Họa phẩm “Hai ngôi cung và Thánh Dominico, vòm” (1300)
của Duccio de Buoninsegna

Khám thờ được Duccio vẽ theo kỹ thuật trứng tempera. Tường là nơi diễn tả nghệ thuật thời Trung cổ, sau đó tới da thú, gỗ. Vật liệu cây gỗ vừa dễ kiếm, gọt đẽo, tác phẩm điêu khắc, tượng hay cả kiến trúc.

Mặt sần sùi của gỗ được phủ lót bằng một lớp gesso, là thứ vật liệu được làm bằng khoáng chất gypsum – giống thạch cao – trộn với a dao. Gesso đầu tiên được trét từng miếng rồi quét đều khắp. Lớp lót gọi là gessogrosso, lớp trên có tên gesso sottile. Để bảo đảm lớp gesso được kết dính tốt, gỗ, trước hết được tẩm keo, mấu và vết nứt được dán vải. Mặt gỗ sáng bóng, trắng sau khi làm xong, chẳng khác gì ngà voi. Chất lượng này quan trọng để bắt tay vào vẽ.

Vẽ vào nền cũng phải cẩn thận, trước tiên bằng than rồi mới đến sơn đen.

Những đường viền được đắp bằng rễ cây màu đỏ, thứ này có độ co giãn nhẹ, màu đỏ làm những vật trang hoàng bằng vàng nổi bật lên. Lá vàng được dát lên và dùng lòng trắng trứng chà lên làm mất màu sáng.

Nền thảm được vẽ trước, rồi đến màu da. Chất sắc tố được nghiền kỹ rồi hòa nước cùng với lòng đỏ trứng trong một cối đá hoa cương. Mỗi màu được chế biến riêng rồi mới trộn sau, trừ màu trắng, thường thì tránh sự pha trộn. Muốn đắp thì màu phải chuẩn bị trước từ sẫm đến sáng, dùng theo một trình tự khắt khe. Họa sĩ theo một phương pháp về màu sắc, dùng một bút lông nhỏ, tô theo bản phác. Tính chất mau khô của tempera là một lợi thế vì có thể vẽ đè lên nét trước ngay sau đó, tuy nhiên người nghệ sĩ phải nắm vững toàn cảnh, và sự chuyển đổi màu sắc, một khi đặt bút rồi là khó sửa. Do đó, vẽ bằng tempera, họa sĩ và người phụ tá phải đúng phương pháp và kỷ luật.

hai ngoi cung 1

1. Họa sĩ và thợ mộc phải tổ chức thành “phường”. Một người thợ mộc muốn làm một khung cửa phải đặt trước với xưởng của Duccio.

hai ngoi cung 2

2. Mỗi lỗi lầm trên khung gỗ đều phải sửa và thường thì độn bằng lớp vải, như vậy lại phải cần đến tám lớp lót gesso.

hai ngoi cung 3

3. Lớp gesso được chà và đánh bóng xong mới vẽ lên. Những nét vòng và nền chính được cắt bằng một đầu dao nhọn.

hai ngoi cung 4

4. Có tới 6 lớp rễ cây dán keo với lòng trắng trứng, trên cùng dát bằng vàng lá. Vàng được chùi bóng, khắc họa tiết hay khảm vào lớp rễ cây.

hai ngoi cung 5

5. Vẽ trang trí phần nền trước khi vẽ người. Màu da sơn hai lớp xanh lợt và trắng xám. Xanh lợt làm bóng.

hai ngoi cung 6

6. Màu da sơn sau cùng, những chi tiết được tô đậm bằng màu đen hay xám. Đường viền vàng phần trên khám thờ được kẹp chặt bằng những mẫu vàng nhỏ là phần sơn dầu dày.

hai ngoi cung 7

Khám thờ được vẽ trang trí trong lẫn ngoài. Cửa để đóng khi nào không làm lễ (ở hai bên). Sự giống nhau giữa hình khám thờ này và tác phẩm khác của Duccio chứng tỏ có sự sản xuất hàng loạt của thợ mộc và cả họa sĩ.

hai ngoi cung 8

Hội họa vào thời Duccio cũng cần phải thông cảm là còn có giá trị thương mại. Một danh họa đứng đầu một xưởng vẽ với những thợ phụ và những thợ học việc. Ngay một công trình nhỏ cũng được phân công và chia ra nhiều công đoạn. Vẽ bằng tempera trứng cũng bao nhiêu là vật liệu phức tạp, nào là gỗ, gesso, vàng lá, những sắc tố, lòng đỏ trứng để dán… đòi hỏi một trật tự, một phương pháp theo kỹ thuật riêng, và qua nhiều thế hệ nghệ sĩ chỉ thay đổi rất ít. Cennini viết vào năm 1437, là niềm tự hào của những kỹ thuật đó đã được truyền xuống từ thời Giotto. Kỹ thuật trứng tempera coi như bí mật gia truyền vào thời đó.

hai ngoi cung 9

hai ngoi cung 10

Vòng hao quang của Đức Mẹ Đồng Trinh được vẽ bằng compa. Vòng trong trang trí được dùng phương pháp đục bởi một miếng kim khí hình móng ngựa. Hình vẽ tay và tô, chuốt bằng đầu dao nhọn.

Màu xanh biếc lấy ra bằng cách mài bích ngọc lapislazuli tô màu áo của tượng. Đây là sắc tố đắt tiền nhất, để làm nổi bật nó thì nên tránh phải hạn chế.

hai ngoi cung 11

Là cánh thiên thần lấp lánh bằng cách vẽ trên nền vàng, có chỗ cạo bớt sơn trắng để lộ thêm vàng. Đường chỉ của nền thì làm ngược lại. Khi vẽ xong, sơn một lớp quang dầu trải lên trên và đính những màu vàng lá vào. Khi lớp sơn dầu khô hẳn, những lá vàng được chà bóng, bóc đi những miếng thừa.

hai ngoi cung 12

Chi tiết đúng cỡ: trứng Tempera được phết một lượt mỏng làm thành một lớp men giống như mặt vải. Nét cọ không thể làm nổi kỹ thuật “chấm” bằng đầu nhọn, là tiêu biểu và bắt buộc, công việc của những nghệ sĩ này mờ nhạt. Ba màu để thể hiện màu da thường vẽ, nhưng vẫn phải có màu xanh lá cây. Màu da sáng rồi trắng dần để làm tôn vẻ trắng. Xám và đen dùng để tô đậm mắt mũi và chi tiết khác.

hai ngoi cung 13

Sơn nền theo một trình tự có phương pháp, dùng năm màu pha sẵn, từ trắng tới zám. Sự đa dạng về màu sắc và cách sử dụng nét cọ đều được tính toán để tạo nên cảm giác nổi. Tuy rằng tempera mau khô, đã có bút cọ nhỏ để sửa chữa, điều này nhận ra ngay.

hai ngoi cung 14

>>> Tác phẩm "Mục tiêu bốn mặt" của Jasper Johns

>>> Họa phẩm "Cửa sổ" của Pierre Bonnard

>>> Họa phẩm "Điểm tâm trên vườn cỏ" của Edouard Manet

0976984729