Họa sĩ khắc họa chiến tranh và chân dung
John Lavery là một họa sĩ người Ai Len, nổi tiếng với những tác phẩm chân dung và phản ánh hình ảnh đau thương và bom đạn của chiến tranh. Hãy cùng mythuatms.com khám phá cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật và những tác phẩm tiêu biểu của ông nhé!
1. Cuộc đời và Sự nghiệp
Chân dung tự họa của John Lavery được thực hiện
dưới sự yêu cầu của Phòng tranh Uffizi (Florence, Italia)
John Lavery (20/03/1856 - 10/01/1941) sinh ra tại Belfast, Ai Len trong một hộ gia đình kinh doanh quán rượu nghèo nàn. Cha mất vào năm ông lên ba tuổi, không lâu sau mẹ ông cũng qua đời. Ông đến sống với họ hàng tại Scotland. Năm 17 tuổi, ông trở thành thợ học việc của một nhiếp ảnh gia tại thủ đô Glasgow. Ông từng theo học Học viện Haldane (Glasgow) và Trường Nghệ thuật Heatherley’s (London) trước khi chuyển đến Paris để nhập học Học Viện Julian lừng danh.
Tác phẩm “Em nhỏ bé” (Little Em), 1882
Tác phẩm “Dưới tán cây anh đào” (Under the Cherry Tree),
1884. Các tác phẩm thời kì của ông vẫn còn bị
ảnh hưởng ít nhiều bởi nghệ thuật nhiếp ảnh
Năm 1885, ông trở về Scotland và và trở thành thành viên chủ chốt của Glasgow Boys, một nhóm những họa sĩ trẻ tuổi. Họ thách thức những chuẩn mực và giá trị nghệ thuật truyền thống bằng cách lựa chọn chủ đề vẽ, phối màu, áp dụng những kĩ thuật hội họa mang đậm âm hưởng trường phái Ấn tượng.
Tác phẩm “Buổi tiệc tennis” (The Tennis Party), 1885
Tác phẩm “Alice Fulton”, 1886
Năm 1888, ông được ủy thác vẽ lại thời điểm Nữ hoàng Victoria ghé thăm Triển lãm Quốc tế Glasgow. Đây là bước ngoặt quan trọng, dựng nên nền móng vững chắc trong sự nghiệp của ông.
Tác phẩm “Cuộc viếng thăm của Nữ hoàng Victoria đến
Triển lãm Quốc tế, Glasgow”
(The Visit of Queen Victoria to the International Exhibition, Glasgow), 1888,
hiện được trưng bày tại Bảo tàng và Phòng tranh nghệ thuật Aberdeen
Tác phẩm “Triển lãm Quốc tế Glasgow”
(The Glasgow International Exhibition), 1888
Trong Thế chiến thứ nhất, ông được phân công trở thành họa sĩ chủ lực, công việc là vẽ lại những khoảnh khắc quan trọng như các buổi hành quân, kiểm tra vũ khí và phương tiện tham chiến, các buổi họp chỉ huy và đàm phán, kí kết các hiệp định. Tuy nhiên, so sức khỏe yếu cùng với một vụ tai nạn xe cộ làm ông không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở chiến tuyến đầu. Ông ở lại Anh và hàng ngày vẽ tàu thuyền, máy bay và khinh khí cầu. Ngoài ra, trong thời gian này, ông trở nên thân thiết với gia đình Asquith và dành phần lớn thời gian của mình tại căn hộ Sutton Courtenay bên bờ sông Thames. Ông vẽ các bức tranh chân dung của họ và các bức phong cảnh thanh bình, điển hình là tác phẩm “Sutton Courtenay”, “Du thuyền trên sông Thames”.
Tác phẩm “Sutton Courtenay,
Mùa hè trên dòng sông hay Bến tàu”
(Sutton Courtenay, Summer on the River or The Wharf), 1917
Tác phẩm “Du thuyền trên sông Thames”
(Boating on the Thames)
Ông được phong tước hiệp sĩ vào năm 1921 và đắc cử vào Hội đồng Học viện Nghệ thuật Hoàng gia. Ông mất tại Khu nhà Rossenarra và được chôn cất tại nhà tang lễ Putney Vale.
Phong cách nghệ thuật và Tác phẩm tiêu biểu
Trong thời gian sinh sống và học tập tại Paris, John Lavery đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu các bức tranh được trưng bày tại Học viện Julian và Colarossi studio. Các bức tranh của ông chủ theo theo trường phái nghệ thuật Ấn tượng, với những sắc phòng rực rỡ và kĩ thuật vẽ tranh plein-air (vẽ tranh ngoài trời). Ông còn chịu ảnh hưởng từ những người đồng nghiệp và bạn bè của mình, như họa sĩ người Ai Len Frank O’Meara, họa sĩ người pháp Jules Bastien-Lepage.
