Họa phẩm “Cửa sổ” của Pierre Bonnard
Là một nhà quan sát tinh tế về ánh sáng, dù rằng theo tiêu chuẩn của thế kỷ hai mươi thì ông vẫn là một họa sĩ bảo thủ của Hậu Ấn tượng. Pierre Bonnard sinh năm 1867 tại Fontenay-aux-Roses. Tuổi thanh niên, ông theo học luật rồi mới học vẽ tại trường Mỹ thuật École des Beaux-Art và Hàn lâm viện Julien, gia nhập nhóm nghệ sĩ liên kết với Gauguin tự gọi Nabis – tiếng cổ Do Thái có nghĩa “tiên tri” thành công đầu tiên là tấm áp phích France-Champagne 1891. Buổi đầu khởi nghiệp của Bonnard bao trùm nhiều lĩnh vực vẽ kiểu: đồ đạc, bích chương, tổ chức trình diễn và nhiều cuốn sách họa hình có tiếng, trong đó có cuốn tiểu thuyết Marie của Peter Nansen, đăng trong tạp chí La Revue Blanche 1898 (trên bàn của bức tranh “Cửa sổ”). Bản in Litho được Renoir khen ngợi. Từ khoảng 1905 Bonnard tập trung tinh thần vào vẽ theo phái Hậu Ấn tượng và không liên lạc với cánh tiền phong nào.
Năm 1925 Bonnard dọn về Le Cannet gần Cannes “La fenêtre” cảnh từ nhà ông nhìn qua cửa sổ ở Le Bosquet cho tới năm ông mất 1947. Vải của ông hồ trắng có hai mục đích: thứ nhất không cần sơn lót, dùng như màu trắng, tường nhà chẳng hạn; thứ hai, làm màu rực rỡ, nếu màu đó sơn khá mỏng, vì màu nước gặp nền trắng sẽ sáng hẳn lên.
Kỹ thuật Bonnard cũng liên kết với kinh nghiệm về làm bích chương trong ngành in, nhất là in litho, ông nói: “Tôi đã học nhiều về ngành in chính thống từ litho màu, khi ta bắc cầu nối giữa sự biến đổi các màu, chỉ bốn hoặc năm thôi, trùng nhau hay kề nhau, thì ta thấy được cái mới”.
Henri de toulouse Lautrec (1864-1901) đã có ảnh hưởng mạnh đến nghề in của Bonnard. Hai họa sĩ này cũng giống những đồng nghiệp đương thời, kể cả Monet, đều bị lôi cuốn bởi nghề in của Nhật Bản, chất liệu “khỏe”, màu thuần túy. Trong bức “Cửa sổ” ảnh hưởng này thấy được ở hoa văn hình chữ nhật trên tấm khăn, cùng nhịp trừu tượng của lá sách cửa chớp… có xu hướng làm “dẹp” lại phối cảnh và khoảng cách “nhảy” giữa các màu cũng làm tôn chúng lên.
Bonnard dùng giá màu chừng tám, thật tốt phần lớn phết mỏng thôi, tùy theo chức năng. Son đỏ chói để nguyên, điểm vài hạt màu lục dưới thanh cửa sổ. Bonnard thường trộn đỏ Vénitien với các màu khác, là màu bìa cặp trên bàn làm việc. Với trắng kẽm, nó thành hường. Màu tím cobalt rất đắt khi trộn với sơn và trắng lại thành màu hoa hồng nhạt; với những màu trên khung cửa sổ phía trái thì thành màu nâu nhạt. Cũng với màu tím đó, thêm màu da trời “lạnh” gần với xanh Cerulean thì thành màu đen tóc mây.
“Tông” xanh chỉ có hai thứ được dùng. Cerulean thấy là thuần ở phía đồi xa, bên trái, và những đoạn gạch bên phải của khung cửa sổ. Chỉ với một lượng nhỏ xanh cobalt, miết bằng ngón tay để thể hiện chiều sâu, chẳng hạn như một góc nhỏ giữa má và cánh tay của nhân vật.
Hai “tông” vàng phân biệt, cadmium vỏ chanh xuất hiện dưới dạng đặc impasto, ở tiền cảnh, nóc nhà, trắng sáng làm màn cửa. Vàng nâu bổ túc cho vỏ chanh tô cuốn sách đỏ. Son và chanh đặt kề nhau tô điểm cho nóc cam, thường thấy ở phái Divisionist.
Đỏ viridien cũng được tác giả thường dùng để tác động lên các màu khác, trắng kẽm để tạo nên acid lục trong của lá sách và thanh chắn cửa sổ. Lục thẫm để chỉ rừng bụi.
Trắng là một trong những chìa khóa để hiểu kỹ thuật của Bonnard trong “Cửa sổ”. Một bông trắng sơn dày, thuần nổi hẳn lên, cách khoảng là màu hồ vải khung cũng trắng của căn nhà, tạo thành một bộ từng bước một, trông xa lấp loáng.
