Biểu cảm trong truyện tranh

Ở phần này, mythuatms.com sẽ cùng tìm hiểu với các bạn các cách để biểu đạt cảm xúc cho nhân vật bằng hình ảnh. Với những kỹ thuật này, người họa sĩ có thể mô tả được diễn biến cảm xúc của nhân vật trong truyện tranh từ mạnh mẽ đến yếu ớt.

* Một số biểu cảm thường dùng trong truyện tranh

bieu cam 1

bieu cam 2

bieu cam 3

bieu cam 4

* Mẹo vẽ biểu cảm hiệu quả

- Sử dụng ánh sáng:

Sử dụng ánh sáng hợp lý kết hợp đường hiệu ứng sẽ tăng thêm tính thuyết phục cho biểu cảm. Rõ ràng ở ảnh bên phải, nhân vật trông đáng sợ hơn nhiều.

bieu cam 5

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể:

Ngôn ngữ cơ thể hỗ trợ rất hiệu quả cho biểu cảm. Sử dụng hợp lý kết hợp với hiệu ứng sẽ giúp biểu cảm của nhân vật đạt tối đa. Ví dụ như ảnh dưới đây, nếu biểu cảm của nhân vật chỉ dừng ở mức độ ảnh trái, độc giả sẽ không hiểu nhân vật đang mong muốn hay thèm khát gì. Ở ảnh bên phải, kết hợp sử dụng ngôn ngữ của tay, hiệu ứng trái tim, biểu cảm của nhân vật trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn rất nhiều.

bieu cam 6

- Cường điệu hóa, bóp hình để tăng cường độ của biểu cảm

Phóng đại miệng, mắt thường là phương pháp hay được sử dụng nhất để cường điệu hóa biểu cảm cho nhân vật. Tuy nhiên tùy phong cách và hoàn cảnh mới sử dụng phương pháp này.

bieu cam 7

- Sử dụng đường gió, đường tập trung

Đường gió và đường tập trung tăng tính “động” cho nhân vật đồng thời cũng khiến biểu cảm thuyết phục hơn.

bieu cam 8

>>> Ngũ quan và tạo hình nhân vật trong truyện tranh

>>> Hình khối trong vẽ truyện tranh

>>> Truyện tranh tiếp cận từ ký hiệu học (Phần 1)

>>> Truyện tranh tiếp cận từ ký hiệu học (Phần 2)

0976984729