Hình khối trong vẽ truyện tranh
1. Khối cơ bản:
Thực tế đã chứng minh rằng không nhất thiết phải học hội họa truyền thống mới có thể trở thành một họa sĩ truyện tranh giỏi. Nhưng sẽ chẳng có gì là không tốt nếu có được những kiến thức cơ bản này vận dụng vào vẽ truyện tranh.
Không chỉ cơ thể người mà đa số sự vật trong tự nhiên mang dạng hình khối đều có khả năng phân tích thành các khối cơ bản có hình dạng đơn giản hơn.
Những khối cơ bản thường xuất hiện
* Khối lập phương:
Khối lập phương là khối cơ bản nhất, cần được luyện tập vẽ từ nhiều góc độ.
Vẽ khối lập phương và các vật có khối lượng tương tự (ví dụ: sách, hộp…) là cách đơn giản nhất để hiểu phối cảnh. Khối lập phương này được vẽ từ phối cảnh 2 điểm tụ.
- Các biến thể của khối lập phương:
- Phân tích theo phương pháp vẽ khối lập phương:
Đây là phương pháp quan sát và phân tích những vật thể trong thực tế về dạng tổ hợp khối cơ bản. Ở đây ta đã có thể luyện tập nhận biết và phân tích một số vật thể thành tổ hợp của những khối lập phương và biến thể khối lập phương. Qua mỗi phần, sau khi có đủ kiến thức về các khối cơ bản khác nữa, ta sẽ dần hoàn thiện phương pháp tư duy này.
VÍ DỤ 1:
Bước 1: Để dễ hình dung bố cục, hãy tạo khung bao quanh vật.
Bước 2: Kẻ thêm khung bao chia rõ từng phần chi tiết của vật.
Bước 3: Từ các khung bao đã dựng được, vẽ thêm các chi tiết. Lúc này, chúng ta đã có thể hình dung được hình dáng chung của cây đàn piano rồi đấy.
Bước 4: Làm rõ thêm các chi tiết đặc trưng của một cây đàn piano như phím đàn, bàn đạp…
VÍ DỤ 2:
Bước 1: Kẻ một khung hình chữ nhật bao quanh vật.
Bước 2: Trong phạm vi khung bao đã kẻ, ta bắt đầu dựng khung cho từng phần của ghế sofa.
Bước 3: Vát tù của góc nhọn, phác khung thêm một số chi tiết như đệm ngồi, chân ghế… và định hình phần tựa của lưng ghế. Đến bước này hình dáng của chiếc ghế đã được xác định rõ.
Bước 4: Đi nét lại theo khung đã dựng, bo tròn các góc để tạo cảm giác mềm mại cho tấm đệm. Tẩy phần khung phác đi. Vậy là xong.
VÍ DỤ 3:
Bước 1: Dựng khung bao xung quanh vật.
Bước 2: Từ các khung bao chung, ta tạo thêm khung để định hình chiếc xe.
Bước 3: Tạo khung cho các chi tiết của xe: cửa kính, đèn xe…
Bước 4: Vát tròn các góc của chiếc xe.
Bước 5: Thêm thắt một số chi tiết để hình vẽ đẹp hơn.
* Khối cầu:
Khối cầu trong phối cảnh không đóng vai trò quan trọng vì khối cầu như hình tròn nhìn từ mọi góc độ. Điều quan trọng khi vẽ khối cầu là thể hiện được thể tích của khối bằng cách xác định rõ ràng hình dạng sáng nhất.
Chú ý: Có thể vẽ hình tròn bằng cách dựng khung hình vuông. Lưu ý là bóng đổ hình elip.
Khối cầu không có nhiều biến thể như khối lập phương, ta thường chỉ bắt gặp dạng nguyên bản của nó.
* Khối chóp nhọn:
Tương tự như khối cầu, khối chóp nhọn trong phối cảnh không nhiều ứng dụng. Khi vẽ khối chóp nhọn, ta vẫn phải thể hiện được thể tích của khối bằng cách xác định rõ ràng hình dạng sáng nhất.
Các biến thể của khối chóp nhọn:
* Khối trụ, khối lục lăng:
Khối trụ, khối lục lăng đóng vai trò khá quan trọng trong phối cảnh. Cần lưu ý việc thể hiện góc cạnh của khối lục lăng khi vẽ.
Các biến thể của khối trụ, lục lăng:
2. Tư duy phân tích theo phương pháp vẽ các khối cơ bản
* Phân tích các khối cơ bản tạo nên đầu tàu hỏa:
* Phân tích các khối cơ bản tạo nên robot Wall-E:
* Phân tích các khối cơ bản tạo nên robot ASIMO:
3. Hình khối của một số bộ phận cơ thể người:
Giống như mọi vật thể, cơ thể con người cũng tổ hợp từ các khối. Tài liệu sau đây cung cấp kiến thức về các hình khối của một số bộ phận cơ thể người. Từ đó sẽ giúp ta nghiên cứu cơ thể người ở những góc độ khác nhau như giải phẫu, xử lý ánh sáng.
Các bạn lựa chọn cho mình phong cách vẽ đơn giản vẫn nên trang bị kiến thức này, bởi đại đa số những phong cách cách điệu đỉnh cao nhất trên thế giới đều xuất phát từ sự nghiên cứu dưới góc độ tả thực, dẫn đến thấu hiểu và thể hiện lại một cách chuẩn xác nhưng bằng ngôn ngữ tạo hình chọn lọc hơn.
(Nguồn: Drawing A - Complete Guide. Tác giả: Giovanni Civardi)
(Nguồn: Sách Hình họa Trung Quốc. Nhiều tác giả)
- Sưu tầm -
>>> Bài tập khối hình học (Phần 1)
>>> Bài tập khối hình học (Phần 2)