Nghệ thuật của chiều thứ ba (Phần 1)
* Những từ có liên quan đến chiều thứ ba:
- Tính ba chiều: Là sở hữu hoặc tạo ra cái ảo ảnh sở hữu, về chiều sâu cũng như chiều cao và chiều rộng. Bổ sung theo điêu khắc thì có nghĩa là dựng lên, lắp ráp hoặc đổ nguyên vật liệu vào.
- Thiếu kiến tạo: Là được đặc trưng bởi những lượng lớn không gian; có tính mở, nghĩa là đối nghịch với sự đồ sộ (hoặc kiến tạo) và thường có thêm những vật bổ sung để nới rộng.
- Bauhaus: Lúc đầu là một trường phái kiến trúc của Đức nở rộ trong khoảng thời gian giữa hai Chiến tranh Thế giới. Trường phái Bauhaus đã thu hút nhiều nghệ sĩ thực hiện trong cả hai lĩnh vực không gian hai chiều và không gian ba chiều.
- Thuật chạm: 1. Là tính chất của một chất liệu nghệ thuật như đá, gỗ, hoặc kim loại có thể chạm hoặc khắc. 2. Là một loại hình nghệ thuật giữ lại màu sắc, những tính căng giãn và sờ mó được. 3. Là tính chất rắn, vững chắc hoặc đề kháng gặp phải ở những chất liệu được chạm hoặc khắc.
- Bố trí: Là những xếp đặc bên trong hoặc những tác phẩm do nghệ sĩ tạo ra để làm gia tăng sự cảm nhận của người xem về bối cảnh không gian. Khối kết tập (chiều thứ ba); 1. Trong nghệ thuật đồ họa, là một hình dạng có vẻ nổi bật lên một cách ba chiều từ không gian bao quanh nó hoặc có vẻ tạo ra ảo ảnh của một vật thể rắn.
- Di động: Là một tác phẩm điêu khắc chuyển động ba chiều.
- Gỉ đồng: 1. Là một lớp màng tự nhiên thường có màu xanh lục phát sinh từ ôxy hóa đồng hoặc từ những kim loại khác. 2. Là những sắc tố và / hoặc hóa chất được phủ lên bề mặt của tác phẩm điêu khắc.
- Tác phẩm chạm nổi: Là tác phẩm nghệ thuật tuy mang khái niệm đồ họa nhưng được thực hiện theo lối điêu khắc, sử dụng một chiều sâu tương đối cạn nhằm thiết lập những hình ảnh. Sự triển khai không gian có thể nằm trong phạm vi từ sự phóng chiếu rất hạn chế, gọi là “nét nổi thấp”, đến sự phát triển không gian thái quá gọi là “nét nổi cao”. Đối với điêu khắc chạm nổi thì ta phải xem nó từ chính diện chứ không nhìn từ xung quanh.
- Hình dạng (chiều thứ ba): Là một vùng nổi bật lên từ không gian gần nó hoặc quanh nó do được xác định hoặc có ranh giới liên quan hoặc do những khác biệt trong sắc độ, màu sắc hoặc cấu trúc cơ bản.
- Hình bóng: Là vùng nằm giữa hoặc được giới hạn bởi những đường viền, hoặc cạnh cửa của một vật thể; là toàn bộ hình dạng.
- Sự thay thế: Trong điêu khắc là thay thế một chất liệu hoặc chất pha trộn bằng một chất khác.
- Loại trừ đi: Trong điêu khắc có nghĩa là đục bớt hoặc cắt bớt nguyên vật liệu.
- Chỗ trống: 1. Là một vùng thiếu nội dung tích cực và gồm có không gian tiêu cực; 2. Một vùng không gian bên trong một vật thể, xâm nhập nó và ngang qua nó.
- Dung lượng (chiều thứ ba): Là một vùng đo được của không gian được xác định hoặc bị choán.
* Những khái niệm cơ bản của nghệ thuật ba chiều:
Trong nghệ thuật ba chiều thì chiều được bổ sung là chiều sâu thật sự. Chiều sâu này xuất phát từ một cảm nhận lớn lao về hiện thực và hệ quả là làm gia tăng tác động có tính chất vật lý của tác phẩm. Điều này có thực bởi vì một tác phẩm đồ họa thường bị giới hạn trong hình dạng hình học của khung tranh, bị giới hạn trong bản vẽ được sắp đặt, trong khi một tác phẩm ba chiều thì chỉ bị giới hạn bởi những mút ngoài cùng của những vị trí và / hoặc những cảnh của nó. Nó trình bày về nghệ thuật ba chiều bằng từ ngữ và đồ họa không thể thay thế cho sự trải nghiệm đích thực. Những mô tả hai chiều là một sự mô tả có tính phẳng dẹt, cứng nhắc và chỉ đại diện cho một quan điểm; tuy vậy chúng có thể được dùng làm cách diễn đạt ngắn gọn có tính hình ảnh cho những trải nghiệm thực sự của cảm quan. Trong bài này, chúng tôi sử dụng những mô tả có tính hai chiều, như là những phương tiện thích hợp nhất để truyền đạt về kinh nghiệm ba chiều.
Isamu Noguchi, Đá trong đá, 1982. Đá basalt, (190.5 x 96.5 x 68.6 cm)
Trong tác phẩm này nhà điêu khắc Noguchi đã loại trừ đi một phần đá vừa đủ để đưa vào khái niệm của ông về hình dáng mỏng manh trong khi vẫn giữ tính toàn vẹn của chất liệu với vẻ nặng nề, trọng lượng và khối lượng của nó.
