Màu sắc trong hội họa (Phần cuối)

- Phát triển những quan hệ thẩm mỹ của màu sắc:

Khi nghe nhạc, chúng ta nhận thấy rằng nếu một nốt nhạc cứ được lặp đi lặp lại trong một quãng thời gian dài thì nó sẽ gây buồn chán. Không chỉ đợi đến khi nhà soạn nhạc bắt đầu kết hợp các nốt nhạc lại trong một mối quan hệ hài hòa thì âm thanh mới được tạo ra. Mọi thứ âm thanh đều phối hợp một cách khác nhau. Một số thì hơn hẳn những số khác trong tạo ra những hiệu quả hòa âm độc đáo. Điều này cũng đúng đối với một số họa sĩ đang vận dụng màu sắc. Không có màu sắc nào tự nó là quan trọng. Mỗi màu luôn được trông thấy trên bề mặt tranh trong một tương tác tác động với những màu khác. Những phối hợp và bố trí màu sắc thể hiện nội dung và ý nghĩa của tác phẩm. Vì vậy, bất kỳ một sự sắp xếp nào khách quan hoặc phi khách quan đều gợi lên những cảm giác thích thú hoặc khó chịu vì sự trình bày có lớp lang của nó. Đối với một con mắt tinh tường, bạn nghiên cứu những phối hợp hấp dẫn những quan hệ màu sắc lạ lùng của bộ lông vũ con chim công rồi sau đó là sắc điệu mềm mại của bề mặt một khối đá. Sự nghiên cứu này hẳn phải được tiếp nối bởi kinh nghiệm và thực hành với những sắp xếp màu sắc đó. Cần phải nói rằng không hề có những quy luật chính xác nào nhằm tạo ra những hiệu quả hấp dẫn trong các quan hệ màu sắc. Và chỉ có những nguyên tắc hướng dẫn mà thôi.

Việc sử dụng màu sắc một cách thành công tùy thuộc vào sự am hiểu một số quan hệ cơ bản của màu sắc. Một màu sắc đơn lẻ tự nó có một đặc trưng nào đó, tạo ra trạng thái hoặc gợi lên một đáp ứng cảm xúc. Nhưng cái đặc trưng đó có thể bị thay đổi nhiều khi màu sắc đó được trông thấy cùng với những màu khác trong cùng một quan hệ hài hòa. Tựa như nhạc sĩ có thể biến đổi những âm điệu được kết hợp để tạo thành những hòa âm khác, thì cũng vậy họa sĩ tạo ra những quan hệ khác nhau (hòa màu) giữa các màu sắc hầu chúng có thể liên kết gần gũi hoặc tương phản (Hình Quang phổ).

mau sac 14

Ellsworth Kelly, Quang phổ, 1972. Dán giấy (114.3 x 121.9 cm)

Trong nghiên cứu về màu sắc này, Kelly đã sử dụng mọi màu sắc tương phản trong quang phổ. Việc thêm màu trắng vào mỗi màu sắc đưa chúng vào một quan hệ hài hòa bằng cách làm tăng sắc độ và hạ thấp cường độ của chúng.

+ Các màu bổ sung và những màu bổ sung tách đôi: Sự sắp xếp màu có liên quan đến sự tương phản lớn trong màu sắc sẽ xảy ra khi hai màu ở phía đối nghịch trên bảng màu (các màu bổ sung) được đặt kề cận nhau trong sáng tác. Khi ta trông thấy một màu sắc thì chỉ có bước sóng đó là phản chiếu; những bước sóng không được phản chiếu là tương đương với màu của màu bổ sung. Vì vậy, khi hai màu phụ bổ sung được đặt kề cận, thì có một sự khuấy động vì sự tương phản lớn lao. Mỗi màu đều có khuynh hướng gia tăng cường độ hiển nhiên của màu khác và khi sử dụng với những lượng màu sắc tương đương, thì ta khó có thể nhìn chúng trong một lúc lâu. Điều này có thể được khắc phục bằng cách giảm thiểu kích cỡ của một trong các màu hoặc có những thay đổi trong cường độ hay sắc độ của một hoặc cả hai màu sắc.

mau sac 15

Những màu bổ sung được trình bày trong hình là những màu được kết nối bằng những đường đen đậm. Chúng có màu sắc cực kỳ tương phản. Ví dụ những màu phụ tách đôi được chỉ ra bởi đường có chấm. Tuy màu vàng được sử dụng ở đây, nhưng ý tưởng này có thể được áp dụng cho bất kỳ màu nào, kể cả màu ở hai bên màu bổ sung. Là những màu bổ sung, những màu bổ sung tách đôi không hoàn toàn cực kỳ tương phản nhau.

Một sự biến đổi tinh tế với đôi chút tương phản ít đi hẳn là hệ màu bổ sung tách đôi, hệ kết hợp một màu sắc với hai màu ở hai bên màu bổ sung của nó. Sự sắp xếp màu sắc này tạo ra thêm tính nhiều vẻ hơn là hệ màu bổ sung trực tiếp, vì màu đối nghịch với hai màu kề cận nó có liên quan đến màu bổ sung. Bạn có thể đạt được tính nhiều vẻ hoặc chọn lựa những biến đổi từ phạm vi sắc độ của bất kỳ hoặc tất cả những màu trong dãy sắp xếp màu sắc này.

