Màu sắc trong nghệ thuật nhiếp ảnh

mau sac nhiep anh 1
Tác phẩm: Cá vàng – Chất liệu: Acrylic
Kích thước: 100 cm x 100 cm – Họa sĩ: Uyên Huy

Nghệ thuật nhiếp ảnh là một hình thái của nghệ thuật thị giác, là loại hình nghệ thuật “vẽ bằng ánh sáng”.

Nghệ thuật nhiếp ảnh là nghệ thuật chuyên ghi nhận, khai thác chủ đề, đề tài thông qua không gian lẫn thời gian cụ thể bằng công cụ là chiếc máy ảnh. Nó là nghệ thuật gắn liền với khoa học kỹ thuật và công cụ kỹ thuật.

Các yếu tố tạo thành nhiếp ảnh nghệ thuật:

- Con người: với lòng yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh, trình độ tay nghề, kinh nghiệm thực hành, kiến thức chuyên ngành, thị hiếu thẩm mỹ, có sự bén nhạy về ý tưởng.

- Công cụ: là máy ảnh và tất cả những phương tiện kỹ thuật kèm theo.

* Sự khác nhau giữa mỹ thuật và nghệ thuật nhiếp ảnh:

Nghệ thuật nhiếp ảnh là một hình thái của nghệ thuật thị giác, một hình thái của mỹ thuật gắn liền với kỹ thuật, nghệ thuật quang học. Nó là nghệ thuật chuyên bắt thời gian ngừng lại với vẻ đẹp tuyệt vời của không gian và thời gian.

Nếu không có trình độ thẩm mỹ, năng khiếu mỹ thuật, khả năng phát hiện, khám phá những hình thái của cái đẹp trong đời sống thì khó trở thành nhà nhiếp ảnh giỏi.

A – Nghệ thuật nhiếp ảnh:

Sáng tác nghệ thuật nhiếp ảnh là dựa vào những khoảnh khắc điển hình trong thiên nhiên.

Về cơ bản thì hình chụp từ thiên nhiên, qua máy ảnh thì không thể sửa đổi.

Màu sắc của nghệ thuật nhiếp ảnh là màu của thiên nhiên gắn liền với màu của thời tiết, khí hậu của địa phương và “thời gian cụ thể”. Nó là màu của không gian, không khí, màu của những khoảnh khắc tuyệt vời được ghi nhận từ thực tế khách quan thông qua cách nhìn chủ quan dưới sự ghi nhận của máy ảnh.

Màu của nhiếp ảnh là màu của thiên nhiên thông qua sự ghi nhận của máy chứ không do diễn tả bằng cảm xúc, cách nhìn, màu sắc như là nghệ sĩ mỹ thuật.

Màu sắc của nghệ thuật nhiếp ảnh là màu của ánh sáng chứ không phải màu của vật chất vô cơ hay hữu cơ.

Màu của nhiếp ảnh là hiệu quả tổng hợp do máy ảnh, kinh nghiệm thu ảnh kin nghiệm hành nghề của mỗi tác giả, hiệu quả của các phương tiện kỹ thuật. Nhưng chủ yếu là dựa vào thiên nhiên.

Có khi tác phẩm là ảnh chụp trong studio, có sự chủ động bố trí ánh sáng ở loại ảnh này nhà nhiếp ảnh không phải chờ đợi “khoảnh khắc ngàn vàng” như chụp ảnh ngoài trời.

Màu của nhiếp ảnh là hiệu quả của sự sử dụng, phối hợp giữa màu của ánh sáng theo hệ quang phổ RGB, màu của nguyên lý tổng hợp cộng (Red, Green, Blue) cùng với màu sắc tổng hợp trừ CMY (Cyan, Magenta, Yellow).

B – Nghệ thuật tạo hình:

Đây là loại hình nghệ thuật chuyên sáng tác chủ yếu dựa vào ý tưởng, sự tưởng tượng, khả năng tạo hình, thị hiếu thẩm mỹ.