Các nghệ sĩ và những nhà nghiên cứu nghệ thuật thường dùng những từ như hình dáng, hình dạng, khối kết tập và khối lập thể để chỉ về những tính chất ba chiều của các vật thể trong không gian. Trong một nghĩa có tính cấu trúc rộng, hình dáng là toàn bộ phương tiện và kỹ thuật được sử dụng để cơ cấu những yếu tố ba chiều trong một tác phẩm nghệ thuật. Theo nghĩa này thì một giáo đường là toàn bộ cái hình dáng và những cái cửa của nó thì những hình dạng góp phần vào. Tuy vậy, trong một nghĩa hạn hẹp hơn, hình dáng là từ dùng để chỉ vẻ bề ngoài của một vật thể - một đường viền, một hình dạng hoặc một cấu trúc. Cái từ hình dạng, cái từ khối kết tập luôn được dùng để chỉ một vật thể có tính vật lý rắn, tương đối nặng hoặc kềnh càng. Cái từ khối kết tập cũng nhắc đến một khối vật chất cố kết, chẳng hạn đất sét hoặc kim loại chưa được tạo hình. Những nhà chạm khắc đá thường sử dụng những loại đá phù hợp và họ có khuynh hướng nghĩ về các khối kết tập nặng nề (Hình Đá trong đá), những nhà điêu khắc sử dụng đất sét hoặc sáp ong thì chuộng những khối kết tập để uốn nắn. Dung lượng là lượng không gian mà khối kết tập choán, hoặc một vùng ba chiều của không gian bị một phần hoặc toàn bộ bao bọc bởi những mặt phẳng, những cảnh tuyến tính hoặc dây kim loại. Chẳng hạn, người thợ gốm đặt một cái bát lên bàn quay để chỉnh những chiều kích của dung lượng bên trong (không gian tiêu cực phía trong) bằng cách nới rộng hoặc nén những mặt đất sét (khối kết tập tích cực). Khi kết hợp những chất liệu, nhà điêu khắc cũng có thể bao quanh những dung lượng tiêu cực để hình thành những quan hệ độc đáo.
Jon W. Goforth, Không đề, 1971. Đúc nhôm, cao 40 cm kể cả đế
Nhìn rộng hơn, chúng ta thấy hầu hết các vật thể có trong môi trường đều có những tính chất ba chiều cao, rộng và sâu có thể được chia thành các loại hình dáng tự nhiên và các loại hình dáng do con người tạo ra. Tuy những hình dáng tự nhiên có thể kích thích tiến trình tư duy, nhưng tự chúng không có thể sáng tạo. Các nghệ sĩ tạo ra những hình dáng nhằm thỏa mãn nhu cầu biểu hiện của họ. Trong thời xa xưa, hầu hết những vật thể ba chiều đều được tạo ra nhằm mục đích tiện dụng là đẹp. Chúng gồm những cái rìu bằng đá, đồ đất nung, búa, dao và những đồ dùng để thờ cúng. Sau đó, tất cả những hình dáng do con người tạo ra đều có tính biểu hiện nghệ thuật: có nhiều đồ vật mô tả những con thú mà những người tạo ra các món đồ đó đã săn bắt. Những đồ vật thời tiền sử đó giờ đây được xem như là những biểu hiện có từ sớm nhất về sự thôi thúc có tính điêu khắc.
- Điêu khắc: Trong suốt dòng lịch sử, từ điêu khắc đã có nhiều thay đổi. Cái từ này xuất phát bởi động từ Latinh sculpere, nói lên tiến trình đục đẽo, khắc, chạm. Trong định nghĩa về điêu khắc, người Hy Lạp cổ đại bao gồm cả việc tạo hình những chất liệu dễ uốn nắn như đất sét, sáp theo dạng chạm khắc nổi hoặc hình tượng. Người Hy Lạp đã triển khai một tiêu chuẩn lý tưởng về điêu khắc hình dạng người và được xem là một cơ cấu có tính chất vật lý hoàn hảo – hài hòa, cân đối với mọi phần có liên quan toàn bộ với nhau. Khái niệm về cơ cấu nghệ thuật là một phần của định nghĩa về điều khắc.
Nhằm đáp ứng với mọi điều kiện đang thay đổi của thời đại công nghiệp, điêu khắc hiện đại đã đón nhận những tính chất mới. Khoa học và cơ khí khiến cho các nhà điêu khắc ý thức hơn về những chất liệu, kỹ thuật và nhận thức hơn về cơ cấu hình tượng tiềm tàng trong nghệ thuật của họ.
Joan Livingstone, Bị thấm qua, 1997-2000.
