Hoa văn cung đình Huế (Phần 1) – Hoa và Lá, Cành và Trái
Thế giới thực vật được trình bày trong nghệ thuật hoa văn trang trí Việt Nam bằng những cành lá, hoa cỏ hoặc trái cây.
Cành lá được định theo chủng loại “lá” khi hoa văn có tính đơn giản, và dây lá khi hoa văn có một kích thước nào đó. Khi hoa văn hiện trong một khung hẹp, nó mang tên liên đằng hoạc lan đằng.
Đôi khi các cành lá biểu thị tính thiên nhiên của thực vật, nhưng chúng thường được kiểu thức hóa.
Khi các cành lá xuất phát từ một tâm thì gọi là bẹ, chúng thường được dùng làm hoa văn trên các nóc mái nhà, hoặc đôi khi trang trí cho đầu cột. Ở miền Bắc, trong trường hợp này người ta sử dụng bốn chim phụng vạnh nhau, hoa văn vô danh ở các vùng phụ cận Huế.
Thật khó để đặt một tên cho những cành lá sử dụng bởi nghệ nhân Việt Nam, chính nghệ nhân cũng không biết và họ đã biến cải hình dáng của cành lá theo trí tưởng tượng của mình. Tuy nhiên, có thể nêu lên chẳng hạn như lá lật hóa đầu rồng nhìn từ chính diện.
Nhưng nghệ nhân không biết cái tên ấy. Hoặc gọi đây là một lá, hoặc hoa văn “mặt nả”, hoặc mặt rồng.
Một loại hoa văn thường được sử dụng để làm bề mép cho các mái nhà hoặc đồ gỗ là lá đề, đặc trưng bởi ba thùm thùy giữa tận cùng bằng mũi nhọn, nhìn từ xa trông như lá vả. Một số nghệ nhân khác ở Huế gọi là hoa văn này là “vân kiến” (vai hình mây). Thật vậy, xưa người lính Việt Nam mặc sắc phục được trang trí ở vai và quanh cổ bằng những mảnh vải màu có cùng kiểu. Sau cùng, một số nghệ nhân đặt tên cho hoa văn này là “tam sơn” do ba thùy của nó.
Cũng rất khó để xác định các hoa văn kiểu thức hóa, và cũng rất tế nhị để đặt tên cho các cành lá theo quy ước.
Hoa có thùy lớn chiếm trung tâm của các hoa văn lá, hoặc đôi khi nó cũng gợi lên những nét đặc biệt đầu tiên của đầu rồng nhìn từ chính diện v.v…, trông như một bông mẫu đơn. Nhưng có một bất đồng lớn về điểm này trong các nghệ nhân. Một vài người gọi tên là “bông Tây”. Một số khác dành cho cái tên nút hoa vì nó tận cùng ở một số hoa và lá. Tên này được dùng ở một số thợ chạm. Có thể thấy ở đây một ảnh hưởng từ các mẫu hoa văn đến từ Pháp thế kỷ XVIII hoặc đầu thế kỷ XIX.
Bông đào chỉ có bốn cánh, các đầu mút tận cùng bằng một mũi nhọn mảnh mai. Bông mai có năm thùy, đầu mút tròn. Bông bèo có bốn cánh, đầu mút khoét và xoắn lại theo hình bông thị. Bông chanh có tám cánh, bốn dài hơi thon, và bốn cánh khác xen kẽ ở giữa lại ngắn hơn. Bông thị có sáu thùy dài tạo nên bởi những vòng tròn cắt nhau, đôi khi qua đó có thêm những cánh trung gian ngắn hơn. Nguồn gốc của sự đặt tên này do từ một vỏ trái hồng cắt theo mặt da và được giữ lại ở cuống.
Bông quỳ tạo nên bởi nhiều vùng của những bông tròn. Chẳng hạn như các thảo mộc chưa đến độ được kiểu thức hóa. Dường như chúng được xếp tất cả vào các bộ truyền thống.
Chúng ta có “tứ hựu” (bốn người bạn), hoặc bốn đồng bạn: mai, lan, cúc, trúc. Một bộ bên cạnh là bộ “tứ thời”: mai tượng trưng cho mùa xuân; liên hoặc sen, mùa hạ; cúc, mùa thu; cuối cùng là tùng tượng trưng cho mùa đông.
Một số chấp nhận “tứ quý” cần phải biết: mai, liên, cúc, trúc.
Thuật ngữ thi ca này thuộc phái cổ điển, “các cổ tục” mà các nghệ nhân truyền từ xưởng này đến xưởng khác.
