Bố cục của bức tranh
Có những quy định về sự sắp xếp hợp lý trong một bức tranh. Sự sắp đặt này tuy không bất biến nhưng lại tùy thuộc vào tâm trạng của họa sĩ. Đối với một số họa sĩ, đó là những luật lệ thiên kiến, vì những tác phẩm của họ được sáng tác theo cảm xúc riêng. Đối với những họa sĩ khác họ tuân thủ điều này một cách nghiêm ngặt.
Thiên nhiên thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và dường như có nhịp điệu riêng. Hãy quan sát hình dáng của con sò, của cây cối, vòng xoáy của nước… Con người cảm nhận một cách tự nhiên theo nhịp điệu ấy và thể hiện chúng trong tranh.
Thời nào cũng vậy, các họa sĩ thường mang những cấu trúc thuộc về tâm linh và toán học vào tác phẩm của họ. Những kiến trúc sư người Ai Cập, Hy Lạp cổ đã khám phá được số đo tỷ lệ hoàn hảo được gọi là “số vàng”. Leonard de Vinci tìm được những quy tắc số học được mệnh danh là “tỷ lệ thần thánh” mà Vitruve đã định nghĩa như sau: “để một tổng thể giữa được vẽ đẹp khi chia ra làm nhiều phần không bằng nhau, thì giữa phần lớn nhất và nhỏ nhất phải có cùng tỷ lệ tương xứng với giữa phần lớn nhất và toàn thể”.
* Bố cục tranh:
Hãy dùng vài vật thể để tạo bố cục. Đặt chúng vào một khuôn hình chữ nhật, rồi một khuôn hơi vuông, hay một khuôn có chiều cao.
Cuối cùng hãy thực hiện một bố cục thật tương xứng.
* Ánh sáng trong một bố cục:
Trong 5 bức hình minh họa trên chúng ta thấy ánh sáng tạo nên những hiệu quả khác nhau.
Tiếp theo cũng đề tài ấy (tĩnh vật) nhưng được thể hiện bằng 3 bố cục: bố cục thứ nhất dựa trên những đường nét của hình dáng, bố cục thứ hai dựa vào việc tìm tòi chất liệu, bố cục thứ 3 dựa vào việc thể hiện những đường nét và những vết (mảng) chấm.
* Bố cục tranh:
Những bản vẽ trên là dẫn chứng cho việc thể hiện những vết chấm và những diện tích. Chú ý, sự phân bố những đường nét và những vết chấm hợp lý sẽ làm bắt mắt hơn.
Tiếp theo chúng ta hãy quan sát hai bức tranh, một của Manet và một của Greco với bố cục khác nhau.
Những bức tranh tiếp theo minh họa nguyên tắc của sự phân bố những mặt phẳng và màu sắc.
Những bức tranh trên cho thấy cảm giác mà những đường nét tạo nên cho chúng ta: đường thẳng tạo cảm giác ổn định, đường xoắn tạo cảm giác mãnh liệt, đường thẳng đứng – khát vọng, đức tin; hình vòm – sự vĩ đại, cao quý; đường gấp khúc – sự linh hoạt; đường cong – sự sung túc; đường xiên nhiều chiều – cảm giác bối rối.
Bức tranh của Degas “Nhà thờ Đức Bà Paris” và “Mộ phần dòng họ Médicis” của Michel Ange, minh họa cho học thuyết cân đối.
Đây là một loạt những hình vẽ được lồng trong hình chữ nhật với những phần chia nhỏ hơn giúp bạn nghiên cứu nguyên lý về “sự phân cắt vàng” được đánh dấu bằng một hoa thị. Những bức vẽ khác nhau cho thấy việc ứng dụng nguyên tắc cân đối hay nguyên tắc về đường nét và diện tích tranh.
Hãy quan sát “mặt cắt vàng” trong “Nhà thờ Đức Bà” ở những bức vẽ của Vinci và Seurat.
Một loạt hình vẽ trên cho thấy sự cân đối của những vết chấm và những đường nét.
Những đường nét chuẩn thể hiện trên bức phác thảo sơ lược được dùng để diễn tả nội dung cơ bản của tác phẩm.
Ngoài ra còn có một cách khác có thể làm cho tác phẩm trở nên hoàn chỉnh: chia khung tranh thành những hình chữ nhật và định vị phần thể hiện ở những ô cụ thể.
Trong hội họa, một đường thẳng rất hữu ích trong vô số trường hợp, việc thể hiện theo dạng hình học cũng cần thiết. Điều này sẽ cho phép ta tạo bố cục chặt chẽ cho cảnh trí được miêu tả.
Hãy nghiên cứu bức vẽ nổi tiếng của Titien – “Bức mai táng”. Bức vẽ này cho ta một minh họa cụ thể theo nguyên lý này.
* Bố cục tranh có nhiều nhân vật:
Trong loạt tranh vẽ này, những đường chuẩn, sự cân đối của những đường nét được sử dụng để tạo cho mỗi cảnh trí một hiệu quả lớn nhất.
Chúng ta hãy phác họa những yếu tố của bức vẽ theo dạng hình học để tạo ra sự hài hòa cần thiết và thích hợp (hãy chú ý bức vẽ cuối cùng ở trang này).
* Những bậc thầy về bố cục tranh:
Phía trên là những tác phẩm của Raphael, Tintoret và Titien có bố cục hợp lý và chặt chẽ. Trong bức tranh của Botticelli, tâm điểm của bức tranh chính là Chúa hài đồng.
>>> Bóng tối và ánh sáng trong tranh
>>> Vẽ người với những cử động và các tư thế