+ Màu bộ ba: Sự sắp xếp màu bộ ba dựa trên một khoảng không gian ngắn hơn giữa các màu sắc có khoảng cách bằng nhau từ một tam giác đều cạnh trên bảng màu; màu bộ ba được sử dụng trong nhiều phối hợp. Màu bộ ba cơ bản chỉ sử dụng màu cơ bản tạo ra những tương phản nổi bật. Với màu bộ ba thứ cấp gồm màu cam, lục và tím thì khoảng cách giữa các màu cũng như thế, nhưng sự tương phản thì dịu hơn. Hiệu quả này sở dĩ có được có lẽ là vì bất kỳ hai màu nào của bộ ba cũng đều chia sẻ một màu chung. Màu cam và lục đều có chứa màu vàng; màu cam và timis đều có chứa màu đỏ và màu lục, màu tím đều có chứa màu xanh. Những sắp xếp màu trung gian có thể được phân thành hai bộ ba màu trung gian. Cũng vậy, ở đây rời xa khỏi sự thuần khiết của các màu cơ bản, thì sự tương phản giữa hai nhóm bộ ba cũng dịu dàng hơn.

mau sac 16

Những khoảng cách của Màu bộ tứ (những hình vuông và hình chữ nhật). Màu bộ tứ gồm bốn màu có khoảng cách đều để hình thành một hình vuông. Một quan hệ ngẫu nhiên hẳn tạo ra một hình chữ nhật từ hai màu phụ và những màu phụ tách đôi của chúng. Hình chữ nhật hoặc hình vuông có thể được xoay tròn ở bất kỳ vị trí nào của bảng màu để tìm thấy những khoảng cách của màu bộ tứ.

+ Màu bộ tứ: Có một quan hệ màu sắc khác được dựa trên hình vuông thay vì tam giác đều cạnh và quan hệ này được gọi là màu bộ tứ. Hệ này được hình thành khi bốn màu cùng được sử dụng trong một cơ cấu. Chúng có khoảng cách đều nhau trong bảng màu và chứa một màu cơ bản, màu bổ sung của nó, và cặp bổ sung của những màu trung gian. Theo một nghĩa không mấy gò bó thì màu bộ tứ là bất kỳ một cơ cấu màu sắc nào hình thành một “cấu trúc chữ nhật” có thể bao gồm một màu đôi bổ sung tách ra. Hệ màu sắc hài hòa này có nhiều khả năng biến đổi hơn màu bộ ba vì nó có sự hiện diện của màu thêm vào. Bạn tránh đừng đẻ bị quyến rũ bởi việc sử dụng tất cả các màu với lượng bằng nhau và như thế tính nhiều vẻ được gia tăng sẽ hấp dẫn hơn.

Những màu sắc tương tự và những màu đơn sắc:

mau sac 17

Những màu tương sắc (những quan hệ gần)

Những màu sắc tương tự là những màu được sắp xếp kề cận nhau trên bảng màu. Chúng có những khoảng cách ngắn nhất trên bảng màu và vì thế có quan hệ hài hòa nhất. Sở dĩ như thế là vì ba hoặc bốn màu kề cận luôn có chứa một màu sắc chung nổi trội trên các nhóm. Những màu tương tự không chỉ được tìm thấy ở những cường độ quang phổ (vòng ngoài của bảng màu) nhưng có thể cũng bao gồm những màu được tạo bởi sự trung hòa (nhưng thay đổi cường độ) và thay đổi sắc độ của bất kỳ những màu sắc nào có liên quan.

mau sac 18

Lia Cook, Đầu kim mũi chỉ, Bathsheba, 1995. Lanh, tơ, sơn dầu và màu nhuộm (116.84 x 154.94 cm)

Lia Cook sử dụng những màu tương sắc, có một sắc chung, để triển khai ảo ảnh của đôi tay đang giữ một tấm vải có mẫu trang trí gồm hình ảnh bàn tay

Mặt khác, những sắp xếp màu đơn sắc tuy chỉ sử dụng một màu sắc nhưng thăm dò toàn bộ những phạm vi của nhóm màu (những mức sắc độ của màu cho đến màu trắng) cho các màu sắc đó. Ngay cả với hàng ngàn biến đổi của những nhóm màu và những bóng tối của một màu sắc, thì sự sắp xếp có hệ thống này quả thật là đơn điều nhất. Tuy vậy, những nghiên cứu về đơn sắc đã được khuyến khích như là một trải nghiệm cho sự am hiểu của họa sĩ về phạm vi sắc độ của các màu đó.

Những màu sắc lạnh và ấm:

“Nhiệt độ” của màu sắc có thể được xem như một cách thức khác để sắp xếp có hệ thống màu sắc. Tất cả những màu sắc đều có thể phân loại thành hai nhóm: Những màu “ấm” và những màu “lạnh”. Các màu đỏ, cam, vàng được liên hệ với mặt trời hoặc lửa như thế được xem là những màu ấm. Bất kỳ một màu sắc nào có chứa màu xanh, chẳng hạn như màu lục, tím và xanh lục, đều đươc liên kết với không khí, trời, đất và nước; chúng được gọi là lạnh. Cái tính chất nóng và lạnh trong một màu sắc có thể bị tác động hoặc ngay cả khi bị thay đổi bởi những màu quanh nó hoặc gần nó. Chẳng hạn như, cái lạnh của màu xanh, tựa như cường độ của nó, có thể tăng cao bởi nó được bố trí gần một vệt với màu bổ sung của nó là màu cam.