Người ta thực hiện các hoa văn lá, hoa, cành đầy đủ trên các câu đối bằng gỗ, trên các bộ phận của rường nhà, v.v… Bông sen thường dùng để trang trí những đồ vật thuộc Phật giáo. Bông này được kiểu thức hóa một cách đặc biệt làm hồi tưởng đến tòa sen của Phật.
Những biến đổi về cây cỏ ấy thường được sắp xếp theo truyền thống: cành mận hay đào hóa phụng; trúc và tùng hóa long; bông sen hóa quy; bông cúc hóa kỳ lân, lan hóa rồng. Những sự tưởng tượng của nghệ nhân làm cho họ rất tự do trong nghề nghiệp, và tất cả các thảo mộc có thể được phối hợp với mỗi con thú có quyền năng huyền bí.
Một bông đặc biệt không đi vào trong chủng loại vừa nêu trên là bông mẫu đơn. Người Việt Nam gọi theo tên chữ Hán bông mẫu đơn. Bông mẫu đơn thông thường hóa lân, đôi khi hóa phụng hoặc hóa thành một trong những con thú siêu phàm khác.
Khi nghệ nhân còn ở trong truyền thống thì các bông khác nhau ấy rất dễ định danh. Nhưng đôi khi, vì không hiểu, có thể do tưởng tượng hoặc không chú ý, họ hòa lẫn các hoa văn với nhau. Một cành ở gốc sẽ có những lá cúc dài, sau đó sẽ có những lá ngắn hơn và tròn hơn lá cây mẫu đơn, và mang ở mút tận cùng những hoa mận. Thiết tưởng đây là những nghệ nhân tạo những sản phẩm thô, đối với người Âu Châu thường cũng tự tạo theo tưởng tượng như vậy.
Các trái cây mà thợ chạm hoặc họa sĩ Việt Nam thường sử dụng là: lê, đào, Phật thủ, lựu, mãng cầu hay na, ít khi dùng nho, quả na, cũng như trái bầu.
Trái lê hóa lân, đào hóa quy, Phật thủ hóa long nhìn từ chính diện, mãng cầu hóa phụng.
Bốn quả ấy, lê, lựu, đào và mãng cầu thường được sắp vào loại “tứ hựu” (bốn người bạn) theo một số nghệ nhân.
Phần lớn các bông trái ấy mang một nghĩa tượng trưng.
Đào là một cây đức hạnh kỳ diệu. Gỗ của nó dùng xua đuổi ma quỷ. Bên Trung Quốc các khuôn dấu mà các tăng lữ Lão giáo sử dụng để làm bùa thường được làm bằng gỗ đào. Cũng từ gỗ đào người ta chế tạo ra những mũi tên để tiêu trừ các hung thần đến mưu hại mạng sống trẻ con. Những cơn sốt mà người ta cho rằng do ma quỷ được đập nát bằng những đôi đũa gỗ đào.
Nếu sử dụng trái cây trong nghệ thuật trang trí, đó là do tín ngưỡng, cũng thuộc nguồn gốc Trung Quốc, và trái đào tượng trưng cho sự bất diệt. Tây Vương Mẫu đến dâng cho Hán Võ Đế bảy trái đào hái từ cây đào thần thoại, chỉ nở hoa ba ngàn năm một lần, và cũng phải đợi một số năm như vậy để đào chín; đây cũng là một biểu tượng của sự sống lâu, trường thọ. Hàng năm nữ thần này dâng lên những linh hồn bất diệt một tiệc lớn và nữ thần đã dâng lên những trái đào bất diệt ấy. Bằng cách ăn các trái đào này mà nhiều linh hồn bất diệt đã đạt đến tình trạng hạnh phúc. Liều thuốc bất diệt được kể trong các truyện thần tiên của Lão giáo hàm chứa những trái đào này. Người ta dùng hạt đào chạm thành hình khóa như những cái bùa để buộc vào sinh mạng của các trẻ em gầy gò. Thần của sự sống lâu “Thọ tinh” đôi khi được biểu thị đi ra từ một quả đào. Cũng từ các truyện thần tiên và các tín ngưỡng ấy mà người ta phải sử dụng trái đào trong nghệ thuật Việt Nam. Trái đào là một biểu tượng của sự trường thọ, hạnh phúc.
Hơn nữa, trong văn chương Việt Nam, da trái đào có lông mịn và màu hồng, tượng trưng cho thiếu nữ trẻ, và đôi khi trái táo hồng cũng gọi là trái đào.
Lựu là một biểu tượng của đông con. Vô số hạt hồng của nó là vật bảo đảm cho một hậu duệ đông đảo. Đây là thứ quà tặng ở Trung Quốc đối với những đôi vợ chồng mới cưới, mang lại hạnh phúc, hơn nữa, các hạt tượng trưng cho chử tử, thường có nghĩa là con.
