Cách dựng hình khối lập phương
Nếu nói vẽ là bản năng, thì bạn sẽ mất khả năng truyền đạt và nguyên cứu. Khi vẽ 1 hình bạn có chú ý mình bắt đầu sẽ từ đâu, và tại sao? Sử dụng que đo cho những điểm nào là ít sai số nhất??
Để vẽ cả cụm 3 khối chúng ta cần cân bố cục chúng trước cho vừa trang giấy vẽ và vẽ lần lược từng khối một.
Hình ảnh ngoài thực tế có vĩ đại thế nào khi đưa vào trang giấy thì cũng chỉ sẽ có 1 kích thước nhất định nào đó thôi (Vì đâu có 1 tờ giấy khổng lồ cho bạn vẽ đâu). Vậy tuỳ vào thẩm mỹ của từng người mà định ra tỉ lệ để có 1 bố cục đẹp trên trang vẽ, định bố cục cũng để giới hạn tác phẩm, tránh hiện tượng vẽ tràn ra ngoài trang giấy.
Bước 1: Chọn đơn vị đo Ở đây tôi chọn bề ngang mặt bên trái hình khối lâp phương làm đơn vị (gọi tắt là 1) thì đoạn que đo đó sẽ có chiều dài là 100 mm trên trang giấy, ví dụ như vậy. thì chiều dài cả 3 khối là khoảng 3,2 (đơn vị đo) và chiều cao của chúng là 2. Đem 1 khung bao có tỉ lệ kích thước 3,2 x 2 này vào trang vẽ và sắp xếp sao cho vừa mắt nhất.
Bước 2: Định vị các hình khối trong trang giấy Với đơn vị đo trên thì giới hạn hình khối lập khoảng ở mức đo hơn 1,5, hình cầu từ 1,6 đến 2,8, và giới hạn hình chóp khoảng 3,2
Dựng hình khối lập phương
Vẽ hình lập phương thực chất là xác định vị trí các đỉnh (A, B, C, D, A’, D’, C’) của trên trang giấy rồi từ đó hình lập phương được tạo thành từ việc lấy các đường thẳng nối các điểm lại với nhau. Tuy nhiên trong phép dựng hình thì các đường và điểm liên quan nhau và được xác định cùng 1 lượt
Bắt đầu từ đâu ?
Bước 1: Vẽ 3 cạnh đứng của hình lập phương
- Xác định điểm D’: Nếu có câu hỏi “khi vẽ bạn bắt đầu từ điểm nào?” Câu trả lời tôi nhận được là “bắt đầu từ điểm phức tạp nhất”.. mà từ đó có nhiều đường nối đến các điểm khắc. Ở đây điểm D’ nằm ngay giữa khối là điểm hội tụ cả 3 cạnh. Vậy điểm D’ là bạn tự cho 1 cách áng chừng, từ đó định ra vị trí các điểm còn lại. (Nếu vẽ chung với các khối khác thì vị trí điểm D phải được xác định chính xác từ rìa khổ giấy để đảm bảo bố cục chung)
- Xác định khoảng cách các cạnh đứng: Vẫn lấy bề ngang mặt bên trái làm 1 đơn vị. đo bề ngang mặt bên phải. Kết quả là bề ngang bên phải chỉ lớn hơn phân nữa bề ngang mặt bên trái 1 chút, khoảng 4/7 đơn vị
- Xác định phương của 3 cạnh đứng của hình lập phương: dùng dây dọi gióng xem các cạnh đứng của hình khối lệch thế nào với phương thẳng đứng của dây dọi. Trường hợp này thì chúng gần song song nhau và đi qua 3 điểm trên phép đo ở trên
→ Vẽ 3 đường thẳng đứng là 3 cạnh đứng của hình lập phương.
Bước 2: Tìm điểm D
- Xác định điểm D: Vẫn giữ đơn vị đo như trên (và giữ đến hết bài Khối Cơ Bản), đo DD’ được kết quả là 1 + 1/8 = 9/8
- Xác định A’: Dùng que đo gióng theo phương xéo của cạnh A’D’, giữ phương xéo đó ráp vào điểm D’ trong bản vẽ, kẻ đường thẳng theo phương đó bắt đầu từ D’ cắt đường thẳng đứng bên trái tại 1 điểm: đó sẽ là điểm A’
- Vị trí các điểm C’, A, D, C được xác định như điểm A’
- Kiểm tra các đoạn A’A, CC’, A’D’, D’C’, AD, DC bằng que đo.
→ Vẽ 4 đường xiên 2 mặt tiền của góc nhìn phối cảnh hình lập phương.
Bước 3: Xác định điểm B
Đây điểm xa điểm gốc nhất (D’) và như vậy độ sai lệch rất lớn
- Vẫn theo cách dùng que đo gióng phương các đường thẳng AB, BC để xác định điểm B
- Kiểm tra điểm B: So sánh khoảng cách điểm A và điểm D đến đường thẳng đứng (dây dọi) đi qua điểm B, để điều chỉnh điểm B nằm giữa A, D 1 cách hợp lý nhất.
Bước 4: Kiểm tra toàn bộ hình vừa dựng được thực chất đây là 1 phép đo và gióng hình theo 1 cách khác
Dùng que đo kiểm tra các khoảng cách khác của khối, đặt biệt khoảng cách 2 điểm ở cách xa nhau (Vì 2 điểm càng xa nhau độ sai biệt khi đo càng lớn) như độ dài A’B, C’B, D’A và D’ C
- Nếu tỉ lệ hình trên giấy vẽ sai với thực tế → kiểm tra lại các bước
- Nếu đúng: dùng gôm tẩy bỏ các nét thừa.
Vậy là một hình khối lập phương đã dựng xong trong góc nhìn phối cảnh.
>>> Hình khối trong vẽ truyện tranh
>>> Hiệu ứng tâm lý của hình khối trong thiết kế lôgô