Những màu tạo hình:

Màu sắc cũng có thể được sắp xếp phù hợp với khả năng của chúng để tạo ra chiều sâu cho tác phẩm. Các họa sĩ có thể tạo ra dung lượng ảo của một vật hoặc làm phẳng dẹt một vùng qua việc sư rdungj màu như một sự trợ giúp. Cái khả năng tạo hình dạng này xuất phát từ những đặc trưng tiến và lùi của một số màu sắc. Chẳng hạn, một đốm màu đỏ trên một mặt màu xám trông có vẻ như ở phía trước cái bề mặt đó. Cũng được xếp đặt tương tự như thế, một đốm màu xanh xem chừng chìm ra sau bề mặt. Nói chung, các màu ấm thì tiến về phía trước và các màu lạnh thì lùi ra sau. Tuy vậy, đặc trưng của những hiệu quả như thế có thể được biến đổi bởi những khác biệt trong sắc độ hoặc cường độ màu sắc.

mau sac 19

Emily Mason, Trên lá buồm tam giác, 1989. Tranh sownd ầu (137.2 x 132.1 cm)

Tựa như một cánh buồm căng gió, những hình dạng rộng màu đỏ và vàng của họa phẩm này dâng lên cuồn cuộn về phía người xem tranh trong khi những màu xanh và lục xem chừng chọc thủng mặt tranh hoặc lùi ra sau.

Vào cuối thế kỷ 19, những đặc trưng có tính không gian đó của màu sắc đã được phát triển toàn diện bởi họa sĩ người Pháp Paul Cézanne. Cézanne ngưỡng phục cái bóng bẩy lóe sáng của những họa sĩ Ấn tượng của thời ông, tuy những tác phẩm của họ không còn cái vững vàng của hội họa thời kỳ trước đó. Hệ quả là Cézanne bắt đầu thử nghiệm bằng cách thể hiện kích thước lớn và trọng lượng của những hình dáng qua tạo dáng bằng màu sắc. Trước những thử nghiệm của Cézanne, các họa sĩ kinh viện truyền thống đã tạo hình dáng bằng cách thay đổi những sắc độ trong sự đơn điệu (đơn sắc). Lúc đó, họa sĩ nhuốm màu những sắc độ đó bằng một màu cục bộ, khô, mỏng, và đó là màu đặc trưng của vật được tô màu. Cézanne phất hiện rằng sự thay đổi màu sắc ở một hình dạng có thể phục vụ cho mục tiêu của sự thay đổi sắc độ màu làm mất hiệu năng của biểu cảm. Ông đã tạo dáng bằng cách cho màu ấm lên phần tiến ra phía trước của đề tài và thêm màu lạnh nơi bề mặt lùi lại, Cézanne nhận thấy rằng cái màu sắc trù phú đó và việc áp dụng kết cấu của nó thể hiện cấu trúc thực sự của một vật rắn. Sau đó, các họa sĩ hiện đại nhận thấy rằng những màu sắc tiến và lùi của Cézanne cũng có thể tạo ra những chuyển động tiến ra trước và lùi về sau trong không gian và đó là những chuyển động mang lại sự sinh động và hấp dẫn cho mặt tranh. Tuy vậy, đó chỉ là một công cụ và không có cách thức chính xác nào để sử dụng nó. Chẳng hạn, Paul Gauguin thì áp dụng cũng những nguyên tắc đó để đảo ngược hoặc làm phẳng dẹt những tính chất không gian trong một cơ cấu hình ảnh. Bằng cách bố trí những màu lạnh vào cận cảnh, nơi thông thường có vẻ như tiến ra phía trước, Gaugin làm cho nó xem chừng lùi ra sau. Ông tô nền – phần có vẻ lùi ra sau bằng những màu nóng khiến cho nó tiến ra phía trước. Sự phối này làm dẹt không gian tranh, khiến nó có vẻ trang trí hơn là tạo hình. Nhiều họa sĩ trừu tượng sử dụng những quan hệ cân bằng và chuyển động trong không gian để mang lại nội dung cho họa phẩm, tuy không một sự vật nào được trình bày. Đường nét, sắc độ, hình dạng và cấu trúc cơ bản đều được trợ giúp lớn lao bởi khả năng của màu sắc để tạo ra không gian và ý nghĩa.

mau sac 20

Paul Cézanne, Tĩnh vật với những trái táo, 1875-77. Tranh sơn dầu (19 x 27.3 cm)

Cézanne sử dụng những nét cọ và thay đổi màu sắc như một phương tiện tạo hình dáng. Không chỉ cho thấy một sự điều chỉnh sắc độ, những màu ấm làm cho những cạnh ngoài phải lùi ra sau.

mau sac 21

Paul Gauguin, Giấc nghỉ trưa, khoảng 1891-92. Tranh sơn dầu (87 x 115.9 cm)

Gauguin sử dụng tính chất màu tạo hình để đảo ngược hiệu quả có tính không gian và làm cho nó trở nên nông cạn. Những màu xanh lạnh, xanh tím và những màu đỏ trung hòa, bao quanh bởi những màu lục đậm, đẩy cận cảnh ra sau, trong khi những màu vàng và vàng lục kéo nền tranh về phía trước, làm dẹt không gian hình ảnh.