Sen cũng cùng biểu tượng ấy, do gương sen có nhiều hạt. Hoa của nó là biểu tượng của Phật giáo.
Lê cũng là một bảo đảm sẽ có nhiều con, vì ở Trung Quốc trái lê tử cũng đọc như hai chữ “lập tử” (tạo một hậu duệ có nhiều con). Do cách đọc khác nhau, việc chơi chữ này không thấy ở người Việt Nam.
Trái qua cũng được xem như một biểu tượng của đông con ở Trung Quốc. Do trái có nhiều hạt. Người ta nhìn thấy quả qua ở những câu đối, nhưng rất hiếm.
Trái bầu, với hai chỗ phình, có eo ở giữa, đôi khi được trông thấy ở các câu đối, và cũng dự phần vào “bát bửu” mà chúng ta đã thấy. Ở đây cũng cần nói lên việc sử dụng nó như một hoa văn trang trí ở giữa nóc mái ngói, nhưng công dụng được dành riêng cho các cung điện vua chúa và các đền thờ Phật giáo. Trái bầu được xem như một biểu tượng của Phật giáo, có nghĩa là sung túc, giàu có.
Bông mẫu đơn là nữ hoàng của các loài hoa ở Trung Quốc. Màu đỏ tượng trưng cho sự hoan hỉ, hạnh phúc, giàu có, vì màu này dùng trong những lễ hội, những ngày lành. Bông này cũng tượng trưng cho người đàn bà quý phái.
Lữ Đồng Tân, quan thầy của các nhà nho, thường được mô tả đang ngắm cảnh từ hoa mẫu đơn hiện lên một người đàn bà.
Mận, ở Trung Quốc là vật phòng ngừa các điều ác. Ở Việt Nam, trong những bài thơ, nó tượng trưng cho người con gái:
Lách mình, vô bẻ bông mai.
Bẻ rồi, cửa đóng then gài, uy nguy.
Trúc được xem như biểu tượng của bất tử, và cũng như cây tùng, luôn luôn với cành lá xanh tươi. Trong số các bản in từ bản khắc dân gian Trung Quốc, hình ảnh cây tùng tượng tửng cho thọ. Trong thi ca Việt Nam, tùng, chàng trai, lựu biểu thị hình ảnh của thiếu nữ.
Một bên bồn lựu, một bên bồn tùng.
Anh cũng muốn thờ chung cả hai bồn.
“Một bên bồn lựu, bên kia là bồn tung: người anh cả (chàng trai) muốn làm tròn bổn phận của hai bên”.
Bức tranh tượng trưng tùng lộc mà người ta thường thấy ở các hoa văn trang trí, có một ý nghĩa tượng trưng: tùng biểu tượng của sự sống lâu, tuổi già mạnh khỏe, đôi khi còn nhấn mạnh ý tưởng bằng cách đặt cạnh cây tùng, con hạc hoặc con cò trắng, một biểu tượng khác của thọ: Chữ lộc có nghĩa là: “bổng lộc của chính quyền, sung túc, giàu có, diễm phúc”. Do đó, ở đây có sự chúc thọ và giàu có, một vật đeo cầu may. Hoa văn tùng hạc cần được diễn dịch như thế.
Sau đây sẽ trình bày những con vật nào mà theo “truyền thống cổ” được phối hợp với những thảo mộc khác nhau.
Phân loại các hoa văn trang trí, tức là những hoa văn dùng để nhấn mạnh nét cong của một đường, thường thuộc về lĩnh vực kiến trúc, được vay mượn ở giới thực vật. Cho nên cần nói điều này ở đây.
Đi từ đơn giản đến phức tạp, chúng ta có:
- Mỏ neo.
- Mỏ cu có thể dịch “mỏ chim cu gáy”.
- Bẹ hay lá bẹ.
Guột là hình xoắn ốc, guột bẹ hoặc bẹ chia thành guột.
Guột vân, guột mây, nói cách khác “mụt vân, mụt mây”
Lá;
Hồi văn;
Tứ linh: long, lân, quy, phụng.
Cá.
Trong số các hoa văn ấy một vài loại có thể xem như từ hoa văn khác mà ra. Như vậy, mỏ cu không phải là mỏ neo được tô điểm thêm một guột ở bên dưới. Vân và guột có thể xem như một mỏ cu mà mút tận cùng được làm tròn và tô điểm thêm vài guột. Lá bẹ guột không phải là bẹ đơn giản mà đầu mút lá được làm tròn và cuộn vào chính nó. Lá chỉ là một bẹ mà các lá, khi phát triển, lại dài ra quá chừng và xếp lại. Hoặc nói đúng hơn, guột mây, lá bẹ, guột bẹ và lá chỉ là sự phát triển tuần tự của hai yếu tố sơ khởi đơn giản, cái mỏ neo qua đó được thêm guột nhỏ của mỏ cu.
