Từ ý tưởng sáng tạo thiết kế 2D
đến các hình ảnh đồ họa
Trong thiết kế đồ họa phẳng 2 chiều, định vị chuẩn xác và hợp lý là tiền đề của ý tưởng sáng tạo, định vị thiết kế chính là chỉ rõ loại thông tin chủ yếu nào mà tác phẩm truyền tải, là làm rõ chủ đề hay đi sâu vào chủ đề. Xã hội thông tin phát triển với tốc độ cao đòi hỏi chúng ta phải mở ra lối tư duy mới, sáng tác phải mới, tác phẩm phải có cá tính.
Hình ảnh đồ họa ý tưởng sáng tạo là một thứ ngôn ngữ thiết kế không biên giới, nó là sự kết hợp của tâm tư và toàn bộ tình cảm của tác giả. Tất cả các tác phẩm thiết kế xuất sắc đều sử dụng ngôn ngữ đồ họa độc đáo của bản thân tác giả để truyền tải chủ đề và ý tưởng của tác phẩm. Chúng ta hãy thử tưởng tượng mình đang ngồi trên xe buýt chạy thật nhanh, những hình vẽ quảng cáo bên đường để lại cho chúng ta ấn tượng gì? Trước hết, chúng ta sẽ để ý đến hình tượng trên những quảng cáo đó, còn chữ nghĩa thuyết minh dài dòng thì chẳng thể nào để lại ấn tượng cho chúng ta, từ đó cho ta thấy rằng những hình ảnh đồ họa ý tưởng sáng tạo là thứ có khả năng dẫn mắt người xem nhất. Bằng cách khôi hài, kịch tính hóa hình thức thể hiện của tác phẩm khiến cho người ta đã xem qua rồi thì chẳng thể nào quên được, nó buộc người xem phải ngẫm nghĩ, phản hồi lại những ý tưởng sáng tạo ẩn chứa trong tác phẩm đồ họa và như thế là nhà thiết kế đã đạt được mục đích của mình rồi. Từ đây trở đi chúng ta có thể nói rằng: “Một tác phẩm đồ họa tốt có thể đánh bại vô số những lời chú giải dài dòng bằng văn tự.”
1. Các cấu trúc lặp lại, gần giống nhau và khác biệt
Cấu trúc lặp lại – cũng có nghĩa là một hình thái hoặc cùng một tổ hợp hình thái đồ họa liên tiếp nhau, xuất hiện nhiều lần một cách có quy tắc. Hình thức này giúp ta sắp xếp các hình tượng thị giác theo một trật tự và chỉnh thể nhất định, được trình bày một cách hài hòa và thống nhất với nhau và thêm vào đó còn có một thủ pháp thiết kế hiệu quả thị giác cao mang lại cho người xem cảm giác về một chỉnh thể hoàn chỉnh. Trong thiết kế truyền thông thị giác, cấu trúc lặp lại khơi dậy ấn tượng sâu sắc hơn, gia tăng tác dụng của sức mạnh truyền thông thị giác, là sự vận động của cỗ máy và đồng thời là hình thức có tính quy luật rất cao.
Cấu trúc gần giống nhau – có ý nói về trạng thái của hình, trên phương diện: lớn nhỏ, sắc thái, bề mặt cơ lý v.v… được đặt trong hiệu quả nghệ thuật có được từ sự trình bày biến hóa sinh động trong một thể thống nhất. Nếu so với cấu trúc lặp lại thì nó tự do và linh hoạt hơn. Ở tác phẩm David của nhà điêu khắc người Ý thời văn nghệ phục hưng Michelangelo, ta thấy các ngón chân của chàng David trông giống như 5 chị em, chúng giống nhau nhưng không hoàn toàn là một. Cây trong rừng sâu có rất nhiều lá, gốc rễ, thế nhưng mỗi cây lại có kích thước to nhỏ, cao thấp, hướng mọc và hình dạng rất khác nhau, các vật thể trong giới tự nhiên có rất nhiều cái giống nhau nhưng không phải là sự lặp lại hoàn toàn.
Tác giả: Tống Tĩnh
Tạo hình cơ bản nằm ở phương hướng, hoàn toàn chỉ là trắng đen giống hệt nhau, ấn định phong cách là sự lặp lại mang tính máy móc.
Tác giả: Tống Tĩnh
Màu trắng đen của hình cơ bản tạo nên một sự biến đổi nhất định, làm phát sinh cảm giác có tiết tấu.
Tác giả: Mạc Tử Kinh
Nét vẽ thô, hình dạng to nhỏ đối nghịch nhau, thủ pháp xử lý đơn giản khiến cho mặt tranh phong phú hẳn lên.
Tác giả: Cam Nghị
Phong cách tương tự, hình vẽ cơ bản tương tự điều sắc hài hòa tiết tấu dầy đặc tạo thành mặt tranh. Ngôn ngữ hình tượng biểu hiện sự tinh tế nuột nà.
Tác giả: La Nghị Nghệ
Sức lay động của ngôn ngữ đồ họa cũng còn rất tùy thuộc vào ý nghĩa hiện thực, một thế giới bất bình đẳng, một địa cầu không hoàn toàn đẹp, những hành vi bất chính đáng, tất cả đều không lời, đây là tiêng thét nội tâm, tiếng thét phẫn nộ không có thanh âm.