Tương phản cùng lúc:

Trong khi tìm cách để kết hợp các màu sắc, họa sĩ có thể pha trộn một màu trên bảng pha màu nhằm chỉ để tìm xem nó có hoàn toàn khác hẳn khi đặt kề cận với một màu khác trên vải tranh. Tại sao một màu đỏ - tím có vẻ thay đổi màu sắc khi đặt cạnh màu tím? Trong đầu thế kỷ 19, nhà hóa học Pháp M. E. Chevereul mong muốn khám phá vì lý do nào những tấm thảm len của Gobelin lại bị than phiền về sự thiếu ổn định của một số màu xanh, nâu, tím nhạt và đen. Là giám đốc hãng nhuộm, Chevreul khám phá rằng vấn đề không phải là ở thuốc nhuộm nhưng là do hiện tượng tương phản màu sắc. Sự ổn định của màu trong những màu sắc đó tùy thuộc ở chỗ màu nào được đặt cạnh nó. Những phát hiện này là khởi điểm tác phẩm Định Luật về sự tương phản cùng lúc của các màu sắc, xuất bản năm 1839. Với sự công bố này, Chevreul trở thành nhà tiên tri về kỹ thuật của cả hai trường phái hội họa sau đó: Ấn tượng và Trừu tượng. Cả hai nhóm họa sĩ đó thường đặt kề nhau những màu bổ sung và những màu này làm gia tăng cường độ của nhau qua sự tương phản cùng lúc.

Hiệu quả của một màu trên một màu khác được giải thích bởi quy tắc của sự tương phản cùng lúc. Theo quy tắc này thì bất kỳ lúc nào hai màu khác nhau đi vào tiếp cận trực tiếp, thì những tương đồng của chúng có vẻ giảm đi. Nói tóm lại, sự tương phản này làm gia tăng sự khác biệt giữa các màu sắ. Dĩ nhiên, hiệu quả này đạt đến đỉnh điểm khi các màu trực tiếp tương phản trong màu sắc, nhưng nó xuất hiện ngay cả khi các màu có một mức quan hệ nào đó. Chẳng hạn, một màu vàng lục bao quanh bởi màu lục thì trông vàng hơn, nhưng nếu bao quanh bởi màu vàng thì có vẻ lục hơn. Sự tương phản có thể là ở những đặc trưng của cường độ và sắc độ của những màu sắc. Một màu xanh xám thì trông sáng hơn nếu đặt trên một nền xám và trông xám hơn hoặc trung hòa hơn nếu đặt trên nền xanh sáng. Những hiệu quả mạnh mẽ nhất xảy ra khi những màu bổ sung được gối lên nhau: Màu xanh sẽ sáng nhất nếu đặt cạnh màu cam và màu lục sẽ sáng nhất khi đặt cạnh màu đỏ. Khi một màu ấm được thấy đồng thời tương phản với một màu lạnh thì màu ấm tỏ ra ấm hơn và màu lạnh thì lạnh hơn. Một màu sắc luôn có khuynh hướng mang cái màu bổ sung của nó sang màu kề cận. Nếu một tấm thảm màu lục được treo trên một bức tường màu trắng thì mắt ta trông thấy màu trắng có phảng phất màu đỏ hoặc một màu ấm. Một đốm màu lục trên màu trắng có lẽ là điều cần thiết để trung hòa điều này. Khi một màu xám trung hòa được tạo thành bởi hai màu bổ sung và được đặt cạnh một màu sắc mãnh liệt thì nó có khuynh hướng mang màu sắc đối nghịch với màu mãnh liệt.

mau sac 22

Jasper Johns, Những lá cờ, 1965. Tranh sơn dầu (1.83 x 1.22m)

Với họa phẩm này, Johns mong muốn người thưởng lãm trải nghiệm một dư ảnh. Điều này xảy ra khi những bộ phận thu nhận hình ảnh của võng mạc bị kích thích thái quá và không còn có thể thu nhận những tín hiệu thêm vào. Lúc đó chúng phóng rọi những bước sóng của màu bổ sung. Bạn hãy nhìn chằm vào cái chấm trắng ở phía trên lá cờ trong bốn mươi phút. Chuyển sự tập trung vào đốm đen ở dưới lá cờ, thì bạn sẽ trông thấy một dư ảnh màu đỏ, trắng và xanh.

Một số những tình trạng của “màu bị áp đặt” đó có thể được giải thích bằng lý thuyết cho rằng mắt (và tâm trí) tìm kiếm một trạng thái cân bằng liên quan đến ba màu cơ bản, hơn là một yếu tố có tính tâm lý, điều này xem chừng là một chức năng có tính thể lý của sự ghi nhận từ đôi mắt và khả năng đón nhận ba màu cơ bản của chúng – một số kết hợp của ba màu này có liên quan đến phần lớn những màu pha trộn và vì đôi mắt chúng ta không ngưng quét trên tầm nhìn, nên tất cả những màu cơ bản và những cơ quan thụ cảm đều liên tục bị kích hoạt. Tâm trí xem chừng hoạt động thư thái hơn khi cả ba hệ thụ cảm đều đồng thời có liên quan. Bên trong tầm nhìn, mọi kết hợp của ba màu cơ bản có thể gây ra điều mà không cần phải có tỷ lệ ngang nhau.

mau sac 23

Richard Anuszkiewicz, Bị tổn thương bởi màu lục, 1963. Màu acrylic trên masonite (91.4 x 91.4 cm)

Việc sử dụng sự tương phản cùng lúc bằng cách dùng một mẫu trang trí với những chấm thuộc hai kích cỡ dồn cường độ về tâm tác phẩm bởi sự đặt kề nhau của màu bổ sung với màu đỏ. Màu lục ở tâm tác phẩm trở thành một hình thoi.