Kết quả thành nỉ, nhuộm màu, nhựa hóa học, sắc tố và thép 112 x 36 x 96 in
Nhằm phù hợp với những ý đồ của nghệ sĩ, điêu khắc hiện đại khai thác mọi chất liệu có thể nghĩ ra
Điêu khắc không còn bị giới hạn trong việc đục chạm và nặn hình: Giờ đây, nó tìm đến bất kỳ phương tiện nào nhằm tạo dáng, cho mọi điêu khắc ba chiều. Những phương tiện đó bao gồm máy hàn, máy dập, máy mài, máy nén, máy đục, máy tiện. Đáp lại, các nghệ sĩ ba chiều đã nới rộng phạm vi của các hình dáng điêu khắc của họ để bao gồm những kiến trúc rắn, phẳng và tuyến tính, được hình thành bởi những vật liệu như thép, nhựa, gỗ và vải (Hình Bị thấm qua). Kết quả là những tác phẩm trông vững vàng hơn (ngay cả được làm bằng những chất liệu nhẹ) và có tính mở hơn. Chúng có những quan hệ có tính không gian bành trướng. Những hình dáng ba chiều như những kiến trúc bằng dây thép hoặc di động đã làm thay đổi định nghĩa về điêu khắc mà trước kia, nhất là trong thế kỷ 19, hẳn chỉ bao gồm những hình dáng nặng, rắn và được chạm cứng cáp. Michelangelo Buonarroti, nhà điêu khắc cách tân trong khuôn khổ thời Phục Hưng của ông, chỉ nghĩ đến những hình người nặng nề và những chất liệu đồ sộ (Hình Tù nhân râu xồm).
Michelangelo Buonarroti, Tù nhân râu xồm.
Đá cẩm thạch cao 2.65 m
Michelangelo tạo ra các tác phẩm điêu khắc nặng nề, đồ sộ nhằm những mục tiêu biểu hiện ông nới rộng kích cỡ ở những phần của cơ thể con người. Tác phẩm có tính vận động kiến tạo này phù hợp với thực chất của đá.
Sự đa dạng của những kỹ thuật và chất liệu mới được tìm thấy giúp cho cá nhân có những thể hiện lớn lao hơn và nhiều tự do cho nghệ thuật. Các nhà điêu khắc trải nghiệm những lý thuyết mới, tìm được khán giả và những thị trường mới.
Naum Gabo, Cấu trúc tuyến tính trong không gian số 1.
Chất dẻo trong suốt để uốn cùng với nylon sợi đơn (62.9 x 62.9 x 24.1 cm)
Naum Gabo là người tiên phong trong trình bày sự chuyển động theo trường phái Cấu trúc. Ông tạo ra những tác phẩm điêu khắc thoát khỏi những hình ảnh truyền thống và ở đó chúng ta có thể trông thấy những chất liệu mới tấm màn chất dẻo trong hình.
* Những lĩnh vực khác của nghệ thuật ba chiều:
Các họa sĩ thiết kế những sản phẩm ba chiều đó có cơ cấu các yếu tố, hình dạng, cấu trúc cơ bản, màu sắc và không gian, phù hợp với cùng những nguyên tắc về hài hòa, tỷ lệ, cân đối và tính nhiều vẻ được sử dụng trong nghệ thuật. Tuy những nguyên tắc về hình dáng có thể được áp dụng cho những vật thể hữu dụng như thế, nhu cầu về sự tiện dụng thường giới hạn mức độ sáng tạo của người nghệ sĩ.
Kiến trúc sư lừng danh Louis Sullivan đã nhiều lần lưu ý rằng “kiểu dáng phải tuân theo chức năng”. Khái niệm đó đã ảnh hưởng đến thiết kế trong vài thập kỷ, làm thay đổi cái vẻ bề ngoài của các công cụ, điện thoại, ghế, cùng một loạt những đồ vật thông dụng và ít thông dụng khác. Đôi khi khái niệm đó đã được áp dụng một cách không đúng. Cái ý tưởng về dạng khí động là thực tiễn khi áp dụng để thiết kế những vật thể chuyển động như xe lửa, ô tô, vì nó có chức năng giảm sự đề kháng gió. Tuy vậy, áp dụng khí để thiết kế các bóng đèn và thìa là điều không lôgic. Tuy dạng khí động là điều góp công trong việc loại bỏ những sự không thích đáng trong thiết kế, nhưng sự đơn giản hóa có thể đã được thực hiện thái quá. Ý niệm Bauhaus xem ngôi nhà như một “cỗ máy để sinh sống trong đó” giúp các kiến trúc sư suy xét lại những nguyên tắc kiến trúc, nhưng nó cũng tạo ra nhiều cấu trúc lạnh lẽo và chân phương khiến gặp phải không ít chống đối.
Khái niệm đầu tiên về ô tô thể thao của Pontiac, 2001 Công ty GM. Chất liệu hỗn hợp
Những khái niệm mới trong thiết kế ô tô được quyết định bởi những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ khí, kinh tế và dáng vẻ bề ngoài. Hình mô tả các nghệ nhân đang tạo kiểu dáng cơ bản, một trong những giai đoạn tiến trình thiết kế.
Các nhà thiết kế đương đại nhận thức rõ về những nhu cầu có tính chức năng của các vật thể mà họ thiết kế. Hệ quả là những kiểu dáng do họ thiết kế đã bày tỏ và trợ giúp cho chức năng. Tuy vậy, các nhà thiết kế cũng biết rằng vật thể cần phải có cái đẹp thẩm mỹ. Tất cả những điều đó chỉ ra rằng người tạo ra những vật dụng có đủ khả năng áp dụng các nguyên tắc về trật tự cơ bản của nghệ thuật bên trong những quy định khắt khe của nhu cầu hữu dụng. Kiến trúc sư nổi tiếng Hoa Kỳ Lloyd Wright đã kết hợp ngành kiến trúc, xây dựng và nghệ thuật trong định hình các chất liệu bối cảnh của chúng. Sự thống nhất những ý tưởng của ông được thể hiện qua cái ghế mà ông thiết kế cho Ray Evans House. Kiểu dáng tinh tế và sự cân đối hình thể mà Wright đưa vào cái vật thể thông dụng này có thể được trông thấy trong những sự lặp lại có chọn lọc, những quan hệ cân đối và chi tiết tinh tế.
