Ngũ quan và tạo hình nhân vật trong truyện tranh
* Cách vẽ mắt và lông mày:
Mắt tuy chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng lại có hình dạng phức tạp, do nhiều khối kết hợp lại. Càng hướng tới phong cách tả thực càng phải nghiên cứu nhiều về mắt và mày. Ở đây chỉ giới thiệu cách vẽ thường thấy trong truyện tranh, giản lược khối và thể hiện tất cả bằng nét (hoặc mảng xám).
- Cấu trúc mắt và lông mày thực tế:
Một số kiểu vẽ mắt và lông mày:
- Kiểu tả thực: Mắt có đầy đủ các bộ phận như thực tế (Vagabond).
- Kiểu giản lược: Có khá đủ các bộ phận của mắt, tuy nhiên được giản lược, hoàn mĩ hóa. (Death Note).
- Kiểu hình tượng hóa: Kiểu vẽ mắt được hình tượng hóa hơn 2 kiểu trên, có đủ các bộ phận cơ bản. (Naruto).
- Kiểu giản lược và cách điệu mạnh: Bỏ qua nhiều đặc điểm của mắt thực tế (One Piece).
- Kiểu siêu cường điệu: Có các bộ phận chính của mắt Siêu cường điệu bỏ qua mọi tỷ lệ, bạn đừng mong gặp được kiểu mắt tương tự thế này ngoài đời. (Camp).
Cho dù là kiểu vẽ mắt và chân mày cách điệu nào, hầu hết đều giữ lại các bộ phận quan trọng trong thực tế: tròng mắt, mống mắt, mi mắt và chân mày. Đây cũng là các bộ phận quan trọng nhất để tạo hình và biểu cảm nhân vật thông qua mắt.
Các bước vẽ mắt và lông mày:
Bước 1: Sau khi xác định được vị trí của mắt, vẽ đường chiều hướng của mắt. Đây là đường nối giữa hai khóe mắt.
Bước 2: Vẽ mí trên và mí dưới mắt. Mí trên thường vẽ nét dày, đậm hơn. Mí dưới tùy ý có thể có hoặc không. Vẽ thêm các đường mí trên, dưới tùy mục đích và phong cách.
Bước 3: Vẽ mống mắt. Tùy vào hướng nhìn của mắt, xác định vị trí mống mắt. Mắt người bình thường 2 mống mắt sẽ hướng về cùng 1 phía. Xác định đồng tử trong mống mắt.
Một số góc vẽ mắt và lông mày khác:
Chú ý:
- Vì mắt có dạng khối cầu, các đường mi, mí mắt thường chạy theo diện cầu đó. Chú ý điều này khi vẽ mắt ở các góc khó hơn.
- Lông mày luôn nằm cao hơn so với mắt do mắt nằm ở trong hốc mắt. Khi vẽ các góc ngang 1/2 hay 3/4 cần chú ý điều này để vẽ điểm bắt đầu và kết thúc cho đúng.
* Cách vẽ mũi:
Có nhiều kiểu vẽ mũi trong truyện tranh nhưng thường kiểu nào cũng có 3 bộ phận là sống mũi, đáy mũi và lỗ mũi. Mũi luôn là phần lồi ra nhất so với diện mặt. Đây là bộ phận quan trọng thường dùng làm mốc để vẽ các góc chân dung khó.
- Cấu trúc mũi thực tế:
Một số kiểu vẽ mũi:
- Kiểu tả thực: Sử dụng nét hoặc mảng xám để tả mũi. Kiểu này có đầy đủ các bộ phận của mũi trên thực tế. (Vagabond, Vinland Saga).
- Kiểu cách điệu rõ: Kiểu này có đầy đủ bộ phận của mũi nhưng được hoàn mĩ hóa. (Naruto, Bleach, Death Note).
- Kiểu cách điệu tượng trưng: Kiểu vẽ mũi thường thấy nhất trong Manga, chủ yếu coi mũi là một khối tứ diện, sử dụng một hai nét đơn giản để tả. (Conan, Inu Yasha).
Các bước vẽ mũi:
Bước 1: Xác định vị trí của mũi trên mặt, xác định đường sống mũi và đỉnh mũi (chóp mũi).
Bước 2: Tùy từng góc độ và phong cách, xác định đáy mũi và lỗ mũi.
