Chi tiết tạo hình trang phục trong vẽ truyện tranh
Trang phục có lẽ là phần mà các bạn mới bắt đầu vẽ truyện tranh yêu thích tìm hiểu và thử nghiệm nhất. Trang phục là yếu tố quan trọng gắn liền với nhân vật. Từ một bộ trang phục người xem sẽ có được cái nhìn khái quát về tính cách, hoàn cảnh sống, đôi khi là cả cuộc đời của nhân vật. Vẽ trang phục đẹp, thời trang không phải là điều quan trọng nhất mà phải đảm bảo được sự ăn khớp giữa nhân vật với câu chuyện.
* Những điểm cần lưu ý trước khi vẽ trang phục:
- Vị trí các nếp nhăn: Các chất liệu khác nhau sẽ cho các nếp nhăn khác nhau nhưng hầu như vị trí của chúng không thay đổi do cấu tạo cơ thể người. Ví dụ như nếp nhăn ở vị trí nách, ở phần gập cánh tay, khoeo chân.
- Tính chuyển động của trang phục: Trừ khi là chất liệu bó sát, còn đại đa số trang phục đều chuyển động theo hoạt động của con người, một số thậm chí chuyển động dù con người đứng yên (vạt áo, váy bay khi đón gió…) Mỗi chất liệu một khác nhưng luôn có tính mềm mại nhất định. Đừng bao giờ vẽ trang phục bằng những đường nét quá cứng nhắc.
* Cách vẽ các loại trang phục thường gặp:
- Cổ trang: Thể loại truyện tranh sử dụng bối cảnh câu chuyện là thời kỳ xa xưa. Đa phần, khi vẽ thể loại này, cần nghiên cứu lịch sử sâu sắc, để tạo hình càng chính xác càng tốt. Muốn vậy, cần dựa trên nhiều nguồn tư liệu và cần hỏi ý kiến những cố vấn lịch sử.
Sự khác biệt về nghề nghiệp: Trang phục của người nông dân đương nhiên phải khác trang phục của anh học trò.
Sự khác biệt về giai tầng xã hội: Đặc trưng của cổ trang, nhất là thời phong kiến, chế độ quân chủ, giai cấp vua quan, quý tộc luôn ăn vận cầu kỳ, sang trọng. Người vẽ cần đầu tư rất nhiều vào các sử liệu, không cần chính xác đến 100% nhưng càng chính xác càng tốt. Ngược lại vẫn có những giới hạn để thổi vào đó tính sáng tạo như việc cách điệu quần áo, phục sức, những chi tiết trang trí hoặc đưa vào những chi tiết táo bạo nhằm lột tả nhân vật.
+ Cổ trang phương Đông: Quan phục bao gồm mũ, áo, giày… đôi khi có trang sức đi kèm tùy vào thời đại.
Quan phục thời xưa, may bằng chất liệu đắt tiền nên đường nét rất mềm mại, đón ánh sáng nhiều. Loại áo này khá rộng so với cơ thể, nếp nhăn phức tạp và không lặp lại.
Khi vẽ loại trang phục này, không nên tách rời yếu tố ánh sáng, bởi nó quyết định việc thể hiện chất liệu của trang phục.
Những họa tiết trang trí cách điệu thường xuất hiện ở những vùng có giá trị điểm nhấn như cổ áo, ngực áo… Những họa tiết này có thể lặp lại ở mão quan, giày…
Những quốc gia phương Đông có nhiều điểm tương đồng trong trang phục thời phong kiến. Đặc biệt, những khác biệt rất nhỏ như hướng cài áo, lại chứa đựng ý nghĩa lớn về mặt dân tộc và văn hóa.
+ Cổ trang phương Tây:
Với cổ trang không bao giờ được quên những yếu tố có khả năng xác định niên đại trên trang phục.
Những chi tiết miêu tả trang phục đặc sắc, phản ánh nhiều điều về nhân vật.
Nếp nhăn thể hiện độ rộng của áo phải đúng vị trí, nhất là với nhân vật có nhiều cơ bắp, dù áo có rộng thùng thình thì vẫn có những phần bám vào cơ thể.
Tại sao những nếp vải không đi theo hướng ngược lại? Đó là do cấu tạo trang phục và hướng chuyển động của các bó cơ.
Thử tưởng tượng, một đai lưng bằng da hẳn cũng có thể chấp nhận được cho một thuyền trưởng nhưng nó sẽ không tạo tính liên tưởng đến một "thủy thủ" có cá tính hoang dã mạnh bằng đai làm từ vải quấn, với những nét gạch tạo cảm giác thô cũ, sờn bẩn.
- Trang phục hiện đại: Rất phong phú, giới tính, độ tuổi… Thích hợp nhất để phân biệt có lẽ dựa vào 2 tiêu chí.
Ngành nghề: Học sinh, sinh viên, thầy giáo, nhà khoa học, công chức, nội trợ…
Thời tiết: Xuân, hạ, thu, đông.
Ở mỗi tiêu chí đều có thể đưa thêm những chi tiết phá cách hoặc biến đổi tùy theo tính cách nhân vật.
Phong cách này mang nhiều dấu ấn của Cartoon, vì vậy cách mô tả trang phục cũng rất nặng tính cách điệu, giản lược. Những chi tiết nếp nhăn ít nhưng chuẩn xác, cách đặt hoa văn cũng không bị lệ thuộc vào nếp nhăn.
Cách vẽ dáng áo, độ dịch chuyển trong gió, nếp nhăn ở phần ống tay xắn lên… vẫn khiến ta nhận ra chất liệu sơ mi quen thuộc.
Những vùng mang nếp nhăn đặc trưng của áo sơ mi.
Phong cách này có đặc điểm là tính tạo hình rất mạnh, chỉ giữ lại những đặc điểm chính và bỏ qua những chi tiết phức tạp. Bởi vậy, trang phục có khả năng được miêu tả rất dễ dàng và hiệu quả với thủ pháp đổ tone chất liệu.
Trang phục của 2 nhân vật này mang hơi hướng Fantasy hơn so với những trang phục thường thấy, đặc biệt là cô nàng hotgirl.
Chi tiết đặc sắc trên trang phục
Những chi tiết thể hiện rất rõ bản tính giản dị, luộm thuộm của nhân vật.
Chú ý cách vẽ nếp vải, cách xử lý họa tiết trang trí trên áo. Đều sử dụng nét, song ta không cảm thấy sự lẫn lộn giữa nếp vải và họa tiết áo.
Chi tiết đặc sắc trên trang phục
Những chi tiết thể hiện rất rõ bản tính giản dị, luộm thuộm của nhân vật.
Với nhân vật nữ xinh đẹp, những góc tranh kiểu này thường xuyên được sử dụng, nó sẽ đặc biệt hiệu quả với một bộ trang phục không quá kín đáo.
Ở đây ta gặp lại áo sơ mi trong một sự kết hợp trang phục độc đáo, chú ý những phần bám cơ thể, nếp nhăn của áo, đặc biệt là vị trí chiếc cạp quần làm thay đổi nếp nhăn áo.
Chibi là phong cách tương đối dễ vẽ, bạn có thể tha hồ sáng tạo trang phục cho nhân vật của mình, một trò chơi thú vị!
>>> Biểu cảm trong truyện tranh
>>> Phương pháp vẽ dáng dạng dây nút trong truyện tranh
>>> Phương pháp vẽ dáng dạng khối khớp trong truyện tranh