Các tác phẩm về chiến tranh
Trong chiến tranh thế giới thứ I, ông đã hoàn thành rất nhiều tác phẩm, bao gồm bức chân dung các đô đốc, tướng lĩnh và chỉ huy, các buổi duyệt binh, hội họp và đàm phán. Bên cạnh đó, không ít tác phẩm lại khắc họa những hậu quả đau thương của chiến tranh, những chiến sĩ bị thương và những người dân chạy nạn, cũng như nghĩa trang mai táng liệt sĩ.
Tác phẩm “Những người bị thương đầu tiên tại Bệnh viện London”
(The First Wounded at The London Hospital), 1914
Tác phẩm “Tạo phản, Tòa phúc thẩm hình sự, Phiên tòa phán xét Ngài Roger”
(High Treason, Court of Criminal Appeal,
the Trial of Sir Roger Casement), 1816
Tác phẩm “Đội dự bị tình nguyện Hải quân Hoàng gia, Cung điện Pha lê”
(Royal Naval Volunteer Reserve, Crystal Palace), 1917
Tác phẩm “Đoàn hộ tống, Biển bắc” (A Convoy, North Sea), 1918
Tác phẩm “Những người bị thương tại Dover”
(The Wound at Dover), 1918
Tác phẩm “Tòa Bưu điện 3 của quân đội, Boulogne”
(Army Post Office 3, Boulogne), 1919, hiện được trưng bày
tại Bảo tàng Chiến tranh Đế quốc (IWM)
Tác phẩm “Nghĩa trang Étaples” (The Cemetery, Étaples), 1919
Tranh phong cảnh
Các bức tranh phong cảnh đóng góp một số lượng lớn trong bộ sưu tập thành phẩm của John Lavery. Ông tìm kiếm cảm hứng ở nhiều nơi, các tác phẩm của ông có thể chia làm hai loại chính: một là thể hiện khung cảnh thiên nhiên thuần túy, hùng vĩ tươi đẹp; hai là các sự kiện, câu lạc bộ của giới quý tộc châu Âu.
Tác phẩm “Nhà thời St John, Hampstead, London”
(The Church of St John, Hampstead, London),
được vẽ trong khoảng thời gian 1901 - 1910,
hiện được trưng bày tại Bảo tàng London
Tác phẩm “Một khu vườn Moorish vào mùa đông”
(A Moorish Garden in Winter), 1912.
Bức tranh được thực hiện sau một
chuyến thăm thú Ma-rốc vào tháng 10/1890
Tác phẩm “Phong cảnh” (Landscape), 1895
Tác phẩm “Sân gôn, North Berwick”
(The Golf Course, North Berwick), 1922
Tác phẩm “Floria vào mùa đông”
(Florida in Winter), 1927
Tác phẩm “Câu lạc bộ quần vợt Sân cỏ Paisley”
(Paisley Lawn Tennis Club)
Tác phẩm “Thác nước: Glen” (Waterfall: The Glen),
hiện được trưng bày tại Bảo tàng và Phòng tranh nghệ thuật Paisley
Tranh chân dung
Tại London, ông trở thành bạn với James McNeil Whistler. Whistler là một họa sĩ chuyên vẽ tranh chân dung và có tác động lớn đến phong cách nghệ thuật của John Lavery. Nhân vật chính trong những bức chân dung của ông thường là Hoàng gia, quý tộc, các nhân vật có cống hiến đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, quân sự hoặc nghệ thuật.
Tác phẩm “Sir Paolo Tosti (1846 - 1916)”, 1903.
Paolo Tosti là một nhà soạn nhạc và giảng viên nghệ thuật người Ý.
Ông được phong tước Hiệp sĩ vào năm 1908
Tác phẩm “Anna Pavlova (1881-1931), trong vai ‘Thiên nga đang hấp hối’”
(Anna Pavlova (1881-1931), as ‘The Dying Swan’), 1911
Tác phẩm “Gia đình Hoàng tộc tại điện Buckingham, 1913
(Quốc vương George V; Công chúa Mary,
Bá tước phu nhân Harewood; Edward,
Công tức Windsor; Nữ hoàng Mary)”
(The Royal Family at Buckingham Palace, 1913)
Tác phẩm “Winston Churchill (1874-1965), đang đội mũ bảo hiểm
thép Poilu của Pháp” (Winston Churchill (1874-1965),
Wearing a French Poilu’s Steel Helmet, 1916
Tác phẩm “Emily Elizabeth Constance Jones”, 1916
Tác phẩm “Đô đốc Sir James Starlin (1855-1948),
KCB, AM, Đội dự bị Hải quân Hoàng gia”
(Admiral Sir James Starlin, 1855-1948),
KCB, AM, Royal Naval Reserve), 1918
Tác phẩm “Áo choàng xanh” (The Green Coat), 1926
Tác phẩm “Lady Simon”, 1935
>>> Tác phẩm "Mùa thu ở Argenteunil, 1873"
>>> Mỹ thuật sưu tầm