Bài tập thực hành các khối cơ bản

* Khối cơ bản là gì?

Những khối vuông, tròn, chóp, trụ trong mỹ thuật gọi là những khối cơ bản, vì tất cả những khối này chính là những khối tổng quát của mọi hình phức tạp trong không gian. Đơn giản như cái chổi, cái lọ đến những khối hình phức tạp như cơ thể con người đều bắt nguồn từ những khối cơ bản này.

khoi 1

* Phương pháp dựng hình những khối cơ bản:

- Vẽ khối vuông:

Sau khi dự kiến xong, phần bố cục trên mặt giấy, ta đo từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất mà nhìn thấy. Tiếp đến ta đưa bút chì gạch ngang những điểm mà ta vừa đo được sau đó đo phần rộng nhất của mẫu ta lại đánh dấu 2 đầu rồi đưa nét dài khống chế chiều ngang của mẫu lại.

Để xác định các góc và các cạnh của khối vuông ta tiếp tục đo từng điểm theo thứ tự từ trên xuống dưới từ trái sang phải. Để xác định được một điểm ta cần đo 2 lần, đo dọc rồi đo ngang, cứ xác định được 2 điểm thì vẽ được một đường thẳng bằng cách vẽ nối 2 điểm đó lại với nhau (đường thẳng này chính là một cạnh của khối vuông). Dựng hình xong ta kiểm tra lại nếu không còn gì sai sót ta tẩy đi các nét thừa rồi chỉnh lại các nét vừa vẽ cho gọn.

khoi 2

khoi 3
Phương pháp dựng hình ghế liên hệ từ khối vuông

khoi 4
Vẽ theo luật phối cảnh:
1. Dưới tầm măt; 2. Ngang tầm mắt; 3. Trên tầm mắt

khoi 5
Phương pháp dựng hình và vẽ bóng hình hộp liên hệ từ khối vuông

- Vẽ khối tròn:

khoi 6

khoi 7
Phương pháp vẽ hình tròn

Đặc điểm khối tròn là các chiều rộng bằng nhau vì vậy nếu vẽ riêng khối tròn thì cần phác một hình vuông thích hợp với khổ giấy vẽ là có thể dựng hình được. Nếu khối này đứng cạnh các khối khác thì cần đo một chiều để so sánh với các khối đó trong cùng bài vẽ. Để vẽ được hình tròn đúng ta kẻ chéo hình vuông theo kiểu vẽ bàn cờ rồi chia thành 4 góc hình vuông qua các ô nhỏ vừa chia rồi vẽ đường tròn sát vào đường chéo của 4 góc đó, sau cùng ta tẩy các nét thừa và chỉnh hình tròn lại cho gọn.

- Vẽ khối chóp:

khoi 8

khoi 9
Phương pháp vẽ khối chóp

Cũng như vẽ các khối khác nhau, sau khi phác xong sơ bộ về bố cục trên giấy, ta đo chiều cao rồi đo chiều ngang phần rộng nhất của mẫu, sau đó gấp số lần đo cho phù hợp với bố cục đã dự kiến rồi đóng khung lại, tiếp đó ta kẻ một đường thẳng chính giữa từ trên xuống gọi là đường trục giữa. Mục đích của đường trục này là để vẽ hình chóp không bị lệch. Phần đáy của khối chóp ta vẽ như phần đáy của khối trụ.

- Phương pháp vẽ bóng các khối cơ bản:

Nếu nền phông phía sau đậm hơn hình khối thì ta vẽ phông trước, nếu hình khối đậm hơn phông thì ta vẽ bóng hình khối trước nhưng phải vẽ tổng thể toàn bộ, không vẽ đâu xong đấy. Nếu bóng đổ đậm hơn hình khối thì ta vẽ bóng đổi trước. Khi đã vẽ bóng thì đường viền xung quanh mẫu chỉ để lại trong trường hợp thật cần thiết. Trường hợp cần thiết phải để đường viền thì đường viền đó phải thể hiện đậm nhạt, to nhỏ khác nhau, nếu để nét viền đều sẽ cho ta cảm giác cứng và khô.

khoi 10
Bóng đổ đậm, vẽ bóng trước - Mầu đậm hơn nền, vẽ mẫu trước  - Nền đậm hơn mẫu, vẽ nền trước

khoi 11

Phương pháp vẽ bóng khối tròn

khoi 12

Phương pháp vẽ bóng khối trụ

khoi 13

Phương pháp vẽ bóng khối chóp

khoi 14

Phương pháp vẽ bóng đổ

- Vẽ khối trụ:

khoi 15
Phương pháp vẽ khối trụ

Khi dự kiến xong bố cục trên mặt giấy ta đo chiều cao rồi đo chiều ngang của khối rồi gấp số lần lên sao cho tương ứng với bố cục mà ta định vẽ rồi đóng khung lại. Nếu hình khối nằm dưới tầm mắt ta đo tiếp chiều cao thấp nhất mà ta nhìn thấy rồi gấp số lần lên như ban đầu, sau đó gạch ngang nối hai cạnh chiều cao lại với nhau như vậy là ta có được bề mặt của khối trụ. Để vẽ hình tròn bề mặt của khối trụ ta kẻ chéo theo hình bàn cờ và tiến hành vẽ như khi ta vẽ hình tròn vậy (chỉ có điều khác là hình tròn này vẽ bẹp theo phối cảnh).

