Vẽ phối cảnh
Nếu họa sĩ muốn vẽ trên trang giấy chỉ có hai chiều (chiều dài và chiều rộng) nhưng những hình vẽ trong thực tế lại có 3 chiều (dài, rộng và cao) thì họ phải sử dụng phương pháp phối cảnh.
Chúng ta đều biết trên thực tế một con đường thường chỗ nào cũng có độ rộng như nhau nhưng mắt lại làm cho ta thấy nó nhỏ lại ở phía xa. Đó chính là do mắt ta tuân theo nguyên tắc của một máy ảnh nên buộc phải chấp nhận sự biến dạng của phối cảnh như trên những tấm ảnh. Vậy ta phải vẽ lên giấy những gì mắt mình nhìn thấy mà không cần quan tâm đến lý lẽ thực tế.
Điều đáng ghi nhớ đầu tiên là đường chân trời. Hãy quan sát chung quanh chúng ta: đối với vài vật (như bàn, ghế) ta nhìn theo hướng từ trên xuống, còn đối với những vật khác (như tủ, kệ, đèn treo) ta lại nhìn từ dưới lên. Đó là vì những vật đầu tiên đều ở trên đường chân trời còn những vật kia ở dưới đường chân trời. Khi ta không nhìn thấy cả phía trên lẫn phía dưới nghĩa là ta đang ở ngay trên đường chân trời, đường này đang di động theo vị trí của mắt chúng ta.
* Đường chân trời:
Hãy tiếp tục nghiên cứu chiếc hộp để nghiêng chúng ta sẽ thấy hai trong các bề mặt của nó. Hãy tìm ra đường chân trời bằng cách kéo dài các đường của hai mặt bên cạnh chiếc hộp cho đến khi chúng quy về một điểm. Đây là việc đầu tiên phải làm khi chúng ta vẽ một cảnh thật hay một cảnh trong nhà và tất cả những cảnh bằng phối cảnh.
* Điểm hội tụ:
Chúng ta hãy nghiên cứu tiếp phối cảnh của hình tròn và hình vuông.
Khi đã có kiến thức về phối cảnh hãy quan sát quanh mình, ví dụ trong phòng ở, chúng ta ký họa nhiều bức vẽ, khi là thế đứng, khi thì ngồi, lúc ở đầu phòng, lúc ở một chỗ khác. Chúng ta hãy chú ý cách phối cảnh nơi cầu thang hay phối cảnh của bóng tối và ánh sáng. Hãy quan sát những góc phối cảnh bất thường mà khi nhìn từ cao xuống hay từ dưới lên đều có thể tạo được chỗ cho những cảnh trí đặc sắc.
Chúng ta sẽ không tìm hiểu sâu về hình học dù nó là căn bản của việc phối cảnh mà tạm bằng lòng với việc trình bày cách nhìn dựa trên tư duy lý luận.
Để kết thúc, chúng ta sẽ tìm hiểu những họa sĩ chuyên về phối cảnh như nhà điêu khắc Piranesi, hay Bibienne, một gia đình kiến trúc sư người Ý, Jean Cousin, tác giả của vô số tranh vui…
* Phối cảnh theo hình vuông:
Hình vuông là căn bản của thuật phối cảnh. Đây là những nguyên tắc cơ bản cần phải biết: một đường thẳng luôn giữ vị trí thẳng trên bình diện phối cảnh của nó, một đường thẳng đứng giữ nguyên vị trí thẳng đứng, một đường chân trời (nằm ngang) song song với bức vẽ hay được nhìn trực diện từ vị trí nằm ngang và song song với bản vẽ. Tất cả những đường nằm ngang vuông góc với bức vẽ đều được kéo về điểm hội tụ; những đường đó hướng lên hay hướng xuống tùy thuộc vào chúng ở trên hay dưới đường chân trời.
Những hình vẽ trên cho thấy sự biến dạng của hình vuông đối với đường chân trời cũng như sự di động của các đường thẳng.