Bonnard nổi tiếng nhờ những bức tranh “thân mật”. Trong bức “Cửa sổ”, cuốn sách để trên bàn, ngôi làng phía dưới. Những đồ vật tầm thường được tác giả “nâng cấp, tập hợp, trau chuốt một cách tỉ mỉ dưới ngòi bút, cách dùng màu, độ bóng để tập hợp một mớ lộn xộn cho thành ý nghĩa trừu tượng.
Màu đen cũng được tác giả áp dụng theo cách tương tự, sơn ở dạng thuần, không dùng màu nhân tạo hay pha, cách thừa hưởng của Monet. Đen mun ở mực tàu và vùng tối, bóng râm của cây, cuốn hút mắt người xem từ xa, giống như mở một cái quạt Nhật. Bonnard lập phương án để vẽ thật cầu kỳ, mất khá nhiều thì giờ để ghi chú vị trí màu và ánh sáng, cùng một lúc với độ trong suốt và chiều sâu không hề bỏ qua. Còn ghi dấu nét bút tỉ mỉ để đạt kết quả đó như ô vuông cho tái hiện tấm khăn chẳng hạn, nóc nhà và những đường lưới ngang sang phải. Chỉ có một khugn trong mờ chữ nhật và bầu trời. Phần lớn tranh dùng giẻ hơn là bút cọ. Kỹ thuật này tạo nên bề ngoài không có tiêu điểm ngắm mà vẫn có phẩm chất của một tác phẩm điêu khắc: kiến trúc của tranh.
Bonnard từ từ thực hiện kế hoạch màu: bên nhau hoặc trùng lên nhau làm người xem tranh tưởng như chính mình trộn màu, nhìn qua đó, thấy một thế giới trái ngược một cách khéo léo. Hậu quả là màu sắc kỳ lạ làm “cơ chế” thuyết phục, về việc này Bonnard thú nhận “Phải nói dối thôi”.
Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải:
- Khung vải hồ trắng, lớp hồ bị cạo nhiều chỗ, nhất là bên hông căn nhà.
- Vài nét sửa màu son thuần hay đỏ cadmium chọi với màu ngọc bích ở khung cửa sổ.
- Sơn đặc impasto tạo nên họa tiết và màu sắc của mái nhà tiền cảnh.
- Bút cọ nhỏ đánh dấu nơi vẽ kỹ hơn như tấm khăn hay đường dọc cửa sổ.
Bên phải. Năm 1897, 28 năm trước khi “Cửa sổ” ra đời, tác giả của nó đã làm bộ ảnh in litho cho cuốn tiểu thuyết “Marie” của Peter Nansen, mà Renoir khâm phục và là một thắng lợi nên lấy đó làm gương.
Bonnard còn được ghi là có tinh thần hài hước cao độ, sự quan tâm đến nghề in Nhật Bản thể hiện trong cách làm phẳng tiền cảnh để nhấn mạnh đến phẩm chất giống hoa văn. Khoảng bỏ trống hẳn là một lối tranh hiểu ngầm, vẽ nên bởi sơn đặc – impasto – từng vừng trắng. Ngược hẳn với tấm khăn đeo bụng vẽ chậm chạp từ một loạt nhát sơn dầu để tạo nên những mảng phấn màu, trong.
Bên trên. Bonnard từng làm cho Monet một thời gian ngắn, do đó thừa hưởng lối diễn tả Ấn tượng về vẽ phong cảnh, ưa kiểu chân phương, chính xác. Màu trắng của ngôi nhà là kết hợp của vừng sơn trắng của ngôi nhà là kết hợp của vừng sơn trắng và trắng của hồ khung vải. Những “tông” này hài hòa cùng với trắng thuần của tấm trải bàn; hồng, vàng nâu của mái cân bằng với cửa sổ.
Chi tiết bằng thực. Năm 1925 Bonnard dọn về căn nhà nhỏ này gọi là “Le Bosquet” vùng Le Cannet gần thành phố Cannes sau khi cưới Maria Boursin, nàng thích được gọi là Marthe de Moligny, và sống với ông khoảng 30 năm, làm người mẫu trong nhiều cảnh nội thất hay bồn tắm. Nàng cũng xuất hiện trong tranh tĩnh vật hay nội thất, làm như một nhân vật tình cờ. Bonnard hiếm khi vẽ trực tiếp mà chỉ làm phác thảo rồi sau đó vẽ trong phòng tranh. Phương pháp của ông cũng gồm cả lối quét một màng mỏng rồi để khô đi, sau mới vẽ lên bằng bút cọ, ngón tay hay mẩu giẻ. Ông chọn màu theo xu hướng Ấn tượng, và có tính cảm xúc hơn là hiện thực. Ông thường ưa màu vàng cadmium đậm hay vàng nâu cho da mặt và bổ túc bằng màu tím cho tóc, phết bằng ngón tay, và màu trắng cùng họa tiết của khung vải để nguyên hay lớp màu mỏng. Có một vết nứt hay bong ở gò má nhân vật và ở một bao lớn. Nền trời cũng thật trong mờ để tạo chiều sâu ngược hẳn với chiều mở của tiền cảnh.
>>> Họa phẩm “Người thanh niên dựa gốc cây giữa khóm hồng” của Nicholas Hilliard
>>> Họa phẩm "Tĩnh vật với ghế mây" (1912) của Pablo Picasso