Phương tiện và kỹ thuật vẽ một màu trong diễn họa kiến trúc
Cũng như trong nhiếp ảnh, có thể chứng minh rằng hình thức diễn họa, chất liệu bề mặt và sắc độ trong vẽ một màu là sự thử thách tài năng của một nhà minh họa. Diễn họa một màu dễ đạt được hiệu quả cao và chi tiết nhất. Đây là một kỹ thuật có sức thu hút riêng và hình vẽ dễ sao chụp với chi phí thấp.
Đường nét và sắc độ là hai yếu tố cơ bản trong một bản vẽ một màu, bạn có thể vận dụng từng yếu tố một hoặc kết hợp cả hai trong diễn họa. Đặc biệt trong trường hợp quan trọng phải trình bày hình dáng và màu sắc địa phương hay nếu có những hạn chế phải chọn một trong hai. Cho dù bạn chọn bất cứ phương thức nào thì phần chủ chốt trong một tranh minh họa một màu đẹp là sự cân bằng giữa độ sáng và tối, nói cách khác là ở trong bố cục tranh.
Đường nét
Có hai loại đường nét. Một loại có độ nét không đổi có tính máy móc và khô khan. Còn loại kia, có nét thay đổi, lôi cuốn hơn và sẽ là một phần quan trọng của phong cách mang cá tính riêng của bạn. Cả hai loại này đều có thể dùng để vẽ tay hay với thước. Đối tượng vẽ sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn đường nét. Nét vẽ cũng có thể ảnh hưởng đến kỹ thuật diễn họa ở giai đoạn sau cùng vì những đường và chấm nhỏ có khuynh hướng biến mất nếu chúng không đủ đậm và lẫn vào cận cảnh.
Đây là phương án triển khai được thể hiện bằng bút kỹ thuật với nhiều cỡ nét khác nhau, phản ánh trung thực các chi tiết mặt đứng. Tòa nhà được vẽ bằng tay với bút chấm mực, đây là kỹ thuật thích hợp với dáng vẻ phong trần và cầu kỳ của mặt đứng.
Sắc độ
Giá trị sắc độ sáng tối cũng có thể diễn họa bằng hai cách: là các sắc độ liên tục dùng một chất liệu phủ trên một nền phẳng hoặc là một tổ hợp hoa văn bằng các nét cần thiết để nút tiếp nhận như một sắc độ đồng đều.
Phương tiện thể hiện chấm điểm có chất liệu bề mặt mềm như chì và than để tạo các sắc độ sáng tối liên tục bằng cách đánh bóng và hòa trộn kỹ lưỡng. Nếu dùng phương tiện thể hiện chấm điểm, như bút chì hoặc bút và mực, để tạo cấu trúc đường nét mạnh thì bạn có thể dùng phương tiện khác với phương tiện ban đầu để diễn tả độ sáng tối. Để trình bày những mảng phẳng hoặc có sắc độ phân biệt có thể thực hiện với các nước mực hay màu nước bằng bút lông.
Giấy quá mỏng rất dễ bị rách khi chỉnh sửa hay tạo những mảng sáng bằng cách cạo tẩy mặt giấy.
Giấy can và phim dùng để phác thảo có lợi điểm tránh phải độ đậm lại hay dựng lại hình vẽ trên mặt giấy vì dùng được mặt phải của hình vẽ trên lớp giấy can nằm dưới. Ta sử dụng cả hai mặt của chúng, chẳng hạn ta có thể vẽ nét trên mặt này và điểm màu hay chi tiết ở mặt kia. Điều này giúp giữ các nét vẽ được rõ ràng trong khi ở mặt phải chúng cho một hình ảnh hợp nhất. Điểm bất lợi là do tính không trong suốt nên những hình vẽ sẽ lệch lạc khi được chụp lại. Vì thế bạn không thể có được một bản sao sắc nét.
Một diễn họa không cần phải luôn thể hiện trong một khung hình chữ nhật. Trong cảnh hội chợ “Festival Market” này, các cạnh của minh họa được bao bằng các điểm có ý nghĩa để tạo sự đóng khung một cách tích cực cho minh họa.
Tác phẩm dùng để chụp lại
Một điều quan trọng khác là những yêu cầu chụp lại sẽ có thể hạn chế việc lựa chọn phông nền. Các camera chỉ dùng được với một số kích cỡ bản vẽ, các khổ lớn hơn nên chia thành nhiều phần để chụp. Hầu hết các máy sao quét màu điện tử cho ra những bản sao chụp sắc nét hơn, nhưng chỉ với những cỡ giấy vừa với máy scanner. Hiện này có loại phông nền có thể gỡ đi lớp giấy bồi, đưa qua máy sao quét và bồi lại, nhưng số lượng còn ít và cải tiến mới nhất là những máy sao quét thế hệ mới. Bản vẽ được đặt trên đĩa kính mỏng rồi chạy qua nguồn quét. Bạn phải kiểm tra xem những bản vẽ đã sẵn sàng chưa và máy dùng cho những kích cỡ nào.