Ghế bàn do Frank Llooyde Wright thiết kế cho Ray W. Evans House, Chicago và được thực hiện bởi Neideken và Walbridge, khoảng 1908. Gỗ sồi (86.9 x 58.5 x 57.1 cm).
Đối với Wright thì kiểu dáng và chức năng là những điều không thể tách rời vì vậy một cái ghế, với chức năng là để ngồi phải được cân nhắc cùng với toàn bộ bối cảnh kiến trúc.
Sự cân bằng có được giữa kiểu dáng, chức năng và nội dung thể hiện trong một vật thể thay đổi theo từng người sáng tạo ra kiểu dáng. Chẳng hạn, khi thiết kế cái ghế xích đu ườn-ra, Michael Coffey đã nhấn mạnh đến sự biểu hiện của hình dáng tuy không hoàn toàn hy sinh chức năng tiện nghi thoải mái của nó. Thoạt nhìn, chúng ta bị cuốn hút bởi đường nét ngoài nổi trội và dạng mở của nó. Cái ghế trông chẳng khác một tác phẩm đương đại. Sự thể hiện của hình dạng đi theo chức năng trong một cách thức mới mẻ và sáng tạo.
Michael Coffey, Aphrodite (Ghế xích đu), 1978. (137 x 229 x 71.1 cm)
Một món đồ gia dụng có thể được biến đổi bởi phong cách điêu khắc đương đại.
- Kiến trúc: Gần đây, những cách tân kỹ thuật và những vật liệu xây dựng mới đã mang lại cho những nhà kiến trúc một sự uyển chuyển có tính kỹ thuật lớn lao hơn. Nhờ những phát triển của công nghiệp thép và bê tông, các tòa nhà giờ đây có thể được xây to lớn hơn mà không cần phải có hình dáng nặng nề, đồ sộ. Nhờ sự chiếu sáng của đèn điện, những không gian nội thất rộng lớn không còn phải sợ ánh sáng. Nhờ máy điều hòa nhiệt độ, các tòa nhà có thể hoàn toàn được đóng kín hoặc che chắn bằng kính. Những hình dạng tinh tế có thể được tạo ra bằng cách sử dụng bê tông đúc sẵn. Tất cả những cải tiến có tính cấu trúc đó giúp cho kiến trúc sư có thể tư duy và thiết kế một cách tự do hơn. Một số những công thức đương đại có thể cho thấy những phát triển vừa kể là: Tòa nhà quốc hội tại Shere-e-Bangla Nagar tại Dhaka, Bangladesh; Trung tâm Nghệ thuật Lincoln tại New York; Trung tâm Kennedy tại Washington D.C; Jefferson Westward Expansion Memorial tại St. Louis; và Los Angeles CityHall và Civic Center. Trong nhiều cách, các kiến trúc sư ngày nay là những nhà điêu khắc trong xây dựng và những thiết kế của họ phải dựa trên những nguyên tắc nghệ thuật cũng như sự am hiểu của các khái niệm về xây dựng. Điều này có thể được trông thấy qua viện Bảo tàng Guggenheim tại Bilbao Tây Ban Nhà do Gehry thiết kế và qua dự án Guggenheim Souht Street Seaport do Gehry đề nghị.
Louis I. Kahn, Tòa nhà Quốc hội tại Shere-e-Bangla Napgar tại Dhaka, Bangladesh, 1962-83. Bê tông, gỗ, gạch.
Kiến trúc sư Hoa Kỳ Louis Kahn sử dụng đường nét hình học độc đáo của ông trong cấu trúc đơn giản, đồ sộ và trông tựa một tác phẩm điêu khắc.
Frank Gehry, Mô hình New Guggenheim Museum tại New Yorrk City, 2000.
Kiến trúc sư Frank Gehry nêu ra một thiết kế trôi chảy tựa một tác phẩm điêu khắc để xây dựng một viện bảo tàng nghệ thuật
- Chế tác kim loại: Phần lớn những thay đổi trong chế tác kim loại (nữ trang, cả các đồ vật có tính trang trí và hữu dụng v.v…) đều xuất phát từ khái niệm hơn là kỹ thuật. Cho đến nay người ta vẫn còn sử dụng những kỹ thuật cổ truyền, tuy những thiết bị hiện đại làm cho tiến trình chế tác trở nên đơn giản và thuận lợi hơn. Trong một mức độ thuận lợi thì thời trang quyết định tính cách của chế tác kim loại, nhưng ta có thể nói rằng trong thời hiện đại sự chế tác kim loại hướng nhiều hơn đến điêu khắc. Những lai tạo thường xuyên diễn ra giữa các lĩnh vực nghệ thuật và sự chế tác kim loại không thoát khỏi những ảnh hưởng đó. Những nghệ nhân chế tác kim loại được hưởng lợi từ việc nghiên cứu các nghệ thuật hai và ba chiều.
