Hoa văn cung đình Huế (Phần 1) – Đồ vật

Nhiều đồ vật đã đi vào nghệ thuật trang trí Việt Nam.

Các kệ hoa văn đã được trình bày trong những bức đố được sử dụng trong các văn phòng hay trong nhà. Trên “cao đê” (kệ có tầng cao thấp), nghệ nhân trình bày các đồ thờ như “bộ tam sự”: đỉnh trầm, lư hương, ống đựng hương, hoặc bộ “ngũ sự” gồm ba vật nêu trên cộng hai chân đèn.

Tuy vậy các bộ truyền thống này có thể biến đổi theo ý của nghệ nhân, chẳng hạn như có thể thay thế một trong các món đồ trên bằng một bình bông, hoặc dĩa quả phẩm hay một cái khánh v.v… Tất cả các đồ vật ấy không nhất thiết phải trình bày theo kiểu hoa văn của kệ.

Cuốn thơ thường trực được sử dụng: theo nguyên tắc, đây là một bông bằng giấy, hai đầu cuốn lại dùng làm khuôn treo bằng sắt. Theo hình thể nguyên thủy này, người ta dùng cuốn thơ để trang trí phần trên đầu của các câu đối; hoặc các đầu cửa lớn. Nhưng nó thường được thêm vào những biểu tượng. Phần lớn các bức bình phong mang hình cuốn thơ trải ra, hoặc tất cả các hoa văn trang trí được thấy trên các bức đố đầy hay chạm lộng.

Quả cầu lửa thường xuất hiện ở trung tâm các nóc mái ngói các chùa. Kiểu vẽ này gồm một dĩa ở giữa gọi là “mặt nguyệt” (trăng tròn), trên có đám mây bao quanh “ngọn lửa”. Nhưng nó có thể được xây nặng nề hơn: mặt nguyệt nằm trên một đầu rồng nhìn từ chính diện, v.v… Kiểu hoa văn trang trí này thường kèm theo hai rồng, nguyên hình hoặc dạng biến đổi, đặt ở đầu tận cùng của nóc mái ngói, và toàn thể kiểu hoa văn này mang tên “lưỡng long triều nguyệt”.

Mặt nguyệt cũng thấy trên các đầu bia. Ở đây mặt nguyệt phối hợp với biểu tượng âm dương, hoặc với cảnh mẫu đơn.

Vào thời kỳ có các kiểu sang trọng, mặt nguyệt được bao bọc bởi các cành lá tạo thành trang trí trung tâm của cái giá mái kiệu.

Trái bầu thay thế mặt nguyệt trên nóc các mái ngói, chỉ trông thấy ở các chùa Phật giáo, và có nghĩa sung mãn.

Cũng nên nêu ra ở đây những phần phụ, tức là những nụ và tua; ngọn lửa, ngọn hỏa; dây băng đôi khi biến thành ngọn lửa; khói, những khối đá kiểu thức hóa, quả cầu với “lân hí cầu”.

Trong các kiểu vẽ tượng trưng cho đồ vật, bộ “bát bửu” thường được trình bày trên các kèo của rường nhà, giữa các bức đố của các vách ngăn, và đôi khi thấy trên các đồ gỗ hoặc các trắp.

Bộ “bát bửu” bị thả nổi. Mỗi tác giả cũng như nghệ nhân tùy theo trí tưởng tượng của mình, khi trình bày bát bửu có thể thêm hoặc bớt một vật, nhưng vẫn tôn trọng chu trình của các vật mang lại điềm lành, theo một truyền thống ít khắt khe hơn.

Sau đây là các bộ “bát bửu”. theo một số tác giả:

Pétrus của trong Tự điển Việt Nam của ông, về chữ “bửu” có:

Trái bầu;

Quả vả;

Gươm;

Tháo sách;

Tháp viết;

Quyển sáo;

Chủ phất.

Và ông cũng thêm rồng, dưới danh từ “bát bửu” nghe nói còn một số các vật khác cũng mang lại sự hưởng thụ.

H. Tissot, trong cuốn “Lớp Nhất”, đệ nhấ lục cá nguyệt 1909, Bản in Vĩ, có bộ “bát bửu” của miền Bắc, cần biết:

Pho sách;

Như ý;

Quần thư;

Cái lẵng;

Bầu riệu;

Cái đàn;

Cái quạt;

Phất trần;

G. Dumontier, trong “các Biểu tượng”, “Huy hiệu”, các đồ thờ cúng Việt Nam, có:

Đôi sáo;

Đàn tì bà;

Lẵng;

Quả;

Pho sách;

Cuốn thơ;

Quả bầu.

Bộ này có nguồn gốc Trung Quốc, cũng như tất cả các kiểu vẽ trang trí tại Việt Nam.

Sau đây là danh sách cung cấp bởi Bushell trong Nghệ thuật Trung Quốc:

Các biểu tượng thuộc Lão giáo trong Bát Tiên:

Chung Ly Quỳ với cái quat;

Lữ Đồng Tân: thanh kiếm;

Lý Thiết Quày: quả bầu;

Tào Quốc Câu: cặp sanh;

Lâm Thái Hòa: giỏ hoa;

Trương Quả Lão: ống trúc;

Hàn Tương Tu: ống sáo;

Hà Tiên Cô: hoa sen.

“Bách cổ” gồm có “bát bửu” và bốn mỹ nghệ: cầm, kỳ, thi, họa.

Thiết nghĩ không nên cố định các vật trong “bát bửu”.

Việc sử dụng các “bát bửu” sẽ mang lại cho con người sự may mắn và thoải mái trong tâm hồn, như các nhạc cụ, cái quạt, bó sách và cuốn thơ, những thứ khác là những biểu tượng của hạnh phúc lớn lao: quả bầu là hình ảnh của sự may mắn; giỏ hoa biểu tượng của sự trẻ trung; cây kiếm nói lên chiến thắng; cái khánh tượng trưng cho hạnh phúc.

do vat 1
Bình bông, lư hương và đỉnh trầm

do vat 2
Đỉnh trầm, bình hoa và giỏ hoa

do vat 3
Lọ hoa - ống bút – đỉnh trầm

do vat 4
Giá (kệ) để đồ vật

do vat 5
Hoa văn câu đối

do vat 6
Khuôn treo bằng sắc hình cuốn thơ

do vat 7
Lồng đèn treo vách tường

do vat 8
Bình phong tòa nhà Cơ Mật

do vat 9
Bình phong Cơ Mật Viện

do vat 10
Đỉnh trầm

do vat 11
Đầu bia

do vat 12
Đầu bia

do vat 13
Đầu bia

do vat 14
Đầu bia

do vat 15
Giá nóc kiệu

do vat 16
Hoa văn nóc mái ngói

do vat 17
“Bát bửu”

>>> Hoa văn cung đình Huế (Phần 1) - Dạng hình học

>>> Hoa văn cung đình Huế (Phần 1) - Chữ Hán

>>> Hoa văn cung đình Huế (Phần 1) - Hoa Lá Cành Trái

0976984729