Bước 3: Hoàn thiện bằng nét, giản lược chi tiết hợp lý cho phù hợp với khuôn mặt.
Một số góc vẽ mũi khác:
Chú ý:
- Lỗ mũi là bộ phận khá “nhạy cảm”, nếu vẽ không cẩn thận dễ làm chân dung nhân vật bị thô.
- Dù vẽ ở phong cách nào cũng cần chú ý đến khối của mũi và cần nắm chắc đặc điểm của khối (đã cách điệu hoặc không) để mặt nhân vật không bị phẳng và vẽ các góc khó dễ dàng hơn.
* Cách vẽ miệng:
Trong truyện tranh hầu hết đều sử dụng phương pháp cách điệu để thể hiện miệng nhân vật. Khi vẽ miệng cần lưu ý về độ sâu của vòm miệng và độ dày của môi.
- Cấu trúc miệng thực tế:
Một số kiểu vẽ miệng:
- Kiểu vẽ miệng tả thực: Tả khối và cấu trúc của miệng rõ ràng, đầy đủ. (Vagabond, Vinland Saga).
- Kiểu cách điệu rõ khối: Thường thấy trong Shonen, miệng vẽ khá thô, có thể nhìn rõ các bộ phận răng, lợi, lưỡi, thậm chí lưỡi gà. Để vẽ được kiểu này cần nắm chắc cấu trúc vòm miệng. (Death Note, Naruto, Bleach).
- Kiểu cách điệu tượng trưng: Kiểu vẽ miệng này có khi chỉ là một đường thẳng, một hình vòng cung. Thường thấy trong Shoujo hay phong cách vẽ Chibi. (Clamp Highschool Detective, Inu Yasha).
Các bước vẽ miệng:
Bước 1: Xác định vòm miệng.
Bước 2: Vẽ đường môi trên và dưới, tùy phong cách chỉ vẽ môi dưới.
Bước 3: Vẽ các bộ phận trong vòm miệng, tùy phong cách gia giảm chi tiết cho phù hợp.
Một số góc vẽ miệng khác:
Chú ý:
- Càng vẽ phong cách trong hình khối, càng cần nắm vững cấu trúc và khối của miệng. Khi vẽ góc 1/2 cần lưu ý thể hiện độ sâu của vòm miệng và độ dày của môi.
- Khi thể hiện cảm xúc, miệng là bộ phận được cường điệu nhiều nhất. Tuy nhiên, cần cân đối tỷ lệ của miệng với các thành phần khác của ngũ quan để hình vẽ dễ nhìn.
* Cách vẽ tai:
Tai là bộ phận rất khó thể hiện trong truyện tranh. Dù không đóng vai trò quan trọng trong việc tôn lên vẻ đẹp của nhân vật nhưng nó lại không thể thiếu.
- Cấu trúc tai thực tế:
Một số kiểu vẽ tai:
- Kiểu tả thực: Có đầy đủ đặc điểm và bộ phận của tai thực tế, tuy nhiên đã được giản lược. (Vinland Saga, Naruto, Bleach).
- Kiểu giản lược: Cách vẽ tai rất tượng trưng. Kiểu vẽ này thường gặp trong các truyện vẽ theo lối cách điệu hóa. (Inu Yasha, H2, Conan).
Các bước vẽ tai:
Bước 1: Xác định vị trí của tai, độ rộng của vành tai và vại trí lỗ tai.
Bước 2: Tùy từng phong cách mà gia giảm chi tiết trong tai. Tuy nhiên cần thể hiện rõ hình dạng của vành tai và dái tai.
Bước 3: Hoàn thiện.
Một số góc vẽ tai khác:
Chú ý:
- Nắm vững cấu trúc và vị trí của tai để vẽ các góc khó, nhất là các góc nhìn từ phía sau.
- Thể hiện chiều sâu của tai rất quan trọng.
* Một số lưu ý khi vẽ tóc:
Trong một trang truyện, tóc là yếu tố thu hút thị giác rất quan trọng, nó có thể khiến chất lượng trang truyện thay đổi hoàn toàn. Về cơ bản, cách vẽ tóc nhân vật nam hay nữ cũng cần những chuẩn mực và thường sẽ vẽ theo các bước giống nhau.