* Phối cảnh theo hình tròn:
Trong thuật phối cảnh theo hình tròn là một loạt hình bầu dục nhỏ dần cho đến khi chỉ còn một nét. Hình tròn thường được phác họa trong hình vuông, điều này làm cho việc dựng hình và vẽ dễ dàng hơn (thí dụ như vẽ bánh xe và những đường tròn hay bầu dục).
Để minh họa cho bài vẽ, hãy tìm chung quanh bạn những vật có hình tròn (bánh xe hơi, bánh xe lửa, bánh xe đạp…) và vẽ vào sổ tay.
Sau khi phác họa hình tròn theo thuật phối cảnh bằng bút chì, hãy dùng thước cong và thước thẳng để kẻ bằng bút mực.
* Thuật phối cảnh:
Hình vẽ đầu tiên diễn giải tiến trình hoạt động của mắt đang nhìn 3 chiếc cọc và hình chiếu của những chiếc cọc này trong thuật phối cảnh trên tranh vẽ.
Hình vẽ thứ 2 cho thấy người mới học vẽ đang vẽ tĩnh vật trên một tấm kính trong suốt với bút lông chấm mực Tàu.
Hình thứ 3 cho thấy phối cảnh của một căn phòng: đường ngang (chân trời), điểm tụ nằm giữa hai bức tường trên đường chân trời nơi hội tụ những cạnh của sàn nhà, trần nhà…
Những hình trên cho thấy đường chân trời đối với những khối gợi sự liên tưởng đến nhà cửa.
Đường chân trời khi di động tạo nên những góc cạnh khác nhau cho những phong cảnh giống nhau, điều này có thể làm thay đổi hiệu quả việc tìm tòi khi vẽ tranh minh họa.
Bức vẽ cuối cùng cho thấy cách vận dụng những khối vuông được sắp xếp theo thuật phối cảnh với mục đích minh họa.
Bạn hãy làm những bài tập khác khi vẽ nhà ở, các công trình kiến trúc, vừa vẽ vừa thay đổi vị trí. Hãy dựng những đường hội tụ cho từng bản vẽ.
Trong một hình vuông được phối cảnh, làm thế nào tạo được cảm giác như thật cho nền lát ô vuông? Hình vẽ đầu tiên minh chứng cho điều đó. Hình thứ 2 giới thiệu thuật phối cảnh của một ngôi nhà. Chúng ta thấy nhờ vào các điểm hội tụ ước định ta có thể tạo được độ nghiêng chính xác của mái ngói. Hình vẽ thứ 3 cho thấy thuật phối cảnh của một con dốc với hai đường chân trời giả và thật.
Hình trên cũng là một con dốc. Bạn hãy lưu ý đến thuật phối cảnh với hai đường chân trời thật và giả (những đường có thật và những nét giả của con đường).
Ở bức tranh cuối, chúng ta hãy tìm hiểu nguyên tắc phản chiếu và thuật phối cảnh.
Thực hiện như đã học cho bài vẽ một cánh cửa hé mở ở nhiều góc độ khác nhau, vừa vẽ vừa nghiên cứu phối cảnh di động: cánh cửa nhìn trực diện, cửa mở ra sau, cửa có đường chân trời ở giữa chiều cao của cửa.
Vẫn bài tập ấy nhưng ở một căn phòng có cửa lớn và cửa số khi đóng khi mở.
Chúng ta sẽ quan sát phối cảnh của một con đường và mặt phẳng của nó. Chúng tôi cũng hướng dẫn cách làm thế nào phối cảnh được một vật thể hình học và đạt được kết quả như ý nhờ vào số đo và những điểm hội tụ.
Nếu có thể nên phác họa những đường cong vào những hình vuông. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc tạo phối cảnh. Nếu ta không thể phác họa một hình dạng bất thường (như hình xoắn ốc…) vào một hình vuông, thì có thể đặt hình đó vào một hình kẻ ô vuông như trên.