Tuy vậy, nếu thiếu một hoặc vài màu cơ bản thì mắt ta xem chừng tìm cách thay thế màu thiếu, do sự mệt mỏi của cơ quan thụ cảm. Nếu nhìn chằm vào một đốm màu đỏ rực trong ít giây rồi sau đó ta hướng mắt về một vùng màu trắng, thì ta sẽ thấy dư ảnh của đốm đó, nhưng nó có màu lục - màu bổ sung của màu đỏ. Ta có thể ghi nhận hiện tượng này với bất kỳ cặp màu bổ sung nào. Tuy thị giác của chúng ta có vẻ ưa thích ba màu cơ bản, nhưng chức năng thị giác có thể bị quá kích thích (hoặc “kém yên ổn”) trong một số điều kiện nào đó. Những dung lượng lớn của những màu bổ sung có cường độ chọi nhau có thể làm cho chúng ta khó chịu. Trong hình Bị tổn thương bởi màu Lục, Richard Anuszkiewicz đã đặt tựa cho họa phẩm của ông như vậy để nói lên sự mệt mỏi của thị giác và sự dao động của các màu sắc tạo ra bởi những tương phản cùng lúc.

Điều kiện để cân bằng sự kích thích của những thụ cảm màu sắc có thể dễ đạt được hơn khi ba màu cơ bản được pha trộn vào nhau. Những màu được tạo ra thì bão hòa hoặc kém mãnh liệt và xem chừng dễ ngắm hơn. Điều này hẳn có thể giải thích tại sao những màu thứ ba, trung hòa – đôi khi gần với sự mất hẳn màu sắc – thường được cho là quyến rũ hoặc mang lại thư giãn cho tâm trí. Những màu sắc như xanh và lục có vẻ mang lại sự dễ chịu cho mắt và tâm trí khi được soi sáng bởi ánh sáng trắng; màu trắng mang thêm nhiều bước sóng cho ánh sáng phản chiếu và như thế kích thích những kết hợp bổ sung của những thụ cảm. Những màu sắc đã bị làm mờ nhạt, trung hòa hoặc nhạt đi trong sắc độ sẽ có vẻ sụt giảm so với tình trạng bão hòa hoặc mãnh liệt nhất của chúng. Bức tường sơn màu xanh rực rỡ sẽ không làm cho căn phòng có vẻ rộng hơn là một bức tường màu xanh nhạt.

Tất cả những thay đổi ở vẻ bề ngoài như đã được trình bày đó cho chúng ta hiểu rằng không màu nào có thể được sử dụng chỉ vì đặc trưng duy nhất của nó, nhưng mỗi màu cần phải được cân nhắc trong quan hệ của nó với những màu khác. Vì lý do này, nhiều người nhận thấy rằng cùng lúc triển khai việc bố trí một màu trên toàn bức tranh là điều dễ dàng hơn hoàn tất một vùng trước khi tiến sang vùng khác.

Màu sắc và cảm xúc:

Màu sắc có thể được cơ cấu hoặc sử dụng phù hợp với khả năng của nó để tạo ra tâm trạng, để tượng trưng cho những ý tưởng và thể hiện những cảm xúc cá nhân. Như thấy trên tranh, màu sắc có thể nói lên một tâm trạng hoặc một cảm nghĩ, ngay cả khi nó không mô tả về những sự vật được trình bày. Những màu đỏ thường được cho là nồng ấm và kích động trogn khi màu xanh có thể nói lên một trạng thái buồn bã hoặc êm ả. Cũng vậy, những sắc độ và cường độ khác nhau của các màu sắc trong một sắp xếp màu có thể tác động đến sự tiếp cận có tính cảm xúc của chúng. Một phạm vi sắc độ rộng (những màu đậm hoặc nhạt tương phản mạnh mẽ) có thể mang lại sinh động và hướng dẫn cho một sự sắp xếp có hệ thống; những sắc độ và cường độ có liên quan gần gũi giúp tạo ra cảm giác tinh tế, sự êm ả và ngơi nghỉ.

mau sac 24

Claude Monet, Cầu Waterloo, Thời tiết xám xịt, 1900. Tranh sơn dầu 65.4 x 92.4 cm

Trong ba chuyến du hành sang London, họa sĩ Ấn tượng Monet đã vẽ gần 100 tác phẩm về những cảnh quang của cầu Waterloo. Ông vẽ cây cầu này từ căn phòng của ông ở khách sạn Savoy và nghiên cứu những đặc trưng của ánh sáng ở những thời điểm khác nhau trong ngày và ở những điều kiện thời tiết khác nhau. Kết quả là những màu sắc, sắc độ và cường độ đều bị tác động thấy rõ, như chúng ta có thể so sánh họa phẩm này (Cầu Waterloo, Hiệu ứng nắng trời).

mau sac 24b

Claude Monet, Cầu Waterloo, Hiệu ứng Nắng trời, 1903. Tranh sơn dầu 65.7 x 101 cm

Trong khi tạo ấn tượng về một thời khắc đang trôi qua, Monet đã chủ động hy sinh chi tiết của thông tin có tính kiến trúc để nhường cho hiệu ứng của nắng trời, màu sắc và khí quyển. Điều này cũng được áp dụng cho hình (Cầu Waterloo, Thời tiết xám xịt).

