Hoa văn cung đình Huế (Phần 1) – Kiểu dạng hình học

Thật khó để có thể phân loại một cách chính xác về các kiểu hoa văn trang trí khác nhau, vì các nghệ nhân, các thợ hồ và thợ chạm, kể cả những người cùng nghề cũng không đồng ý với nhau tuy chúng cùng loại, hoặc diễn tả bằng một từ ngữ duy nhất đối với những hoa văn khác nhau. Phần lớn giữa các nghệ nhân với nhau đều có một ngôn ngữ nghệ thuật khá phong phú, một loạt các kiểu vẽ lặp đi lặp lại, đôi khi biến đổi chúng theo sự tưởng tượng của riêng mình bằng cách thêm vào những yếu tố lấy từ những kiểu vẽ khác và phối hợp lại theo thuật ngữ học. Nếu các nghệ nhân đứng trước một hoa văn ngoài loại này, họ sẽ đi lạc đường và không biết đặt cho cái tên gì.

Vấn đề không chính xác về thuật ngữ là do không biết hoặc dựa theo kinh nghiệm, đối với những kiểu vẽ lấy từ giới động vật và thực vật, kể cả đối với các chữ Hán với nhau.

Sự phân loại dựa vào hình dáng bên ngoài của những kiểu vẽ, thỉnh thoảng cũng căn cứ vào thuật ngữ Việt Nam. Do đó, có sự phân biệt đối với các kiểu vẽ theo hình học về mặt võng, vòng tròn, hoa văn.

Mặt võng có nhiều dạng khác nhau. Thường có hình thoi hơi kéo dài, với các cạnh thẳng góc, hoặc đôi khi hơi uốn cong. Tiếng Việt gọi “mặt võng” (lưới mắt cáo) do hình dáng tổng quát của nó. Sự giống nhau sẽ rõ hơn khi các cạnh của hình thoi có hình cung.

Kiểu vẽ này không bao giờ được dùng riêng lẻ, do tính đơn giản không đẹp mắt. Luôn luôn nó được điểm thêm các hoa, và dùng làm nền trong những bức độ chạm hoặc vẽ.

Mặt võng hình lục giác mang tên “kim quy” (rùa vàng), nghĩa là rùa quý phái. Do đó, kiểu vẽ giống các vảy của rùa. Nó cũng dùng làm nền, do đôi khi chỉ là hình lục giác, hoặc có điểm thêm hoa. Các đồ vật bằng xà cừ cổ mang tên kiểu vẽ này. Ở các bức bình phong bằng gạch, nó lấp các hình chạm lộng, và như thế, các hình lục giác sẽ kéo dài ra, đôi khi dùng riêng lẻ, hoặc xen kẽ với các hàng hình thoi nhỏ. Nếu các hình lục giác chồng lên nhau, sẽ có một kiểu hoa văn gồm những hình thoi sắp theo ngôi sao. Đó là “kim quy gài” (rùa quý phái nối vào nhau).

Mặt võng không đều gọi là “mặt rạn” (các mặt lưới rạn). Thật ra kiểu trang trí này dường như tạo lại các cành lá kiểu thức hóa như lưới người đánh cá. Người ta cũng gọi mẫu này là “kim quy thất thể” (hình lục giác đã mất hình dáng ban đầu).

Mặt võng tam giác gọi là “nhơn tự” (chữ người), nó gần giống hình chữ nhơn. Nó cũng được dùng để trang trí các nền, như phối hợp với các bông.

Vòng tròn cho hình đồng tiền vàng “kim tiền”. Hai vòng tròn đồng tâm tạo nên bờ ngoài của đồng tiền, và những vòng tròn khác cắt các vòng tròn đầu tiên bốn lần cho hình lỗ vuông ở giữa.

