Phương pháp bố cục trong trang trí hình tròn (Phần 2)

B. Bố cục hình tròn theo quy luật bất đăng đối

Đây là dạng bố cục tự do như là trang trí trên nền hình tròn chứ không dựa theo cấu trúc của nó.

Cấu tạo của sự thăng bằng trong loại trang trí này chủ yếu là do sự phân bố, gia giảm liều lượng về diện tích, độ lớn, chiều hướng, màu sắc của các hình thể hay họa tiết theo hướng tự do. Cách bố cục này không theo quy luật hướng tâm hay ly tâm.

Như vậy thì cách bố cục chủ yếu dựa vào sự thăng bằng không cần trục mà là do sự nhạy bén của thị giác. Chỉ cần sự thuận mắt, không bị bên nặng bên nhẹ, các họa tiết không bị cảm giác “rơi ra ngoài” là được.

Nhưng trong bố cục thì bắt buộc phải tạo nên các nhóm hình thức chính, phụ và điểm nhấn rõ ràng. Điểm nhấn không nhất thiết phải ở tâm điểm hình tròn.

Nên nhớ, đây là bức tranh trang trí có không gian trình bày là hình tròn.

Như vậy thì ảo giác về sự chuyển động của cách trang trí hình tròn theo nguyên lý bất đăng đối. Bản thân sự phân bố các yếu tố họa tiết có tính sinh động, biến hóa hơn.

Trong cách bố cục hình tròn dựa vào cấu trúc cũng giống với hướng chuyển động của bài “Bài quyền tứ trụ”. Nghĩa là chuyển động từ tâm tỏa đều ra bốn phía.

Còn bố cục của trang trí hình tròn không theo nguyên lý thăng bằng có trục có thể ví như là “các bài quyền không theo dạng tứ trụ” trong võ thuật.

Như vậy, sự thăng bằng của cách bố cục trang trí hình tròn theo dạng “thăng bằng tĩnh” thì sự chuyển động dựa vào các hướng của trục, đường tròn. Còn bố cục theo dạng tự do, không theo cấu trúc là áp dụng theo nguyên lý thăng bằng bất đăng đối, được các nhà chuyên môn gọi là “thăng bằng động” do sự rải rác phân bố đan xen các yếu tố thị giác được sử dụng.

Chúng ta có thể liên tưởng đến sự thăng bằng của các võ sĩ đang múa “Túy quyền như đã nói ở trang trí hình vuông.

Phương pháp trang trí hình tròn theo dạng thứ hai (thăng bằng không dựa vào trục cũng được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm xã hội mà nó được xem là “tranh hình tròn”).

Chú ý: Nếu chúng ta thử chia đường kính của hình tròn ra làm 6 đoạn bằng nhau và dùng compas quay các vòng tròn đồng tâm là chúng ta sẽ có 3 dạng không gian hình tròn:

- Thứ nhất là không gian hình tròn lớn nhất tương ứng với tổng diện tích hình tròn hiện có.

- Thứ hai là không gian hình tròn lớn thứ hai tương ứng với tổng diện tích hình tròn của 4 đoạn giữa.

- Thứ ba là không gian hình tròn nhỏ thứ ba tương ứng với diện tích hình tròn của 2 khu vực trung tâm.

Nếu chúng ta bố trí các họa tiết nằm trong phạm vi của khu vực hình tròn thứ hai là tốt nhất. Không nên đặt điểm nhấn ngay tâm điểm của hình tròn. Bởi lẽ, càng làm như thế thì bố cục có vẻ khô cứng, “không thoát”.

hinh tron 1

hinh tron 2

hinh tron 3

hinh tron 4

hinh tron 5

hinh tron 6

hinh tron 7

hinh tron 8

hinh tron 9

hinh tron 10

hinh tron 11

hinh tron 12

hinh tron 13

hinh tron 14

hinh tron 15

hinh tron 16

hinh tron 17

hinh tron 18

hinh tron 19

hinh tron 20

hinh tron 21

hinh tron 22

hinh tron 23

hinh tron 24

>>> Phương pháp bố cục trong trang trí hình tròn (Phần 1)

>>> Các nguyên lý trong trang trí hình tròn

>>> Các quy luật trong trang trí hình tròn

0976984729