Phối cảnh bên ngoài công trình trong vẽ truyện tranh

* Các loại hình công trình:

Khi bắt đầu thể hiện các công trình trong thực tế, cần quan tâm đến những nét riêng và cách phân biệt của mỗi thể loại công trình. Sự quan tâm này khiến cho việc thể hiện phối cảnh dễ dàng hơn, có chiều sâu hơn, giúp người vẽ tránh mắc phải các lỗi về lôgic giữa nội dung và hình thức.

- Công trình công cộng:

Dạng lặp: Bệnh viện, trường học,…

Thường là các loại hình nhà thấp tầng, xây dựng dựa vào một hệ thống lưới cột đều đặn, rõ ràng, có hành lang ngoài, các cửa sổ, cửa đi bằng nhau, lặp đi lặp lại.

phoi canh 1
(Nguồn: Yankeekun to Meganechan – Yoshikawa Miki)

Dạng tự do: Bảo tàng, nhà hát, …

Chủ yếu là các công trình văn hóa, điểm nhấn của đô thị, thường được xây dựng có nét rất riêng, không trùng lặp, nên mỗi công trình một dáng vẻ, một cấu tạo khác nhau. Cần nghiên cứu chi tiết khi thể hiện.

phoi canh 2
(Nguồn: Meitantei Conan – Gosho Aoyama)

- Nhà kinh doanh:

Dạng lớn: Tháp văn phòng, siêu thị, …

Dạng nhỏ: Shop, quán cà phê, kết hợp nhà ở…

Nhà kinh doanh thường được miêu tả với không gian nội thất bên trong nhiều hơn là miêu tả hình thức bên ngoài, thường phải thể hiện rất nhiều đồ đạc đặc thù nhằm nêu rõ tính chất của từng loại nhà.

phoi canh 3
(Nguồn: Gantz – Hiroya Oku)

- Nhà ở:

Dạng lớn: Nhà tập thể, nhà chung cư, …

Có nhiều nét giống như dạng lặp của công trình công cộng, tuy nhiên vẫn có nét riêng như nhà tập thể bị cơi nới tùy tiện, hình thức bên ngoài rất hỗn loạn hay nhà chung cư là hình thức cao tầng.

phoi canh 4

phoi canh 5
(Nguồn: Idea Production)

Dạng nhỏ: Nhà phố, biệt thự, …

Đây là loại hình nhà xuất hiện nhiều nhất và đa dạng nhất, muôn màu muôn vẻ. Điều này vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm trong việc thể hiện. Tuy nhiên vẫn có nhiều chi tiết chung để khai thác, ví dụ như hình thức mái, chi tiết cửa…

phoi canh 6
(Nguồn: Idea Production)

- Công trình cổ:

Là các đình, chùa, nhà thờ, … Đây là loại hình khó, đòi hỏi nhiều nghiên cứu, thể hiện được các chi tiết cấu tạo phức tạp. Tuy nhiên, hiệu quả về mặt thẩm mỹ đạt được là rất lớn, góp phần nâng tầm các tác phẩm truyện tranh. Điều cần chú ý với loại hình này là cách thể hiện hình thức trang trí, nghệ thuật điêu khắc và việc miêu tả chất liệu của thời gian.

* Vẽ phối cảnh các công trình nhìn từ phía ngoài:

phoi canh 7

Bước 1: Xác định đường tầm mắt. Với phương pháp ba đoạn thẳng và cách dùng thước góc, xác định tiếp hai nhóm đường gióng chính.

phoi canh 8

Bước 2: Lên khối chính theo đúng tỷ lệ, chia các tầng công trình. Điều này tương đối quan trọng với các công trình có sự lặp lại của cửa đi, cửa sổ hay ban công, trang trí… giống nhau hoặc liên quan đến nhau giữa các tầng. Đặt tỷ lệ của người (thường là 1m60 – 1m70) vào bản vẽ để có hình dung tốt nhất về kích thước của công trình, kích thước các bộ phận, chi tiết của công trình với con người. Ví dụ một tầng cao gần gấp đôi người, cửa cao bằng người giơ tay thẳng lên, bậu cửa, lan can cao đến bụng người…).

phoi canh 9

Bước 3: Lên các khối phụ, các chi tiết lớn, phác các dáng cây (nếu có).

phoi canh 10

Bước 4: Hoàn thiện với các chi tiết trang trí, vật liệu (gạch ốp, mái ngói, lan can sắt ban công…).

phoi canh 11

Bước 5: Mô tả ánh sáng bằng tay với bút chì hay bút dạ màu ghi, hoặc chuyển sang hậu kỳ thực hiện với các phần mềm hỗ trợ như Photoshop hoặc Manga Studio.

* Vẽ cây:

Vẽ cây là một phân mục tương đối riêng biệt trong phương pháp vẽ phối cảnh. Việc vẽ cây không sử dụng các công thức, quy luật cụ thể, tuy nhiên cũng có những chú ý nhất định.

- Việc tạo khung hình chính cho toàn bộ cây rất quan trọng vì nó cho thấy phần nào về loại cây mà bạn muốn vẽ. Khung hình còn giúp chúng ta phân vùng các nhóm cành và giới hạn độ dài các cành. Sau khi tạo khung chính, cây được vẽ từ thân đến các cành lớn rồi chia dần đến các nhánh nhỏ, các nhánh nhỏ có mật độ xuất hiện nhiều ở vùng sát khung hình. Cần để ý đặc tính của các loại cây để lựa chọn loại nét thể hiện cành phù hợp (cong, thẳng hay gãy khúc).

- Sau khi có được một cây với các nhóm cành, chúng ta cần mô tả lá. Việc mô tả lá đơn giản nhất là sử dụng các khóm lá trong một hình chu vi (thường thấy trong Anime). Một cách khác đòi hỏi sự tỉ mẩn là việc miêu tả lá bằng hiệu ứng thị giác, những mảng nét run, nét gạch hay nét xoắn, nét lò xo được thực hiện kỹ càng khi mắt nhìn ở một khoảng cách nhất định đều cho cảm giác như khi nhìn vào các vòm lá trong thực tế.

- Sự đa dạng của thực vật là không thể kể hết nên việc miêu tả mỗi loài đặc trưng lại đòi hỏi chúng ta phải không ngừng tìm hiểu và không ngừng tích lũy kiến thức, kỹ năng. Việc thành thục vẽ cây, hoa sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc làm đơn giản hóa phối cảnh, tạo ra các bối cảnh đẹp, lãng mạn hay âm u, bí hiểm, gắn liền với những ý tưởng nội dung không giới hạn.

phoi canh 12
Cách lên dáng cây cơ bản

phoi canh 14
Bút pháp tả lá cây cơ bản

>>> Ánh sáng trong vẽ truyện tranh

>>> Chi tiết tạo hình trang phục trong vẽ truyện tranh

>>> Sử dụng đường nét trong vẽ truyện tranh

0976984729