Cấu trúc khác biệt – là sự dột phá có tính quy luật, là một loại hình thức cấu trúc biến họa dựa trên cơ sở là sự lặp lại và sự biến đổi từ từ. Trong khuôn khổ quy luật bỗng xuất hiện một chút dị biệt hoặc sự biến đổi cục bộ, lấy sự đột phá quy luật đánh tan cảm giác đơn điệu. Chỗ khác biệt thích đáng đó có thể cường điệu sự biến hóa, gia tăng sự thú vị, bất chợt làm nảy ra chủ đề. Trên cơ sở lặp lại và biến đổi từ từ ta cải biến nguyên tố có bản của cấu trúc, từ đó hình thành sự khác biệt, bộ phận khác biệt đó có một sức mạnh truyền thông thị giác rất cao. Hình thức chủ yếu gồm có: 1. Khác biệt về kích thước to nhỏ và màu sắc khác nhau, 2. Khác biệt về phương hướng và hình dáng
Tác giả: Châu Lệ Nhạn
Sự khác biệt do nguyên tố cơ bản phát sinh biến hóa
Tác giả: Hà Dũng
Sự khác biệt do trạng thái của hình phát sinh biến hóa.
Tác phẩm của designer người nước ngoài
Xông ra khỏi gông cùm phong tỏa, đột phá khung kìm hãm. Đây chính là bản sắc thiết kế ứng bối có chủ đích.
Tác giả: La Dung
Sự khác biệt do phương hướng thay đổi
Tác giả: La Nghị Nghệ
Sự khác biệt do trạng thái hình ảnh của vật thể và màu sắc của chữ bị thay đổi
Tác giả: Trần Chiêu Húc
Tiêu điểm đột phá sẽ dẫn mắt người xem nhất, thông thường thì đây là cách mà các nhà thiết kế hay sử dụng.
2. Cấu trúc không gian mâu thuẫn
Không gian mâu thuẫn là điều trong thực tế cuộc sống không hề tồn tại, thế nhưng trên mặt tranh nó lại có thể biểu hiện một thể loại hình thức không gian đặc biệt. Thủ pháp chủ yếu là cải biến thứ tự quan sát và tăng thêm điểm nhìn. Đây là một loại nghệ thuật sai lệch thị giác.
Tác phẩm của designer người nước ngoài
Tác giả: Vi Tự Lập
Đối với những vật thể mâu thuẫn bất luận thứ tự quan sát biến hóa như thế nào, hai bên mâu thuẫn nhau vẫn có những tính chất chung nhất định.
3. Cấu trúc hình chính – hình phụ
Cấu trúc hình chính, hình phụ - ở trong một không gian đặc trưng nhất định chứa đựng 2 hình vẽ không đồng nghĩa với nhau. Một chính một phản hình thành nên mối quan hệ giữa hình vẽ và đơn vị tạo hình phía bên trong nó, giữa 2 yếu tố này hoặc là sự tương phản hoặc là sự tương liên, tương quan, đen và trắng (sắc thái) có tác dụng tương hỗ cho nhau, bài xích lẫn nhau, làm nên một cục diện qua lại bất tương đồng. Đúng là thứ quan hệ đầy mâu thuẫn này mới có thể hiển thị được sức mạnh ma quái của nghệ thuật trong tác phẩm cũng như sự thỏa mãn trên phương diện thị giác.
Dùng tạm lẫn nhau, ngay trong hình vẽ đã chứa đựng một hàm ý về sự bất đồng. Đó chính là nhờ có mâu thuẫn này mà ta mới có thể hiển thị một hiệu quả thị giác đặc thù và một sức mạnh ma quái của hình vẽ.
Tác phẩm của designer người nước ngoài
Ở trên thì có khí thải, ở dưới thì có khói nicôtin, hình đồ họa mâu thuẫn chính phụ, hiển thị sức mạnh ma quái đặc thù.
4. Hình vẽ đồ họa bóng đổ
Hình vẽ đồ họa bóng đổ - thường do hình bóng của vật thể phát sinh những biến đổi khác thường, làm hiện ra vật đối ứng từ sự bất đồng giữa bóng đổ và vật nguyên thể của nó.
Trong các tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh bóng đổ thường đóng vai trò là một dạng biểu đạt ngôn ngữ hình tượng phụ thuộc vào chủ thể. Trong thiết kế truyền thông thị giác, hình bóng của vật thể thường phát sinh biến đổi, cho ta hình tượng bất đồng giữa bóng đổ và vật nguyên thể. Yêu cầu: cô đọng khái quát, mang ngụ ý sâu sắc cũng như sự hợp lý trên phương diện hình thức thị giác.
Tác phẩm của designer người nước ngoài
Với cách nghĩ tinh tế, tác phẩm có một triết lý nhất định, có một sự liên hệ nhất định.
Tác phẩm của designer người nước ngoài
Cách sử dụng bóng đổ thật tuyệt, đây chính là kết quả của sự thâm nhập sâu sắc của designer vào thực tế cuộc sống.