Marilyn da Silva, Cặp màu vàng, 1996. Đồng đỏ, đồng thau, vàng 24k và chì màu (8.9 x 15.2 x 6.4 cm)
Cặp bình trà hình trái lê này phản ánh việc nghệ sĩ sử dụng chủ nghĩa tượng trưng
một tiếp cận có tính điêu khắc để chế tác kim loại.
- Tạo dáng thủy tinh: Giờ đây, khi các thiết bị hiện đại đã làm cho kỹ thuật cổ truyền trở nên đơn giản ngành chế tác thủy tinh cũng tương tự như ngành chế tác kim loại. Tuy vậy, trong thời gian gần đây việc thiết kế các đồ vật thủy tinh trở thành đích thực là một loại hình nghệ thuật. Nhiều món đồ thủy tinh được thể hiện một cách tự do, có tính tượng hình và có cái vẻ của điêu khắc hiện đại. Màu sắc làm gia tăng tầm quan trọng của hình dáng trong trang trí cũng như trong biểu hiện. Như vậy, những nguyên tắc của cơ cấu nghệ thuật hợp thành một thể thống nhất với sự chế tác thủy tinh.
Dale Chihuly, Lakawanna Ikebana, 1994. Thủy tinh thổi, đường kính 18ft.
Với tỷ lệ, màu sắc, hình dạng và khái niệm chung về bối cảnh, những mẫu thủy tinh tuyệt vời này tỏ rõ sự sáng tạo và là một điều hiếm thấy.
- Nghệ thuật gốm sứ: Trong những năm gần đây, hình dáng cơ bản của đồ gốm sứ đã mang tính điêu khắc nhiều hơn khi, trong nhiều trường hợp, nó không còn được sản xuất để tiện dụng nghệ nhân làm gốm sứ cũng phải nhận thứ về những cân nhắc ba chiều và về các nền tảng của nghệ thuật đồ họa vì những bề mặt cá biệt có thể được thay đổi bằng chạm khắc, tô màu, hun khói và phủ men.
Paul Soldner, Mãnh đế cột (907), 1990. Đất sét nung ở độ thấp (68.6 x 76.2 x 27.9 cm)
Màu sắc đạt được qua tiến trình kiểm soát lửa nung làm gia tăng sự cấu tạo có tính điêu khắc của mẫu đất sét
- Chế tác những vật từ tơ sợi: Gần đây, ngành này đã phải chịu nhiều biến đổi lớn. Những loại hình ba chiều càng lúc càng phổ biến hơn, đặc biệt là khi ngành dệt thảm thủ công đã suy giảm. Giờ đây, những sản phẩm đang dệt bao gồm một phạm vi rộng lớn những vật liệu được thực hiện theo các thiết kế đủ kiểu. Dẫu đương đại hay cổ truyền, tất cả khái niệm về chế tác những sản phẩm bằng tơ sợi đòi hỏi một sự hiểu biết về những nguyên tắc hai và ba chiều.
Eta Sadar Breznik, Không gian, 1995. Dệt bằng sợi tơ làm từ xenlulo (400 x 350 x 350 cm)
Thiết kế vải sợi đương đại thường vượt ra ngoài những truyền thống hai chiều của nó.
- Thiết kế sản phẩm: Tương đối mới xuất hiện trên sân khấu nghệ thuật, thiết kế sản phẩm là một ngành thường được áp dụng trong thương mại. Người thiết kế tạo ra những sản phẩm dựa trên công dụng của chúng nhưng hướng đến sở thích của người tiêu dùng. Có vẻ bề ngoài hiện đại và như thế thu hút người tiêu dùng, các sản phẩm cần phải khai thác mọi nguyên tắc thiết kế trong thời đại của chúng ta. Những kiểu dáng đồ vật thông dụng cuộc sống đời thường là những sản phẩm của những nhà thiết kế được đào tạo với nhiều nguyên tắc.
* Những cấu phần của nghệ thuật ba chiều:
Đề tài, hình dáng và nội dung – những cấu phần của nghệ thuật đồ họa cũng vận hành theo cùng một cách thức trong nghệ thuật tạo hình. Tuy vậy, sự nhấn mạnh vào mỗi cấu phần đó là điều có thể thay đổi. Chẳng hạn, các nhà điêu khắc sử dụng cấu phần của nghệ thuật ba chiều cho những mục tiêu biểu hiện, các kiến trúc sư, nghệ nhân gốm và chế tác kim loại, thì tuy cùng hướng đến sự biểu hiện, nhưng cũng quan tâm đến kiểu dáng, tiện dụng và trang trí.
Cơ cấu chính thức của nghệ thuật ba chiều phức tạp hơn cơ cấu của các ngành nghệ thuật đồ họa. Các vật liệu đều triển khai trong không gian thực qua sự vận dụng có tính vật lý, tồn tại trong cảm nhận xúc giác cũng như thị giác. Những phức tạp có nói rộng những nội dung hoặc ý nghĩa của hình dáng.