Hãy khảo sát thuật phối cảnh của một công viên bố trí theo kiểu Pháp hay nền lát đá phiến của một lâu đài…
* Phối cảnh cầu thang:
Mỗi bậc thang thường được hình thành bằng hai hình chữ nhật, một hình nằm ngang và một hình thẳng đứng. Trong những hình trên, chúng ta quan sát xem đường chân trời và những điểm hội tụ quyết định những phối cảnh khác nhau của cầu thang thẳng và xoắn ốc như thế nào.
Hãy quan sát xem cầu thang xoắn ốc được lồng vào một hình trụ như thế nào.
Bạn có thể tự luyện tập dựng hình phối cảnh của một cầu thang xoắn ốc hay cầu thang thẳng được nhìn từ trên xuống, rồi nhìn từ dưới lên.
* Phối cảnh người:
Những hình vẽ trên cho thấy người ở những phối cảnh khác nhau. Hãy lưu ý đến đường chân trời và những điểm hội tụ. Hình trên cùng cho thấy hình chiếu những dáng dấp người một cách giả tạo (phối cảnh máy móc) bên cạnh phối cảnh tự nhiên (theo mẫu thật).
Vẽ người đương nhiên không cần tìm những đường chiều dọc hoặc ngang mà ta có thể kéo dài đến đường chân trời, nhưng vẫn còn những đường giả định nối những đầu mút của người (đỉnh đầu và gót chân theo chiều dọc, cánh tay hay bàn tay theo chiều ngang) với nhiều điểm nằm trên đường chân trời. Hãy ghép phối cảnh của người vào phối cảnh của một nội thất.
* Thuật phối cảnh:
Mỗi bức tranh có phối cảnh riêng, phối cảnh chi phối bố cục của tranh.
Trong tranh tĩnh vật, đường chân trời ở bên ngoài bức vẽ, phía trên tác phẩm.
Ngược lại trong tranh vẽ người, đường chân trời chia bức vẽ làm 2 phần. Hãy lưu ý ghế và xích đu được nhìn từ trên xuống, đường chân trời nằm cao hơn một chút ở phía trên.
Trong tranh vẽ biển, đường chân trời nằm phía trên mặt nước.
Đây là phối cảnh của một gian phòng. Chúng ta hãy bắt đầu từ phần vẽ mặt bằng và phân ra làm nhiều ô vuông. Đặt vào phối cảnh và trên sơ đồ này dựng những mảnh tường. Đây là một cách vận dụng sơ đẳng mà mỗi người phải thực hiện để tự luyện tập.
Bạn có thể thay đổi phối cảnh của căn phòng bằng cách thay đổi vị trí của đường chân trời.
Tùy theo cách chúng ta đặt đường chân trời cao hơn hay thấp hơn mà goc cslaapj bởi những đường hội tụ sẽ gia tăng hoặc giảm đi.
Một cách luyện tập hữu ích đối với bạn là tìm đường chân trời trong những họa phẩm của các bậc thầy qua phần khảo sát những đường hội tụ.
* Phối cảnh đặc biệt:
Đây là một ngôi nhà chọc trời được nhìn từ trên xuống, rồi từ dưới lên với những điểm hội tụ.
Bạn hãy tìm những hiệu quả kỳ lạ khác của phối cảnh bằng cách quan sát những bức ảnh chụp.
Từ tầng thứ 3, tháp Eiffel có một hình dáng khác với tháp Eiffel được quan sát từ mặt đất.
Súng của thợ săn tiến theo hướng trực diện tạo một phối cảnh kỳ lạ.
* Phối cảnh theo ảnh chụp:
Trong loạt ảnh chụp này, nhiều hiệu ứng khác nhau của phối cảnh được lưu ý đến: sự phản chiếu, những đường dốc với các đường chân trời giả và thật, những điểm hội tụ… Bạn hãy nghiên cứu các tấm ảnh theo cách làm này.
>>> Vẽ người với những cử động và các tư thế