phần với hình ảnh lon nước Coca-Cola “mọng nước”, tạo cảm giác tươi mát và hấp dẫn cho sản phẩm, đem lại ấn tượng thị giác tốt cho khách hàng.

Xu hướng đồ họa ứng dụng phát triển rất nhanh và có triển vọng nhất cho thị trường quảng cáo ở Việt Nam. Đồ họa vi tính đã được ứng dụng vào thiết kế mẫu, xử lý ảnh, và được áp dụng rộng rãi trong công nghệ in offset bốn màu. Trình bày báo chí, ảnh quảng cáo, dàn trang… đều được thực hiện nhờ sự trợ giúp của máy vi tính. Thông qua đó, đồ họa vi tính đã khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực in ấn và dàn trang. Với công nghệ in ấn tiên tiến, mọi công đoạn trước đây phải làm thủ công nay đã được tự động hóa hoàn toàn. Ngay cả với công nghệ còn lạc hậu ở Việt Nam, máy tính cũng đã thay thế con người trong một số giai đoạn, nhất là giai đoạn thiết kế, xử lý và tách màu… Tranh ảnh, ấn bản đồ họa ngày càng được cải thiện đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Sự thiết thực và hữu dụng của đồ họa vi tính đã lấp đầy những lỗ hổng là điểm yếu của mỹ thuật ứng dụng Việt Nam trong quá khứ. Những mảng đề tài, thể loại tranh truyện, tranh minh họa sách báo, hoạt hình… ở Việt Nam trước kia còn nghèo và đơn điệu. Sản phẩm sách báo, tạp chí được in trên giấy tái chế và còn bị khống chế về màu sắc trong công nghệ in offset nhiều màu rất sống động… Có thể cảm nhận thấy được sự phát triển nhanh chóng của thị trường sách báo văn hóa phẩm hiện nay.

tranh ky thuat so 5
Quảng cáo Coca-Cola

Sáu là, Tranh cổ động. Những năm gần đây, tranh cổ động đã phát triển mạnh mẽ với các cuộc phát động thi sáng tác về các sự kiện quan trọng và kỷ niệm các ngày lễ lớn hàng năm. Các cuộc thi của Hội Mỹ thuật Việt Nam và của Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh và Triển lãm cùng với việc tổ chức thi sáng tác tranh cổ động toàn quốc. Ở các thành phố lớn và các địa phương đã thu hút được đông đảo các họa sỹ tham gia sáng tác loại hình này.

Ngôn ngữ tranh cổ động đã có những thay đổi theo hướng cô đọng và hiện đại hơn. Bên cạnh các sáng tác tranh cổ động vẽ tay, kỹ thuật đồ họa vi tính đã góp phần giúp các họa sỹ vẽ tranh cổ động sáng tác được nhanh chóng và tinh tế hơn. Tuy nhiên, hiện nay một số tác phẩm giả tranh cổ động đã sử dụng ảnh quá nhiều, một số trường hợp vi phạm bản quyền về hình ảnh. Một số tác giả còn theo lối mòn từ ngôn ngữ cho đến hình tượng nghệ thuật… Bên cạnh những điểm nổi bật trong tranh cổ động, nhiều tranh kỹ thuật số gần đây có phương thức thể hiện vẫn chưa thực sự phong phú và đa dạng. Hầu hết những tranh này thường sử dụng kỹ thuật in offset trên giấy hoặc in kỹ thuật số (digital printing) trên các chất liệu. Trong khi đó, các họa sỹ kỹ thuật số trên thế giới thường kết hợp kỹ thuật số với nhiều chất liệu khác nhau trong tranh nghệ thuật tradigital, thậm chí là họ còn kết hợp cả với âm thanh và hình ảnh động nhằm đem lại hiệu quả cao về mặt truyền thông cho tác phẩm.

tranh ky thuat so 6
Cái chết trắng – Nguyễn Đức Sơn

tranh ky thuat so 7
Thảm họa nhân loại – Nguyễn Đức Sơn

- Nguyễn Đức Sơn –
(Tailieuxanh.com)

>>> Kỹ thuật sử dụng bút chì

>>> Đồ họa tranh in

>>> Nguyên tắc thiết kế đồ họa (Phần 1)

0976984729