Một số cảm xúc gợi lên màu sắc là có tính cá nhân và được củng cố qua những kinh nghiệm của mỗi ngày. Chẳng hạn, một số màu vàng trông có vẻ chua khiến ta phải cau mặt, tựa như trông thấy một trái chanh. Một số màu khác mang theo chúng những liên kết ý tưởng tạo ra bởi văn hóa. Lời nói của chúng ta đầy những câu liên kết màu sắc với những tính chất trừu tượng như đức độ, sự trung thành và cái ác, chẳng hạn như: “Một sự thật xanh biếc”, “hèn nhát vàng vọt bẩn thỉu”, “đỏ lên vì giận”, “trinh trắng”, “nỗi buồn xám xịt”. Trong một số trường hợp, những cảm nghĩ đó xem chừng phổ quát hơn vì chúng dựa trên những kinh nghiệm cùng chia sẻ. Mọi nền văn hóa đều hiểu sự hiểm nguy của lửa (những màu đỏ) và sự rộng lớn, bí ẩn, kiên định của trời, biển… Những màu xanh có thể được dùng để nói đến sự đáng tin cậy, trung thành và lương thiện, trong khi nhữn màu đỏ gợi lên sự hiểm nguy, can đảm, tội lỗi, say đắm hoặc cái chết dữ dội. Tuy vậy, không phải mọi màu sắc đều có những ý nghĩa như nhau trong mọi nền văn hóa. Nhiều hình ảnh đều có những ý nghĩa như nhau trong mọi nền văn hóa. Nhiều hình ảnh trên những đồ tạo tác của Châu Mỹ thời tiền – Colombus cho thấy các nhà vua – tư tế cử hành những nghi lễ đẫm máu với các nạn nhân được dâng cúng cho mặt trời và màu đỏ ở đó tượng trưng cho sự tái sinh và cách tân bằng cách cho mặt trời được tiếp tục sống. Đối với nhiều nền văn hóa phương Tây thì màu xanh, chứ không phải là màu đỏ, là dấu chỉ của sự tái sinh, hy vọng và sự sống. Sự liên kết với nhiều màu sắc có thể đưa chúng ta ngược dòng lịch sử. Chẳng hạn, đối với nền văn minh La Mã trong thời kỳ đầu thì màu tím có nghĩa là vương quyền. Vì sự hiếm hoi và đắt giá cảu thuốc nhuộm màu tím nên chỉ có các hoàng đế La Mã mới có thể mặc y phục màu tím. Tuy vậy, ngay cả khi thuốc nhuộm không còn quý hiếm thì truyền thống (và ý nghĩa) của nó vẫn còn. Tại Trung Hoa, các nhà làm gốm sứ cổ xưa sáng chế ra một kỹ thuật tráng men với những loại men quý hiếm mà trong số những men đó có màu đỏ đồng xinh đẹp nhất của mỗi lò đều được dâng lên cho hoàng đế.

Ứng dụng có tính âm lý của màu sắc:

Nghiên cứu cho thấy rằng những màu sáng và bóng loáng thường làm chúng ta tươi vui và sảng khoái; những màu ấm thì thường có kích thích; những màu lạnh thì mang lại sự an ổn. Trong khi những màu đen hoặc u tối thì thường gây căng thẳng. Các trung tâm y tế, bệnh viện, thường dược sơn bằng màu xanh nhạt hoặc màu xanh lục, vì tác dụng mang lại sự êm ả của chúng. Những khu trượt tuyết mùa đông thì được sơn bằng màu vàng ấm, cam và nâu, để mang lại sự ấm cúng cho những người bước vào một thời tiết dưới độ âm. Trong lĩnh vực sản xuất thì ta thấy rằng, ở một số hoàn cảnh, những màu sáng rực rỡ khiến năng suất lao động gia tăng trong khi những màu trugn hòa hoặc màu nhẹ thì làm giảm năng suất.

Chúng tôi xin tiếp tục trình bày về việc ứng dụng sức mạnh tạo cảm xúc của màu sắc. Trong siêu thị, gian hàng bán thịt thường có màu trắng bóng loáng nhằm mang lại cho chúng ta sự an tâm và gợi lên những cảm nghĩ về sự sạch sẽ hoặc tinh khiết. Để khuyến khích chúng ta mua sản phẩm, những miếng thịt bò ngon nhất được trang trí bằng ngò tây hoặc những vật bằng nhựa màu xanh lục để thịt bò có vẻ đỏ hơn và quyến rũ hơn. Những thùng đựng ngũ cốc màu cam và vàng tươi thì có những hàng chữ in bằng màu tương phản để khêu gợi sự chú ý của chúng ta. Những không gian cực nhỏ thường hiếm khi được sơn bằng những màu tối hoặc sáng nóng vì như thế khiến chúng có vẻ nhỏ hơn. Thay vì thế, chúng sẽ được làm cho có vẻ rộng hơn bằng những màu lạnh.

mau sac 25

Leon Golub, Prometheus II, 1998. Acrylic trên vải lanh (302.3 x 246.4 cm)

Leon Golub thường sử dụng những màu sắc có tính tâm lý để bày tỏ những vấn đề của cá nhân qua những ẩn dụ. Màu đỏ - màu cho thấy sự tấn công hàng ngày của con kền kền, trong khi những màu u tối nhắc nhở chúng ta về cái chết và nỗi khổ. Prometheus, một vị thần hùng anh, đã bị thần Zeus xiềng vào một tảng đá vì tội đánh cắp lửa từ Núi Olympus.