Bông thị cũng xuất phát từ những vòng tròn cắt nhau bằng cách đi qua cùng một chỗ để có thể tạo được ở nơi này trung tâm của một ngôi sao bốn cánh hình bông chạm. Bông của trái hồng không có những đặc tính cần thiết để tạo nên một yếu tố trang trí. Nó không có giá trị. Nhưng ở Việt Nam đôi khi người ta cắt các vỏ mỏng của trái thành những dải dai còn dính vào mắt cuống, làm thế nào để tạo nên một ngôi sao, như đã làm ở Pháp với vỏ cam, sau đó dán lên tường hoặc cửa. Đó là “bông thị”. Ở đây do sự giống nhau của kiểu vẽ nên cái bông giả tạo này đã dẫn đến tên của hoa văn. Do vậy, không phải là một hoa văn lấy từ giới thực vật từ một cái bông chính danh được kiểu thức hóa. Tên của hoa văn này là một tên thuần túy dân gian.

“Bông thị” được dùng là nền, đôi khi đơn giản, đôi khi có kèm theo những bông hoa được kiểu thức hóa.

Hai vòng tròn “song hườn”, hoặc các vòng tròn nối nhau “liên hoàn” cũng là một kiểu hoa văn phát xuất từ vòng tròn, có thể yếu tố gốc của bông chỉ là một chuỗi các vòng tròn “liên hườn” kết với nhau thành đôi một ở tất cả các hướng.

Ở đây chúng ta có một biểu tượng có ý nghĩa thuộc tín ngưỡng, tình bạn, tình yêu, một sự phối hợp chặt chẽ không tách rời được, sự giúp đỡ lẫn nhau.

Kiểu vẽ này thực hiện dưới nhiều hình thức: các liên hoàn nguyên thủy, sát nhau thành hình lục giác, và chúng ta có một mẫu trang trí tương đương với hình lục giác chồng lên nhau, hoặc chúng đứng sát nhau theo hình thoi, mà một hình tự tách làm hai. Hoa văn này gọi là “dây thắt” (nối với nhau), gồm năm hình thoi được tạo nên chỉ bởi một đường tự cắt, một ở trung tâm, bốn hình thoi khác ở bốn góc của trung tâm. Có thể nó phức tạp hơn mẫu trình bày ở đây. Bên trong hoa văn này là chữ thọ kiểu thức hóa, hoặc trang trí bằng hồi văn chữ Vạn, hoặc bằng những hình vẽ khác. Do đó, hoa văn này gọi là “song Thọ”, (hai chữ trường cửu). Một ý nghĩa khác để chỉ kiểu vẽ này là “Vạn Thọ”, vì một trong những vòng tròn có “hồi văn chữ Vạn”, và trong vòng tròn khác có chữ Thọ được kiểu thức hóa. Thiết nghĩ không cần để ý đến biểu tượng của phúc.

Các kiểu vẽ vừa nêu trên chỉ là những kiểu vẽ phụ. Kiểu vẽ quan trọng nhất ấy là hồi văn.

Nghĩa Hán Việt gọi tên kiểu trang trí này là hồi văn tức những nét cứ lui tới, nối nhau, gấp đoạn, kéo dài, mảnh dẻ thể theo tính thất thường của nghệ nhân. Bản vẽ cho thấy hình chữ Hán “Á” gọi là “Á tự”, có liên quan đến hồi văn. Nó dùng để trang trí nền. Người ta gọi tên hồi văn chữ Thập. Một thể hồi văn khác là hồi văn chữ Vạn. Nó dùng để trang trí các nền và thường được điểm bông.

Hoa văn hình chữ Công, “hoa văn chữ Công”, gần giống hồi văn Tây phương, đôi khi giống hệt vì có nhiều kiểu và dùng để trang trí các khung, có thể đơn, có thể phối hợp với các kiểu vẽ khác.

Về phần hồi văn đơn, không có tên gọi, chỉ gọi “đường hồi văn”, nó có nhiều cách sử dụng, thường dùng làm khung trang trí một góc, hoặc đầu tận cùng của một đà nhà, các nóc mái ngói, quai bình, chân bàn, trung tâm tấm đố, tất cả gọi bằng một chữ hồi văn đơn.

Nó thường tận cùng bằng các nụ, các tua; nó tủa những lá hoặc bông kiểu thức hóa, và được gọi là “hoa văn lá”, nó có thể biến đổi thành hồi văn hóa giao, những nếp của nó chồng chất lên nhau và cuộn tròn theo hình guột vân.