Màu sắc do sự chủ động sáng tác hoàn toàn của nghệ sĩ. Màu sắc của nghệ thuật tạo hình là màu của vật chất vô cơ hay hữu cơ thông qua sự chủ động phối hợp diễn tả bằng chính cảm xúc, cách nhìn riêng, thị hiếu thẩm mỹ của tác phẩm. Màu sắc của loại hình nghệ thuật này chính là tâm hồn của tác giả. Nó gần như tuyệt đối mang tính chủ quan.

Không gian, thời gian trong mỹ thuật tạo hình là “không gian tâm lý và thời gian tâm lý”. Trong khi đó không gian và thời gian của nghệ thuật nhiếp ảnh đến 90% là “không gian và thời gian vật lý”.

Cái đẹp của nhiếp ảnh bao gồm: Sự độc đáo của đề tài, của ý tưởng, của cách chọn cắt cảnh, chọn góc nhìn, tầm nhìn, chọn, bắt được những khoảnh khắc tuyệt vời; thể hiện được sự thăng bằng, sự phân bố ánh sáng thể hiện được những đường lượn, nhịp điệu bằng đường nét và ánh sáng (do sự cố ý chọn góc nhìn, tầm nhìn và tài năng chộp bắt được khoảnh khắc tốt nhất (ngàn năm có một) và cả sự xử lý kỹ thuật trên máy khi rọi ảnh (hạn chế tối đa)…

Màu của nghệ thuật tạo hình là màu của sự chủ quan, màu của cảm xúc … nó có được do gắn liền với “tâm lý, tâm trạng” của tác giả.

Màu sắc trên tác phẩm của nghệ thuật nhiếp ảnh:

Qua phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy màu sắc của nghệ thuật nhiếp ảnh chắc chắn là sự tổng hòa hay hiệu quả của những yếu tố sau đây:

- Màu của đối tượng, cảnh quan cụ thể (không gian, thời gian vật lý);

- Màu do sự tương tác, sự phản chiếu qua lại từ màu sắc riêng của các đối tượng hiện hữu trong không gian được ghi hình;

- Màu của thời gian, không khí trong đó có ánh sáng, hơi nước, mù sương, khói, bụi, mưa…

- Màu của ánh sáng thiên nhiên (buổi chiều), màu của ánh sáng đèn dùng để chiếu, rọi, tác động vào môi trường.

- Màu của sự cộng hưởng của hai yếu tố nêu trên.

- Khả năng thu nhận màu của máy ảnh, của ống kính, của quang độ, khẩu độ.

mau sac nhiep anh 2

mau sac nhiep anh 3
Thiếu nữ, Phóng từ phim màu âm chập với một tờ phim đen – trắng sắc độ nhẹ
Ảnh: JOHN HEDGECOE (Anh)

mau sac nhiep anh 4

Khỏa thân: Bấm nhiều lần. Mỗi lần để người mẫu dịch chuyển chút ít, với tư thế ngồi gần như giữ nguyên. Ống kính 135mm, hai đèn chớp đồng bộ cho mỗi lần bấm. Ảnh: Lê Thanh Đức

mau sac nhiep anh 5
Hai ảnh cùng một bố cục, chụp dưới ánh sáng ban ngày bên cửa sổ
Trái: Phim ánh sáng trời (Daylight): màu đúng - Phải: Phim đèn tóc (Tungsten): toàn ảnh ngả xanh.

mau sac nhiep anh 6
Hai ảnh cùng một bố cục, chụp buổi tối dưới đèn tóc
Trái: Phim đèn tóc: màu đúng - Phải: Phim ánh sáng trời: toàn ảnh ngả vàng nghệ.

mau sac nhiep anh 7

Năm 1969, Newton đã chứng minh là ánh sáng trắng tổng hợp từ bảy sắc Tím, chàm, lam, lục cam, vàng, vàng cam, đỏ. Ta có thể quán sát hiện tượng này trên cầu vồng sau mưa, trên bong bóng xà phòng, và cả trên bề mặt các đĩa Compact nếu cầm xem đúng hướng khúc xạ của một nguồn sáng trắng.