* Chất liệu và kỹ thuật: Hơn trong nghệ thuật đồ họa, trong nghệ thuật ba chiều chất liệu và kỹ thuật giữ những vai trò lớn lao. Trong vòng 100 năm nay, phạm vi của các chất liệu ba chiều đã bành trướng từ cơ bản là đá, gỗ và đồng sang thép, nhựa, vải, kính, tia laser (kỹ thuật thu và chiếu hình khối ba chiều), chiếu sáng bằng hình quang, chiếu sáng rực và v.v… Những chất liệu như thế đã mở ra nhiều lĩnh vực mới trong thăm dò bên trong những cấu phần của nội dung và hình dáng đề tài. Nhưng chúng cũng đồng thời gia tăng trách nhiệm của chúng ta nhằm am hiểu đầy đủ những chất liệu ba chiều và những kỹ thuật đi kèm chúng. Tính chất của những chất liệu đặt giới hạn lên những cấu trúc có thể được tạo ra và những kỹ thuật có thể được sử dụng. Chẳng hạn, người tạo hình bằng đất sét thì áp dụng những đặc trưng của đất sét cho khái niệm của họ. Họ nhào nặn chất liệu bằng đôi tay, bằng con dao hoặc bằng một dụng cụ có hình khối để tạo ra một hình thể để tượng trưng cho một sự diễn tả hoặc một ý tưởng. Những nhà tạo hình bằng đất sét không dùng cưa để cắt đất sét. Họ am hiểu những đặc trưng của chất liệu mà họ sử dụng và dùng những công cụ và chất liệu tự chúng không phải là những cùng đích, nhưng là những phương tiện cần thiết nhằm triển khai một tác phẩm ba chiều.
Mel Kendrick, Đồng với hai ô vuông, 1989-90. Đồng (185.4 x 71.1 x71.1 cm)
Tác phẩm này có vẻ như được làm bằng gỗ, nhưng thật sự bằng đồng được sơn màu hóa học cho giống gỗ. Nhà điêu khắc hiểu gỗ các chất liệu sử dụng nhằm có thể tạo ra tác dụng đánh lừa con mắt.
Bốn phương pháp kỹ thuật chính của việc tạo những hình dáng ba chiều là loại trừ đi, nặn bằng tay, bổ sung và thay thế.
Tuy mỗi phương pháp có tính kỹ thuật này được triển khai và thảo luận riêng lẻ trong những đoạn sau đây, nhưng nhiều tác phẩm ba chiều được tạo ra bằng sự phối hợp cả bốn phương pháp.
- Loại trừ đi: Với những chất liệu có thể dùng để khắc, chạm như đá, gỗ, xi măng, thạch cao, đất sét và một số nhựa dẻo, thì nghệ sĩ có thể dùng kéo, búa, cưa, máy mài, máy đánh bóng để loại bớt chất liệu. Việc giải phóng hình dáng bằng phương pháp loại trừ đi, tuy không đơn giản, nhưng tạo ra đặc trưng độc đáo của những chất liệu mà nghệ sĩ sử dụng.
Loại bớt đá
Trong tiến trình loại trừ đi, nguyên liệu được lấy đi cho đến khi khái niệm về hình dáng được tỏ lộ. Đá có thể được tạo dáng bằng tay hoặc bằng búa khí nén như trong hình.
- Nắn hình: Được hiểu một cách rộng rãi là tạo hình, sự nắn lại (bằng tay) có liên quan đến cách xử lý chất liệu. Đất sét, sáp ong và thạch cao là những chất liệu thông thường được dùng để nắn. Nắn là phương pháp trực tiếp nhằm tạo ra hình dáng. Các nghệ sĩ có thể dùng hai bàn tay để tạo hình một chất liệu như đất sét mà khi kết thúc, sẽ là một sản phẩm hoàn tất. Ngoài ra, nghệ sĩ có thể sử dụng những dụng cụ đặc biệt như cái nêm, những sợi dây thép, dao vẽ và các dụng cụ tạo hình (gỗ và kim loại) để nắn các chất liệu.
Trong ví dụ này về kỹ thuật nặn hình, đất sét được lấy bằng một vòng móc. Nhà điêu khắc có thể dùng các ngón tay, bàn tay hoặc những dụng cụ khác để ấn đất sét lên bề mặt
Đối với phương pháp nắn thì những kỹ thuật và chất lượng là điều quan trọng vì cả hai thứ đều đóng góp tính chất cá biệt của chúng cho hình dáng sau cùng.
Vì hầu hết các chất liệu thông thường có thể nắn được là không bền vững nên sau đó chúng thường phải trải qua một thay đổi có tính kỹ thuật. Chẳng hạn như đất sét thì phải được nung trong lò hoặc được làm khuôn để đổ thành một chất liệu bền bỉ như đồng.
David Cayton, Cái chết của con nhạn biển, 1990. Gốm nung thô sơ, cao 18 in.
Trong ví dụ này, đất sét được nung trong một lò thô sơ: sự giảm lửa thái quá khiến cho bề mặt của đất sét trở nên đen kịt.
- Bổ sung: Những phương pháp bổ sung liên quan nhiều đến kỹ thuật hơn và ngành điêu khắc đã đưa vào những cách tân mới gần đây. Khi sử dụng các phương pháp bổ sung, các nghệ sĩ thêm vào những chất liệu để uốn nắn và / hoặc những chất liệu lỏng như thạch cao hoặc xi măng. Họ dùng các công cụ (đèn bàn, dụng cụ đóng đinh, kẹp và v.v…) để kết hợp các chất liệu như kim loại, gỗ và nhựa gắn chúng lại (bằng đinh ốc, con tán, keo, dây thừng và ngay cả bằng chỉ).