Một hình thể kỳ lạ phát xuất từ hồi văn này, giống như chuội hột, dùng để trang trí nhẹ nhàng cho nhiều loại bàn.

Hồi văn có thể trở thành một đồ dùng bằng gỗ, một cái kệ. Do đó có tên “cao đê kỷ”, (cái kệ có những tầng cao thấp), hoặc gọi tên đơn giản “cao đê” (cao thấp). Đôi khi nó rất đơn giản, có hoặc không có chân. Trong mọi trường hợp, nó rất tao nhã và có tính nghệ thuật.

hinh hoc 1
Mặt võng hình thoi

hinh hoc 2
Mặt võng hình thoi

hinh hoc 3
Mặt võng hình bông chanh

hinh hoc 4
Mặt võng lục giác

hinh hoc 5
Mặt võng lục giác đan

hinh hoc 6
Mặt võng lục giác

hinh hoc 7
Mặt võng lục giác hình bông chanh

hinh hoc 8
Trắp sơn mài cẩn xà cừ

hinh hoc 9
Mặt võng lục giác, lót nhẹ đẹp

hinh hoc 10
Chữ Thọ

hinh hoc 11
Phụng - Giá để thau

hinh hoc 12
Sư tử

hinh hoc 13
Tượng quan võ. Âm bản M.G. DAYDÉ

hinh hoc 14
Tượng quan văn. Âm bản M.G. DAYDÉ

hinh hoc 15
Ông Thiện

hinh hoc 16
Ông Ác

hinh hoc 17
Tùng lộc

hinh hoc 18
Tùng đinh

hinh hoc 19
Bá cổ

hinh hoc 20
Tranh sơn thủy Phúc Thọ

hinh hoc 21
Mộ nhà sư

hinh hoc 22
Cái quạt

hinh hoc 23
Kiến trúc chính môn tư thất

hinh hoc 24
Chính môn

hinh hoc 25
Cửa Nam của lầu Thụ trai, đàn Nam Giao

hinh hoc 26
Miếu trên đường Nam Giao

hinh hoc 27
Chính môn điện Kiên Thái Vương

hinh hoc 28
Lưỡng long triều nguyệt

hinh hoc 29
Ngư long

hinh hoc 30
Chân quỳ sập gụ

hinh hoc 31
Con rồng ổ

hinh hoc 32
Đầu rồng nhìn từ chính diện

hinh hoc 33
Hoa văn trang trí

hinh hoc 34
Đầu bình phong

hinh hoc 35
Song phụng triều dương

hinh hoc 36
Mặt võng hình rạn

hinh hoc 37
Mặt võng tam giác

hinh hoc 38
Mặt võng tam giác

hinh hoc 39
Hoa văn đồng tiền

hinh hoc 40
Bông thị

hinh hoc 41
Liên hoàn bông

hinh hoc 42
Liên hoàn

hinh hoc 43
Vạn Thọ

hinh hoc 44
Hoa văn chữ Thập

hinh hoc 45
Tủ - Âm bản của M.G. DAYDÉ

hinh hoc 46
Hoa văn chữ Vạn

hinh hoc 47
Hoa văn

hinh hoc 48
Hoa văn

hinh hoc 49
Hoa văn hóa long

hinh hoc 50
Hoa văn cành lá

hinh hoc 51
Hoa văn cành lá

hinh hoc 52
Khung cửa

hinh hoc 53
Hoa văn nóc mái ngói

hinh hoc 54
Đỉnh trầm

hinh hoc 55
Hoa văn cành lá

hinh hoc 56
Bàn

hinh hoc 57
Bàn lễ vật - Âm bản của M.G. DAYDÉ

hinh hoc 58
Giá (kệ) để các đồ vật

hinh hoc 59
Giá để đồ vật

hinh hoc 60
Hoa văn giá để đồ vật

>>> Hoa văn cung đình Huế (Phần 1) – Chữ Hán

>>> Họa tiết hoa văn trên phẩm phục thời Nguyễn

>>> Hoa văn trang trí Đông Tây (Phần 1)

>>> Họa tiết trang trí

0976984729