Khuôn khổ tranh minh họa
Thông thường hình được thể hiện trong khổ vuông hay chữ nhật. Mắt có khoảng nhìn đảo tròn giống như ống kính camera; để có tác động mạnh, những dạng thể tròn được chú ý, được phân chia và mờ dần ở phần chu vi bằng cách thổi màu để tạo ra ấn tượng hấp dẫn.
Thể hiện mờ nhẹ phần rìa bản minh họa hình chữ nhật – “nổi” lên trên nền tranh cũng tạo ra ấn tượng tương tự - ta sẽ có một tác động tương tự. Ta cũng có thể tạo cho bản minh họa cần khung cứng lại khác biệt bằng cách phá bỏ khung chữ nhật – đầy những yếu tố bố cục đặc biệt ra xa khỏi phạm vi quy định. Qua tất cả những kỹ thuật này, ta có thể gợi ý rằng tranh minh họa chỉ là một phần của thực tế rộng lớn mà người xem không thể thấy được.
Khi sao chụp hình vẽ bằng mày scanner nên dùng loại giấy dễ cuộn theo rulô. Cũng cần chú ý lớp màu dày dễ bong khi qua rulô
Kỹ thuật bao gồm từ phun xịt màu nước trên những vùng rộng và diễn họa chi tiết bằng tay với bột màu hay mực, cho đến ghép ảnh chẳng hạn như kết hợp giấy màu và hình chụp, các tông chuyển tiếp và các họa tiết.
Thời hạn diễn họa có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn chất liệu thể hiện. Vẽ mực mất nhiều thời gian. Vẽ chì khác sắc độ rất khó thực hiện. Một lớp màu nước có thể được đi nhanh, trong khi màu Tempera yêu cầu phải di rất cẩn thận. Lý do mà màu dầu hiếm khi dùng minh họa là nó lâu khô, không thực tế khi thời hạn đã hết.
Trong diễn họa những phương án đề xuất cho khu triển lãm quốc tế Expo 92 tại Seville, nhà minh họa đã thành công khi dùng kết hợp bút sắt và mực phun thổi, màu nước, bút dạ, tempera và chì màu. Mỗi phương tiện và kỹ thuật đều được lựa chọn cẩn thận dựa trên đặc tính của chúng.
Nền tranh
Thực ra bất kỳ loại giấy nào cũng có thể dùng làm nền minh họa, từ những loại giấy chuyên dùng và bìa cứng đến loại giấy acctat và ngay cả loại giấy dầu gói hàng. Chất liệu thể hiện bạn định dùng sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại giấy và các thứ phải chọn khác. Nên chọn lựa theo logic, có nghĩa là bạn nên xem xét đến màu sắc, bề mặt giấy và độ dày liên quan đến chất liệu thể hiện và phương pháp diễn họa của bạn.
Luôn chọn những màu sắc và mặt giấy phù hợp với chất liệu (có hiệu quả cao với phương tiện thể hiện). Nền trắng hay vàng da bò nhạt nên đi với màu nước hoặc mực; loại giấy có sắc sẫm phù hợp với phấn màu; nền sẫm làm nổi bật lớp màu rực rỡ. Một bức phác thảo bằng than đạt hiệu quả tốt nhất trên mặt giấy “nhám” hay “răng cưa”. Cả vân giấy cũng ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt vẽ chì. Khi kẻ hàng, đặc biệt bằng những loại bút kỹ thuật hay những hình ảnh rất thực cần sắc nét, bạn nên dùng mặt giấy trơn dễ tạo nét sắc sảo. Cần thận trọng khi dùng bìa cứng, nó trơn láng nhưng cũng dễ lem mực và khó tẩy.
Lượng nền phải đủ dày tương xứng với chất liệu thể hiện được chọn. Những loại giấy mỏng dễ độp dưới lớp nước màu; có loại giấy được dán sẵn thành giấy bồi nên không cần căng giấy. Trong trường hợp sử dụng lớp phủ trong suốt, nên kiểm tra giấy có dễ rách hay dễ nhăn không khi kéo trượt phim.
13. Để phân biệt giữa bóng đổ và bóng bản thân ở những mặt có vạch trắng, bóng đổ được tăng cường bằng một hòa sắc gồm màu tím nhạt và xanh nhạt. Để tăng sự tương phản ở những chỗ cần thiết, thêm màu xanh nhạt vào những mảng bóng bản thân ở mặt trước, nơi mà cùng màu này đã được dùng ở mặt sau, ngoài ra cùng nhấn mạnh sắc sậm hơn bằng màu lam chàm và nâu đất nguyên.