Tác phẩm của designer người nước ngoài
Giống như đúng mà lại sai, cô đọng sâu sắc, sáng tác bằng kinh nghiệm sống lâu năm đều là những tác phẩm thuộc dạng này.
Biển báo có ảnh hưởng tâm lý tiêu cực nặng nề
5. Hình đồ họa cùng cấu trúc
Hình cùng cấu trúc – cùng cấu trúc ở đây có nghĩa là có cấu tạo giống nhau. Hai cái hay hình tượng của cả hai cái đều kết hợp thành một hình tượng mới, có đủ khả năng khiến cho các nguyên tố tổng thể được bảo toàn, đồng thời sáng tạo nên một hình tượng mới có nội dung tổng thể hoàn chỉnh. Điều kiện tiền đề là giữa vật thể này và vật thể khác cần phải có một mối tương thông nhất định. Yêu cầu: cấu tạo thành bản thể phải thật tự nhiên; phải giải quyết thật hợp lý giữa các vật thể với nhau; sự đối lập, mâu thuẫn giữa hình với hình, trên phương diện truyền thông thị giác phải liên kết thống nhất với nhau.
Mắt cân đối thị giác là kết quả của hình vẽ đồ họa cùng cấu trúc.
Đoàn kết là sức mạnh, đồng lòng hiệp lực, con người nhất định chiến thắng thiên nhiên.
Kinh nghiệm cảm nhận một lần nữa bị vi phạm, truyền thông thị giác cực mạnh.
Tác phẩm của designer người nước ngoài
Tác giả: Lôi Chân
Đầu điếu thuốc lá thơm là một con rắn độc, hình ảnh cán thuốc cũng giống như bãi cỏ chứa rắn độc vậy. Đây chính là tình cảnh của những người hút thuốc.
Quan hệ chính phụ trong hai tác phẩm này bị đảo lộn thái quá. Tóc được thêm vào các chi tiết phím đàn dương cầm và bản nhạc. Mặt tranh chủ đạo đồng thời cũng là vị trí trung tâm về mặt thị giác, đây chính là kết quả tất nhiên của việc coi trọng tổ hợp, là một thể loại đồ hình cùng kết cấu khá hay, đôi lúc chẳng cần phải có chữ nghĩa để giải thích.
6. Thay đổi sự bố trí các nguyên tố
Thay đổi sự bố trí các nguyên tố - lấy hình theo quy luật thông thường làm cơ sở, giữ nguyên hình thức cơ bản đặc thù của vật thể, một phần của vật thể sẽ bị một hình trạng thuộc thể loại khác thay thế tạo nên một tổ hợp khác thường. Vật thể của tổ hợp vừa được làm mới sẽ có một sức mạnh thị giác rất lớn.
Hình thức đồ họa cùng cấu trúc và cả hình thức thay đổi sự bố trí các nguyên tố trong thiết kế đồ họa ý tưởng sáng tạo, đều theo một quy luật nghệ thuật nhất định đó là lấy hiện thực cuộc sống và lý tưởng chủ quan để tạo thành một thể thống nhất, khiến cho người xem trong lúc xem tác phẩm thông qua cảm nhận trực quan của mình thấu đạt ý nghĩa của tác phẩm. Đây là cách thức thiết kế mang khuynh hướng tư duy.
Thuốc lá thơm biến thành bia mộ, một sự thay thế đầy u ám nhưng thật tuyệt diệu, nó khiến người ta phải ngẫm nghĩ sâu xa.
Tác giả: Mao Đơn
Phần đáy bình sữa của em bé toàn bộ bị thay thế bởi phần cán của một điếu thuốc lá khiến người xem kinh ngạc rồi đi đến phẫn nộ.
Hoán đổi sự bố trí của các nguyên tố, thể hiện óc siêu tưởng không giống nhau của tác phẩm và công chúng.
7. Hình tượng thay đổi dần dần
Hình tượng thay đổi dần dần là một phương pháp cấu trúc hình tượng mà ở đó hình tượng vật thể nào đó trải qua hình thức mô phỏng tư duy có tính động, biến hình thành một hình tượng vật thể khác sau đó tìm kiếm giá trị chung giữa 2 vật thể đó, lấy “cái này” chuyển biến một cách tự nhiên thành “cái kia”. Tính liên tục và tính khôi hài của thể loại đồ hình này khiến người xem thích thú vô cùng.
Tác giả: Liệt Lâm
Tác giả: Lâm Xuân Yến
Tác phẩm của designer người nước ngoài
Tác giả: Mạc Tử Kinh
Tư liệu ban đầu đầy chi tiết phức tạp đã được tỉnh lược, tư thế động tác hình thể cũng được điển hình hóa. Đây chính là kiến thức mà nhà thiết kế cần phấn đấu để trở thành tiêu chí học tập của mình.
Tác phẩm của designer người nước ngoài
Sự tiến hóa của nhân loại là bắt đầu từ bò lồm cồm cho tới đứng thẳng lên mà đi.
- Phạm Xuân Bách -
>>> Vẽ tay với thiết kế đồ họa