Khi vẽ đáy của khối trụ ta nên vẽ thấy cả đường khuất thì vẽ mới dễ đúng, khi vẽ xong ta lấy nét khuất đi. Chú ý: theo luật phối cảnh thì hình tròn dưới đáy của khối trụ càng nằm dưới tầm nhìn thì càng tròn hơn và ngược lại.

khoi 16
Liên hệ từ khối trụ sang vẽ tĩnh vật

khoi 17

khoi 18

khoi 19

* Vẽ tả chất liệu: Chất liệu gốm, nhôm, thủy tinh

khoi 20

khoi 21

Khi vẽ các khối cơ bản bằng thạch cao chúng ta chỉ cần thể hiện bóng sáng, tối là đủ nhưng khi vẽ các chất liệu khác nhau thì ngoài việc thể hiện sắc độ sáng tối cho nổi khối, còn phải tả được chất liệu của mẫu nữa.

Với chất liệu nhẵn bóng như gốm, nhôm, thủy tinh ta thấy chúng giống nhau về độ nhẵn nhưng lại khác nhau ở chỗ thủy tinh trong suốt có thể nhìn thấu qua nền, còn gốm nhôm phát sáng mạnh. Vì vậy, khi vẽ bóng những chất liệu khác nhau trước khi vẽ cần quan sát và phân tích thật kỹ nhưng đặc điểm của các vật đó.

Khi vẽ các đồ thủy tinh trong suốt nên chú ý đến nền (phông phía sau) nếu nền đậm thì thủy tinh cũng đậm theo và ngược lại thông thường thì nền đậm mười thì vẽ thủy tinh đậm bẩy tám là vừa. Trường hợp nền đậm mà vẽ thủy tinh sáng quá sẽ mất đi độ trong trẻo của thủy tinh. Một điều cần chú ý là thủy tinh thường có những điểm sáng chói nằm ở các vị trí cao của hình, nếu vẽ thiếu những điểm sáng này sẽ không tả được chất bóng của thủy  tinh.

khoi 22

* Vẽ nếp vải:

khoi 23

Khi vẽ nếp vải cần chú ý đến cấu trúc của các nếp gấp, đặc biệt phải chú ý đến sự mềm mại của nếp vải. Để tránh sự đơn điệu của các nếp cần quan sát kỹ để diễn đạt được sự phong phú của các nếp, tuy nhiên phải biết giản đơn những nếp nhăn quá vụn vặt làm nát các mảng lớn và đỡ bị rối hình.

Khi vẽ bóng nếp vải cần chú ý sự lồi lõm của nếp, cần chuyển nét bóng từ từ để nếp vải không bị cứng. Khi vẽ phần lồi của nếp vải nên liên hệ đến độ tròn của khối trụ đã nghiên cứu. Nếu chuyển bóng của độ tròn không tốt thì nếp vải sẽ giống nếp gấp giấy.

khoi 24
Nếp vải bị cứng vì giống nếp gấp của giấy

khoi 25
Nếp vải mềm, các nếp uốn lượn theo đường cong

* Vẽ hoa:

khoi 27

khoi 28

Vẽ hoa phức tạp vì có nhiều loại hoa khác nhau, loại nhiều cánh, loại ít cánh, loại có hình tròn, loại có hình ống, khi xòe thì cụp v.v… Nhưng có một nguyên tắc chung là không vẽ riêng từng cánh ngay mà phải vẽ hình tổng quát trước, sau đó mới vẽ riêng từng cánh. Vẽ hoa trong hình họa khác với vẽ hoa trang trí ở chỗ: Vẽ hoa trang trí có thể vẽ rõ ràng từng cánh một, nhưng vẽ hoa trong hình họa thì vẽ như vậy đôi khi không cần thiết, mà chỉ cần vẽ tổng thể rồi gợi một số cánh rõ còn lại có thể chúng biến hóa theo sáng tối.

* Vẽ quả:

khoi 29

Quả có hình thù đa dạng, không những chúng chỉ khác nhau về hình dáng mà còn khác nhau về màu sắc và cấu tạo vỏ. Có quả vẽ nhẵn bóng như quả cà, quả táo, có quả vỏ sần như quả cam, quả có gai như quả mít, quả gấc, quả chôm chôm v.v…

Khi vẽ quả ta nên nghiên cứu dáng của quả, đặc biệt là cấu tạo vỏ ngoài của chúng. Nếu quả có vỏ nhẵn ta lưu ý đến các điểm sáng chói nơi ánh sáng tập trung ở những chỗ cao nhất mà ta nhìn thấy. Điểm sáng này đặt không đúng chỗ sẽ không nói lên được đặc điểm của mẫu. Nếu quả có gai, chỉ gợi một số gai còn lại cho biến lẫn vào bóng sáng tối.

khoi 30

 

>>> Cách dựng hình khối lập phương

>>> Hình khối trong truyện tranh

>>> Nghệ thuật hình khối dân gian Việt Nam

0976984729