Vì ngày nay các chất liệu ba chiều và kỹ thuật được đánh giá cao, nên những phương pháp bổ sung với phạm vi rộng lớn, đa dạng và không bị gò bó cung cấp giải pháp cho nhiều thách đố về loại hình ba chiều.
- Thay thế: Thay thế hay đúc khuôn hầu như luôn là một kỹ thuật nhằm tái tạo một nguyên bản ba chiều. Đôi khi nghệ sĩ gia giảm tiến trình thay thế nhằm thay đổi tính chất của sự đúc khuôn. Một cách cơ bản, thì với kỹ thuật này, một mẫu làm bằng chất liệu có thể được biến đổi rập khuôn thành một chất liệu khác, gọi là đúc và điều này có thể được thực hiện qua một cái khuôn. Những mục tiêu của sự thay thế trước tiên là sao lại vật mẫu và thứ hai là thay đổi chất liệu của vật mẫu, thông thường là bằng chất liệu bền bỉ. Chẳng hạn, đất sét hay sáp có thể được đổi thành đồng, sợi thủy tinh hoặc xi măng. Một số tiến trình (đúc bằng cát, thạch cao, sáp ong và v.v…) và những khuôn (khuôn để uốn nắn, khuôn vứt bỏ, khuôn tháo rời và v.v…) được sử dụng để đúc. Đúc là phương pháp kỹ thuật ít tính sáng tạo nhất vì nó là phương pháp dùng để bắt chước; sự sáng tạo nằm ở bản gốc chứ không ở tiến trình đúc.
Hàn
Trong tiến trình bổ sung, những nguyên vật liệu được gắn kết vào nhau về hình dáng dần được tạo ra. Những mảnh được hàn vào nhau như minh họa trong hình thường có tính mở hơn là những kỹ thuật điêu khắc khác.
Ngoài việc am hiểu những chất liệu ba chiều và những kỹ thuật liên quan, nghệ sĩ cần phải nhận thức về những yếu tố của hình dáng.
Kỹ thuật thay thế
Trong tiến trình thay thế, kim loại nung chảy được đổ vào khuôn mẫu làm bằng đất.
* Những yếu tố của hình dáng ba chiều:
Hình dáng ba chiều được hình thành từ những yếu tố hình ảnh: hình dạng, sắc độ, không gian, cấu trúc cơ bản, đường nét, màu sắc và thời gian (chiều thứ tư). Sự sắp xếp thứ tự những yếu tố này không giống như trong nghệ thuật hai chiều và được dựa trên ý nghĩa và ứng dụng.
- Hình dạng: Một cách trực quan, nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm ba chiều bắt đầu với hình dạng. Là một yếu tố quen thuộc trong các nghệ thuật đồ họa, hình dạng có một ý nghĩa rộng rãi hơn trong các nghệ thuật tạo hình. Nó liên quan đến toàn bộ khối kết tập hoặc dung lượng nằm giữa những đường viền của tác phẩm, bao gồm cả mọi phóng chiếu và những vùng hạ áp. Nó cũng có thể bao gồm những mặt phẳng bên trong. Chúng ta có thể nói về toàn bộ hình dạng chiếm chỗ không gian của một công trình điêu khắc hoặc kiến trúc, của một mặt phẳng hoặc một hình dạng cong chuyển động trong không gian, hay của một hình dạng tiêu cực, phần nào hoặc toàn bộ bị bao quanh. Những hình dạng đó thường là những vùng có thể đo được, bị giới hạn bởi và / hoặc những hình dạng, sắc độ, cấu trúc cơ bản và màu sắc tương phản khác. Nghệ sĩ ba chiều có thể xác định rõ những cạnh đích thực những ranh giới cảu hình dạng. Những cạnh kém xác định thường dẫn dắt người xem đến sự rối rắm hoặc đơn điệu. Những cạnh sắc bén hướng con mắt ngang qua, đi quanh và bước lên trên bề mặt ba chiều.
Mel Kendrick, Bức tường màu trắng, 1984. Gỗ, sơn Nhật (40.6 x 12.7 x 16.5 cm)
Hình dáng của tác phẩm ba chiều này có những cạnh được xác định rõ
Trong nghệ thuật ba chiều, cạnh trông thấy được là tùy thuộc ở vị trí người xem. Một sự thay đổi đôi chút vị trí đưa đến kết quả là sự biến đổi của hình dạng. Một đường viền quan trọng là giới hạn ngoài cùng của toàn bộ tác phẩm ba chiều khi được nhìn từ một vị trí (Hình Người đàn ông với cây Mandolin A-B). Những đường viền thứ cấp là những cạnh của các hình dạng hoặc mặt phẳng được trông thấy chuyển động ngang qua với / hoặc giữa những đường viền trọng yếu. Một số tác phẩm ba chiều đã được kiến tạo sao cho những đường viền thứ cấp là không đáng kể.
|
Jacques Lipchitz, Người đàn ông với cây Mandolin, 1917. Đá mài dũa cao 75.6 cm
Đi quanh tác phẩm của Lipchitz và nhìn nó từ mọi vị trí, ta thấy hiện rõ sự thay đổi của các đường viền và làm cho tác phẩm ba chiều trở nên hâp dẫn. Trong hình B, một cảnh nhìn riêng lẻ về hình ảnh, ta thấy đường kính bao quanh hình bóng hay toàn bộ vùng có thể trông thấy của tác phẩm. Những đường viền thứ cấp xuất hiện ở những cạnh bên trong.