Lẽ dĩ nhiên hoa văn và các con thú là những yếu tố của một trật tự khác nhau.
Nhưng tất cả chúng đều đi vào bộ bằng phương thức biến dạng. Sự biến dạng của lá rất cổ điển, lá hóa. Hoa văn lá đôi khi được dùng đơn thuần, nhưng bên dưới của cành được cấu tạo bởi một đầu giao. Hoặc ở guột chính của cành được tháp một đầu rồng ngẩng lên một cách kiêu hãnh, hoặc với cổ của một chim phụng. Trong hoa văn cũng vậy, guột vân, guột mây dường như đôi khi cũng mang một con mắt làm cho tổng thể giống như một đầu rồng ở nước. Và đôi khi cái mỏ cu khiêm nhường cũng gợi lên hình ảnh một con cá đang vẫy đuôi trên nóc mái nhà.
Có một phạm vi rộng rãi trong việc sử dụng các hoa văn ấy. Tuy nhiên thường cũng có một nguyên tắc đi kèm.
Ba điểm trang trí ở các nhà bình thường là: các đầu tận cùng của các nóc mái ngói, các đầu mút của các nóc tam giác, đầu xông thẳng góc với nóc mái ngói.
Đôi khi chỉ các đầu mút nóc các chói được trang trí một mỏ neo. Hoặc mỏ neo ấy tương đương với một mỏ cu ở nóc mái ngói. Khi nóc mái ngói mang một bẹ, thường là một lá, các nóc chói nhà phụ được trang trí một mỏ cu. Các ví dụ trên đủ để cho ta một ý niệm về trang trí đơn giản. Khi các con thú có quyền năng huyền bí xuất hiện, trường hợp ở các lâu đài và chùa chiền, rồng luôn chiếm vị trí ở nóc mái ngói, miễn sao chùa chiền không dành để thờ một nữ thần, vì trong trường hợp này, chim phụng thế chỗ. Khi tứ linh xuất hiện, lân phải luôn luôn đi sau phụng và long, nghĩa là phải ở thấp hơn, quy lại thấp hơn nữa. Các tứ linh ấy luôn kèm theo bẹ, hoặc hoa văn, hoặc ít nhất là mỏ cu, hoặc mỏ neo, đôi khi với tất cả hoa văn ấy, nhưng luôn luôn là một trình tự đi xuống. Đây là loại trang trí lớn. Trong trang trí bậc trung, người ta thấy ở nóc mái ngói, long hoặc phụng ở nóc tam giác các đầu xông, lá hóa rồng nước hoặc không ở nước; ở các nóc bên hoa văn sẽ đơn giản hơn; hai loại hoa văn sau này luôn có kèm theo bẹ hoặc mỏ cu, hoặc mỏ neo, ở đây xem như chấm dứt hoa văn. Nhưng như đã trình bày, các quy tắc ấy được áp dụng với một phạm vi rộng rãi.
Đường viền mái nhà
Tủ nữ trang
Đố chạm
Khuôn văn hoa lá
Hoa lá
Hoa lá
Đà chạm
Rường nhà chạm
Hoa lá
Đầu cửa chạm
Bông kiểu thức hóa
Bông kiểu thức hóa
Hoa lá hóa đầu rồng
Hoa văn cành lá hóa đầu rồng
Bàn chạm
Cành lá
Bông lá kiểu thức hóa
Hoa lá
Cành lá hóa long
Khay trầu
Bàn học giả. Âm bản của M.G. DAYDÉ
Bàn có bờ vênh lên. Âm bản của M.G. DAYDÉ
Hoa lá
Hoa văn bông
Thảo mộc và hoa
Cành đào hóa lân
Cành trúc hoa long
Cành đào hóa lân
Tấm đố câu đối hình thân trúc
Bông sen kiểu thức hóa
Bông sen kiểu thức hóa
Bông sen
Bông sen hóa đầu rồng
Bông sen hóa đầu rồng
Đào, Na
Bí, lựu
Lựu, đào
Đào
Phật thủ hóa đầu rồng
Hoa văn trang trí
Lồng đèn bằng gạch
Lồng đèn
Lồng đèn
Hoa văn trang trí mộ nhà sư
Hoa văn trang trí mộ Phật giáo
Hoa văn trang trí
Hoa văn đầu cột
Hoa văn đầu cột
>>> Hoa văn cung đình Huế (Phần 1) - Dạng hình học
>>> Hoa văn cung đình Huế (Phần 1) - Chữ Hán
>>> Hoa văn cung đình Huế (Phần 1) - Đồ vật