Phối sắc tổng hợp cộng (Ký hiệu: RGB)

mau sac nhiep anh 9

Trong phòng tối, chiếu đồng bộ 3 quần sáng tròn đỏ (Red: R), lục (Green: G) và lam (Blue: B) chờm lên nhau như hình vẽ, sẽ thấy:

1. Lam và Lục chiếu chồng lên nhau thành Lam-Lục (Cyan), sáng hơn hai màu gốc tạo ra nó.

2. Lục và Đỏ chiếu chồng lên nhau sẽ thành màu vàng, sáng hơn hai màu gốc tạo ra nó.

3. Lam và Đỏ chiếu chồng lên nhau tạo thành màu tím, sáng hơn hai màu gốc tạo ra nó.

4. Cả 3 quần sáng R-G-B chồng lên nhau sẽ thành trắng.

Phối sắc tổng hợp trừ (Ký hiệu: CMY)

mau sac nhiep anh 9

Ba tờ phim nhựa tròn nhuộm 3 màu Lam – Lục (Cyan, C), Đỏ - Tím (Magenta, M) và Vàng (Yellow, L) chồng lên nhau như hình vẽ, soi ra trước một nguồn sáng trắng sẽ cho thấy:

1. Lam – Lục lên vàng thành màu lục, đậm hơn hai màu tạo ra nó.

2. Vàng và Đỏ tím chồng lên nhau sẽ thành màu đỏ cờ, đậm hơn hai màu tạo ra nó.

3. Đỏ - Tím và Lam – Lục chồng lên nhau sẽ thành màu lam, đậm hơn hai màu tạo ra nó.

4. Cả 3 màu gốc CMYK chồng lên nhau sẽ tối đen.

Khả năng của sự xử lý màu thông qua phần mềm photoshop (điều này giới chuyên nghiệp không thích).

Do ảnh hưởng của từng loại giấy rửa ảnh (thí dụ giấy Kodax hơi có áp sắc đỏ…). Kinh nghiệm rửa ảnh và cả chủ ý điều tiết màu khi rửa ảnh.

Ghi chú:

- Trong nghệ thuật nhiếp ảnh thì ảnh đen trắng dễ gây cảm xúc và độ sâu của ảnh.

- Màu của nghệ thuật nhiếp ảnh thường thể hiện theo gam màu với sự tiết kiệm như màu trong giải pháp hòa hợp đơn sắc “monochrome”.

- Có những loại ảnh mà nhà nhiếp ảnh cố tình điều chỉnh, bỏ bớt màu,t ăng cường độ, đội tươi của một màu nào đó. Ảnh ít màu mà đẹp thì khó hơn ảnh nhiều màu.

Tóm lại, trong khi màu trong mỹ thuật tạo hình là màu của chủ quan, của cá tính, thị hiếu, cái riêng của họa sĩ thì màu sắc trong lĩnh vực nghệ thuật nhiếp ảnh lại là màu của sự tương tác của nhiều yếu tố, bộ phận đứng cạnh nhau, là màu của thời gian vật lý cụ thể. Nó là kết quả của nhiều yếu tố khách quan hơn là chủ quan (trừ phi tác giả dùng phần mềm Photoshop để chỉnh sửa. tuy nhiên điều này không được giới chuyên môn chấp nhận)…

Do đó mức độ sáng tạo trong màu sắc nhiếp ảnh không cao bằng trong mỹ thuật tạo hình.

mau sac nhiep anh 10

>>> Màu sắc trong trang phục

>>> Sự tương quan giữa các màu sắc

>>> Ba chiều của màu sắc

0976984729