14. Màu xanh chàm được đánh một cách dè dặt vào các ô cửa sổ nhằm tạo phản xạ cho kính và làm dịu đi sự tương phản của sắc màu đen.
15. Màu tím nhạt được dùng mạnh hơn cho bóng đổ trên các vạch trắng để xác định các mép giữa phần bóng và mặt phẳng được chiếu sáng. Tương tự dùng những sắc độ chuyển cho con suối ở cận cảnh bằng màu xanh sáng, trung bình và nước biển, nhằm tăng hiệu quả chiều sâu. Ánh phản chiếu được thể hiện bằng màu nâu đất và xanh biển.
16. Bản vẽ được hoàn thành bằng một số điểm xuyết hoàn thiện, bao gồm việc nhấn mạnh chi tiết, một số nét tẩy ở cả hai mặt bản vẽ, và sửa lại các nét bị mất.
9. Ở giai đoạn này, thực hiện một số điều chỉnh về sự cân bằng màu và sắc của bản vẽ. Bầu trời phía trên ở sát cạnh bức vẽ được làm thẫm thêm bằng màu xanh nhạt và xanh trung bình. Hốc tường còn lại được làm mềm đi bằng màu nâu và màu lam chàm. Bắt đầu từ đây với những yếu tố chính của bức vẽ đã được dựng, họa sĩ thể hiện bắt đầu phải chú tâm đến những quyết định nhỏ về màu, sắc độ, sự tương phản và chất liệu nhằm tạo nên sự lấp lánh của chi tiết và những điểm xuyết hoàn tất.
10. Chi tiết cận cảnh của một bụi cây và lau sậy được vẽ kỹ riêng trên cạn cao rồi đưa vào bản vẽ chính. Các cây ở khoảng giữa và nền của bản vẽ được làm phong phú thêm bằng màu vàng, xanh dương và xanh ôliu, với màu chàm và đen dùng để làm sẫm bụi cây có bóng đổ.
11. Để làm nổi mặt cỏ còn hơi phẳng một số chỗ có màu được tẩy trộn nhằm tăng sự hấp dẫn thị giác cho cận cảnh đồng thời gợi ra những chỗ nổi bật và chuyển động.
12. Tiếp tục thể hiện cỏ ở đầm lầy bằng cách tô màu cả hai mặt của bản vẽ, dùng màu vàng cát, nâu và nâu đất. Dùng những hòa sắc nhạt vào mặt sau ở những chỗ xa nhất của mảng cỏ; còn trên mặt trước dùng những sắc đậm hơn ở cận cảnh, nhằm tăng tính thuyết phục về chiều sâu của khung cảnh.
7. Toàn bộ vùng cỏ đầm lầy được hoàn tất, thay đổi mật độ các nét bút chì để tăng màu và sắc ở chỗ gặp đất. Ở đây, đã được quyết định bỏ những hình dáng tán lá chồng lên nhau ở góc trái bản vẽ gốc. Vẫn làm ở mặt trước bản vẽ, vẫn dùng màu đất nguyên và nâu để tiếp tục tô màu các chỗ bị bóng của công trình.
8. Thêm màu lạnh vào mặt bị bóng của công trình với các vạch trang trí trắng dùng màu xanh nhạt tô vào mặt trái bản vẽ, với bút chì tẩy dấu nhằm đạt được một mảng nhẵn, không có nét. Dùng màu xám sậm ấm thể hiện những hốc tường của những khoảng bị bóng bên trong công trình, theo một sơ đồ dự kiến trước các giá trị sắc độ để thiết kế tạo được một sự tương phản sống động giữa sáng và tối trên những panel kính. Các cửa sổ trên tháp nhà được thể hiện một hiệu quả trong suốt đạt được bằng cách đánh bóng các mặt tối của tường trong và tô cửa sổ bằng sắc màu nhạt. Khoảng tường chắn nhỏ thẳng đứng phía dưới tán lá ở phía trái được tô nhẹ bằng màu nâu đất nguyên và vàng cát.
1. Mảng chi tiết hình thành bố cục cho diễn họa này là các đường nét lấy theo bản vẽ phối cảnh gốc. Những bóng bản thân và bóng đổ được viền bằng chì màu đỏ.
2. Những đường can được chuyển qua phim vẽ, dùng bàn can đèn để nhìn rõ các nét nền của tác phẩm qua phim trong. Những nét vẽ cây cối làm nền được điều chỉnh cho cân bằng bố cục.
3. Giai đoạn đánh màu đầu tiên được thực hiện ở mặt sau của phim trong. Những phản xạ của bầu trời và cửa sổ được đánh bóng bằng màu xanh da trời, tăng dần sắc độ để tạo ấn tượng về những đám mây mềm. Nước ở đây được đi bằng màu xanh biển.
>>> Diễn họa kiến trúc đen trắng (Phần 1)