Với các nghệ sĩ thì một cuộc trò chuyện gây nóng giận, một lá thư tình, một vụ kẹt xe, tất cả đều có thể một cách vô thức ảnh hưởng đến sự lựa chọn màu sắc. Dùng sức mạnh của màu sắc để tượng trưng cho các ý tưởng, điều đó trở thành một công cụ. Nó mang lại trù phú cho ẩn dụ và làm cho tác phẩm mạnh mẽ hơn trong nội dung và ý nghĩa. Nhiều họa sĩ sử dụng phong cách màu của cá nhân; chủ yếu xuất phát từ những cảm nhận của họ về đề tài hơn là thuần túy mô tả. Màu sắc của John Martin chủ yếu là gợi ý trong tính cách với ít thể hiện của hình dáng và sự rắn chắc. Để phù hợp với phương tiện mà ông sử dụng (màu nước), tranh ông thường tinh tế và có màu sắc nhẹ. Màu sắc trong các họa phẩm của Vicent Van Gogh thì thường sinh động, nóng, mãnh liệt và được vẽ bằng những đường nét có màu sắc ngoằn ngoèo. Ông sử dụng cấu trúc cơ bản và màu sắc để thể hiện phong cách riêng mãnh liệt trong tác phẩm của ông. Trong tác phẩm của Leon Golub thì màu sắc trở thành một biểu tượng cá nhân. Màu sắc của Golub thiết lập một trạng thái đen tối, u sầu và giúp thể hiện cảm nhận của ông về điều không thể né tránh là đau khổ, già nua, sự mất phẩm giá và cái chế. Hướng tiếp cận bằng màu sắc có tính cảm xúc là điều đặc biệt hấp dẫn đối với những họa sĩ thuộc trường phái Biểu Hiện, vốn sử dụng nó để tạo ra một sự xử lý hoàn toàn chủ quan, không chút liên quan với thực tại khách quan, các họa sĩ đương đại như Wolf Kahn tiếp tục giải thích môi trường của họ bắng sự chọn lựa màu sắc có tính cá nhân. Chúng ta không thể thoát khỏi những ảnh hưởng có tính cảm xúc của màu sắc vì chúng trực tiếp quyến rũ những cảm quan của chúng ta và tự chúng là một chức năng có tính tâm lý và vật lý của thị giác.

mau sac 26

Wolf Kahn, Đường quê với Hàng cây thích, 1995. Tranh sơn dầu (132 x 167.6 cm)

Wolf Kahn là họa sĩ đương đại sử dụng đề tài thắng cảnh để nói lên niềm vui tìm thấy trong màu sắc. Việc sử dụng cơ cấu màu sắc lung linh và ngay cả mạo hiểm là dấu ấn của những họa phẩm thuộc thời kỳ sau này của ông, khiến người ta có thể nhận ra chúng ngay.

* Sự tiến hóa của bảng màu:

Trong cách này, sự sắp xếp theo hình tròn của bảng màu được dựa trên một hệ loại trừ ra của họa sĩ sử dụng màu đỏ, vàng và xanh là màu cơ bản. Hệ màu bộ ba cơ bản này đã tiến hóa qua nhiều thế kỷ.

Những nguồn gốc của các hệ màu:

Vào khoảng 1660, Sir Isaac Newton là người đầu tiên phát hiện thực chất của màu sắc. Khi tách màu vang qua quang phổ - đỏ phía trên và tím ở dưới – Newton là người đầu tiên đã xem đó như là một bảng màu. Một cách tài tình, ông uốn vặn cái đường thẳng quang phổ, kết hợp các đầu mút và chèn vào màu tím, một màu có khuynh hướng ngã sang đỏ - tìm và không thấy trong quang phổ. Màu đỏ tím Newton trông thấy này chứa bảng màu, mà ông liên kết chúng với bảy hành tinh và bảy nốt trong thang âm của âm nhạc (không có bán cung đồng) – đỏ tương ứng với nốt Do, Cam với Ré, vàng với Mi, lục với Fa, xanh với Sol, màu chàm tím với La, và tím với Si.

Phát hiện những sắc tố cơ bản:

Khoảng 1731, J.C. Le Blon phát hiện đặc trưng cơ bản của các sắc tố đỏ, vàng, xanh, khả năng tạo ra màu cam, lục và tím của chúng. Cho đến ngày nay, sự phát hiện của ông vẫn còn là nền tảng của lý thuyết về sắc tố.

Bảng màu bộ ba đầu tiên:                                                                                                       

Bảng màu đầu tiên với đầy đủ màu sắc và dựa trên hệ ba màu cơ bản được công bố vào khoảng năm 1766. Nó xuất hiện trong một cuốn sách có tựa Hệ Tự nhiên của Màu sắc, do một nghệ nhân khắc bảng in người Anh Morris Harris thực hiện, trong thập niên đầu của thế kỷ 19, Johann Wolgang von Goethe bắt đầu sắp xếp màu theo hình tam giác quanh một vòng tròn. Thêm vào đó, Philipp Otto Runge tạo ra một thể rắn có màu sắc đầu tiên (một kết cấu màu sắc ba chiều) bằng cách thăm dò màu sắc, sắc độ và những bóng của màu sắc.

Các nhà giáo dục Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, nhiều nhà giáo dục đã đẩy những màu cơ bản đỏ, vàng và xanh trong bảng màu tiến lên phía trước. Đáng kể hơn hết trong những nhà giáo dục đó là Louis Prang, với tác phẩm lý thuyết về màu sắc công bố năm 1876. Ngày nay, các nhà học giả như Johannes Itten, Faber Birren và Joseph Albers đã làm nhiều điều để thăm dò sự phát triển có tính lịch sử của màu bộ ba cơ bản và cho thấy bằng cách nào các màu tương tác, mỗi màu tác động đến sự cảm nhận của chúng ta về những màu khác.