Một hình dạng có thể là một không gian tiêu cực một vùng ba chiều mở có vẻ xâm nhập xuyên qua hoặc bị kiềm chế bởi một chất vật liệu rắn. Những hình dạng mở có thể là những vùng bao quanh hoặc nới rộng giữa các khối rắn. Những hình dạng mở như thế thường được gọi là chỗ trống. Hai nhà cách tân điêu khắc nổi tiếng thế kỷ 20 là Alexander Archipenko và Henry Moore là hai người tiên phong trong sử dụng những hình dạng trống. Các chỗ trống tạo ra những mở rộng không gian mới cho những nhà điêu khắc đó. Chúng phô bày các bề mặt bên trong mở ra nhiều con đường trực tiếp đến những cạnh phía sau của tác phẩm điêu khắc và giảm đi trọng lượng thái quá. Những hình dạng trống hẳn phải được xem như là những phần toàn bộ hình dáng. Trong điêu khắc tuyến tính, những hình dạng trống được bao quanh trở nên quá quan trọng đến nỗi chúng chi phối bề rộng, độ dày và trọng lượng của những chất liệu định ra chúng.
Ken Price, Pacific, 2000. Đất nung và sơn màu (54.6 x 28.6 x 24.1 cm)
Đường viền chính của tác phẩm Pacific là ở cạnh ngoài cùng. Những đường viền thứ cấp thì không có hoặc nếu có thì ở mức tối thiểu
Alexander Archipenko, Người đàn bà chải tóc, khoảng 1958. Đồng đúc từ thạch cao dựa trên tác phẩm chính bằng đất sét nung, 1916. Cao 55cm
Đây là một ví dụ đáng kể về hình sáng kiến trúc với hình dạng tạo ra không gian tiêu cực, hoặc khoảng trống. Archipenko là một trong những người tiên phong của khái niệm này.
Jose de Rivera, Kiến tạo Brussels, 1958. Thép không gỉ (1.18 x 2 m)
Khái niệm thu hút người quan sát vào một chuỗi những trải nghiệm thị giác khi họ nhìn quanh tác phẩm nghệ thuật ba chiều tĩnh dẫn đưa đến nguyên tắc nghệ thuật có tính động học hay nghệ thuật di động (đeo lơ lửng có thể xoay đong đưa tự do), như tác phẩm điêu khắc này được đặt trên một cái bệ có mô tơ chậm rãi xoay tròn.
- Sắc độ: Khi nghệ sĩ dùng tay nặn ra những hình dạng ba chiều thì các sắc độ tương phản xuất hiện qua những vùng sáng và tối tạo ra bởi hình dáng. Sắc độ là lượng ánh sáng thực sự phản chiếu từ những bề mặt của một vật thể. Những bề mặt cao và hướng về nguồn sáng thì sáng trong khi những bề mặt thấp, xuyên qua bất kỳ mức độ nào, hoặc hướng khỏi nguồn sáng, thì có vẻ tối. Bất kỳ một sự thay đổi nào của bề mặt gối chồng lên nhau, dẫu không đáng kể, đưa đến kết quả là những tương phản sắc độ bị thay đổi. Sự thay đổi góc độ càng sắc thì sự tương phản ngày càng lớn.
Julie Warren Martin, Marchesa, 1988. Cẩm thạch Botticino Italy (71.1 x 30.5 x 25.4 cm)
Một tác phẩm điêu khắc tự nó có những sắc độ, những phóng chiếu càng lớn lao và những cạnh càng sắc bén thì những tương phản càng lớn hơn và bất ngờ hơn.
Khi bất kỳ phần nào của tác phẩm ba chiều ngăn trở ánh sáng ngang qua, thì hậu quả là bóng tối. Những vùng bóng tối thay đổi khi vị trí của người quan sát, vị trí tác phẩm hoặc nguồn sáng của nó thay đổi. Người nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm điêu khắc di động là điển hình cho sự quan tâm đến những thay đổi liên tục của ánh sáng và bóng tối. Cường độ của ánh sáng tỏ rõ hiệu ứng của bóng tối khi một vật thể chuyển động.
Những thay đổi sắc độ cũng có thể bị tác động trong tác phẩm hội họa ba chiều. Những sắc độ sáng củng cố những vùng tối trong khi những sắc độ tối làm chúng suy yếu. Những sắc độ sáng thích hợp hơn cả với các mẫu phụ thuộc vào những đường viền thứ cấp; còn sắc độ tối đậm thì rất thích hợp trong việc nhấn mạnh những đường viền quan trọng. Những cấu trúc tuyến tính thanh mảnh thì tùy thuộc nhiều hơn vào sự tương phản ở nền và có cái vẻ của những cái bóng tối đen hoặc sáng (Hình Biến thể bên trong một hình cầu).
Richard Lippold, Biến thể bên trong một hình cầu, số 10 mặt trời, 1953-56.
Dây thép mạ vàng 22k (3.35 x 6.70 x 1.68m)
Sự triển khai các kỹ thuật hàn trong điêu khắc giúp nghệ sĩ có thể tạo dáng và nối liền những sợi kim loại mỏng manh, như trong tác phẩm này của Lippold.
>>> Nghệ thuật trong hội họa (Phần 1)
>>> Nghệ thuật tráng men Bạc Đậu
>>> Nghệ thuật khuôn hình (Phần 1)