Hệ màu Ostwald

Là nhà hóa học và vật lý học nổi tiếng của Đức, năm 1916 Wilhelm Ostwald phát triển một hệ màu liên quan đến sự hài hòa tâm lý và trật tự. Vì hệ màu này được tạo ra từ những sắc tố có thể sản xuất vào thời kỳ bấy giờ, nên nó sử dụng các màu đỏ, vàng, xanh lục biển, xanh, những màu thứ cấp cam, đỏ thẫm, ngọc lam và xanh lá. Những màu sắc được bố trí trong mỗi vòng tròn và nới rộng bằng cách pha trộn với những màu kề cận thành một hệ 24 màu – có thể bành trướng thêm ra. Những màu bổ sung được đặt đối nghịch nhau, chẳng hạn, xanh đối với vàng. Những nguyên tắc nghiêm ngặt để tiêu chuẩn hóa màu sắc trong công nghiệp được đề ra. Một mô hình ba chiều đặt mỗi màu ở đỉnh của một tam giác và màu trắng và đen ở hai điểm kia. Những hài hòa màu sắc được dựa trên tương quan toán học nhằm tăng gấp đôi sự thay đổi sắc điệu ở mỗi bước từ trắng đến đen, tạo ra một sự tiến đều ở các bước. Hệ này tập trung vào những thay đổi sắc độ, với cường độ được kiểm soát và giới hạn bởi điểm khởi đầu của tam giác. Hệ này chưa bao giờ được áp dụng đầy đủ trong công nghiệp.

Hệ màu Munsell

Khoảng 1936, họa sĩ Hoa Kỳ Albert Munsell hình thành một hệ thống để chỉ ra quan hệ giữa các màu sắc khác nhau và những bóng mờ, dựa trên màu, sắc độ và cường độ. Hệ thống này là một nỗ lực để đặt trên cho nhiều sự khác biệt của màu sắc phát sinh từ việc hòa trộn những màu khác nhau hoặc hòa trộn chúng với những màu trung tính. Năm 1943, công nghiệp Hoa Kỳ đưa vào hệ Munsell để làm tiêu chuẩn đặt tên cho những màu khác nhau. Hệ này cũng được Cục Tiêu chuẩn Hoa Kỳ tại Washington D. C. đưa vào sử dụng.

Trong hệ màu Munsell, có năm màu cơ bản là đỏ, vàng, xanh lục và tía. Sự pha trộn bất kỳ hai màu nào trong số những màu nằm kề nhau trên bảng màu được gọi là màu trung gian. Chẳng hạn, sự pha trộn màu đỏ và màu vàng cho ra màu trung gian vàng – đỏ. Những màu trung gian khác là lục – vàng, xanh – lục, tía – xanh và đỏ tía.

mau sac 27

Cây màu sắc Munsell, 1972. Nhựa trong (26.7 x 30.5 cm); khổ đế, đường kính 30.5 cm;
trục giữa cao 32.1 cm; kích cỡ bảng màu 1.9 x 3.5 cm

Hệ màu Munsell trong không gian ba chiều. Cường độ lớn nhất của mỗi màu sắc nằm ở phía xa nhất kể từ trục chính. Sắc độ của mỗi cánh quạt thay đổi khi nó chuyển dịch lên phía trên và xuống phía dưới thân cây. Trục giữa chỉ thay đổi từ màu sáng đến màu tối. Các màu thay đổi sắc khi chúng chuyển động quanh thân cây.

Để làm sáng tỏ những quan hệ của màu sắc, Munsell nghĩ ra một hệ màu ba chiều nhằm xếp loại những bóng mờ hoặc những biến thiên của màu sắc phù hợp với tính chất của sự chuyển màu, sắc độ và cường độ (hoặc chroma). Hệ màu của Munsell có hình dáng của một cây xanh. Nhiều sắc độ màu khác nhau được dán dính vào những cánh quạt nhựa trong vườn rộng từ một trục chính tựa như những cành cây. Cột trụ gần tâm trục nhất cho thấy một thang đo của những sắc độ trung hòa bắt đầu với màu đen ở đáy và dâng lên qua những màu xanh đến trắng ở đỉnh. Độ màu bên ngoài phạm vi của mỗi cảnh tượng trưng cho màu sắc mãnh liệt nhất có thể có ở mỗi tầng sắc độ.

Phần quan trọng nhất của hệ màu Munsell là ký hiệu màu, mô tả một bảng màu bằng những chữ cái và công thức số học. Màu sắc được mô tả bằng ký hiệu tìm thấy trong vòng bên trong của bảng màu. Sắc độ của màu được chỉ ra bởi các con số ở trục giữa nêu trong Bảng màu của Munsell. Cường độ hay chroma được mô tả bởi những con số ở những cánh quạt phát ra từ thân cây. Những quan hệ sắc độ và cường độ đó được thể hiện bởi những phân số, với con số ở đỉnh tượng trưng sắc độ và con số ở dưới chỉ về cường độ (chroma). Chẳng hạn, 5Y8-12 là ký hiệu của màu vàng sáng.

Munsell đặt màu xanh đối nghịch màu vàng – đỏ và màu đỏ đối nghịc màu xanh – lục, trong khi chúng tôi đặt màu xanh đối nghịch màu cam và màu đỏ đối nghịch với màu lục.

mau sac 28

Bảng màu Munsell

Biểu đồ này cho thấy tương quan của những sắc màu trên bảng màu với những ký hiệu cá biệt.

>>> Màu sắc trong hội họa (Phần 1)

>>> Màu sắc trong thiết kế nội ngoại thất

>>> Sự tương quan giữa các màu sắc

0976984729