Tuy nhiên đối với nhân vật nam, nên chọn những nét vẽ khỏe khoắn, cứng cáp để thể hiện sự mạnh mẽ của nam giới.
Và ngược lại, nữ giới bẩm sinh đã phù hợp với những đường nét tạo hình mềm mại.
Nếu bỏ qua các trường hợp ngoại lệ thì sự khác biệt khi vẽ tóc ấy vẫn ảnh hưởng đến cả những nhân vật có tuổi.
Một số kiểu vẽ tóc:
Nếp tóc nên vẽ bám sát theo đường cong của hộp sọ.
Bím tóc về cơ bản là kiểu này.
Đơn giản hơn thì vẽ như truyện Ranma 1/2.
Tóc gió thôi bay
Hất tóc
Tuy bay loạn xạ nhưng cũng cần lưu ý
điểm xuất phát của chân tóc.
Luôn vẽ tóc xuất phát từ đường ngôi, còn
ngôi lệch hay chéo là tùy bạn.
Khi vẽ tóc ôm sát đầu, cần lưu ý
về tạo hình của hộp sọ.
Vẽ mái tóc bù xù thì thoải mái hơn vì không rõ ngôi.
Tuy nhiên vẫn cần lưu ý về hộp sọ nhé.
Khi vẽ lớp tóc, lọn tóc, nhớ chú ý đường lượn
của hộp sọ hoặc lớp tóc.
Nhưng cũng đừng quên bản thân tóc cũng có cấu tạo, nếu không tô mực đen hết thì có thể vẽ nhiều lớp lớn chồng lên nhau.
Đây là một kiểu đơn giản hóa các lớp tóc.
Tưởng tượng như các tờ giấy đặt lên nhau.
Tác phẩm hoàn chỉnh:
Chú ý: Người mới vẽ hay mắc lỗi thiếu sọ. Tham khảo ảnh dưới đây để cẩn thận hơn bạn nhé.
* Tạo hình nhân vật bằng cách kết hợp ngũ quan:
Khi đã tìm ra được xu hướng chung của ngũ quan cho một phong cách, ta có thể dễ dàng tạo hình nhân vật. Càng vẽ được nhiều dạng ngũ quan khác nhau, ta càng có nhiều chi tiết để hỡ trợ khâu tạo hình nhân vật.
Trong việc xây dựng các nhân vật truyện tranh, có rất nhiều bạn gặp phải vấn đề nan giải, đó là làm thế nào để tạo ra nhiều nhân vật có sự khác biệt rõ rệt. Đặc biệt với những cốt truyện dài kỳ có số lượng lớn nhân vật cần phải xây dựng, điều này càng trở nên khó khăn hơn vì có nhiều nhân vật vừa đòi hỏi sự khác biệt về lứa tuổi, giới tính nhưng lại cần sự tương đồng về huyết thống, về nhóm, tôn giáo… Hơn nữa, sau mỗi tác phẩm truyện tranh, người đọc lại đòi hỏi những nhân vật mới hơn, lạ hơn, khác biệt về hình tượng/tạo hình với vô số nhân vật đã được biết tới trước đó. Đây quả là một thách thức lớn lao đối với các họa sĩ trẻ.
Vậy các họa sĩ bậc thầy đã làm thế nào để có được BlackJack, Doraemon, Songoku, Yugi-Oh... những nhân vật độc bản, không thể nhầm lẫn hay lãng quên? Đó thực sự là một câu hỏi lớn. Thông qua việc tìm hiểu cách tạo hình nhân vật của họa sĩ truyện tranh Kishimoto Masashi với tác phẩm Naruto, bài viết này chỉ có thể trả lời một phần rất nhỏ cho câu hỏi trên.
Một sai lầm của hầu hết các bạn khi bắt đầu vẽ truyện tranh là tìm kiếm sự khác biệt giữa các nhân vật bằng cách thay đổi kiểu tóc là chính. Việc thay đổi mắt, miệng, khuôn mặt là rất ít ỏi và chủ yếu dựa trên những ý tưởng bất chợt, phần nhiều do quen tay. Ngoài ra, rất nhiều đặc điểm bị các bạn bỏ quên là trán, mũi, tai, lông mày, cằm, má… chúng ta có thể nhìn vào hình minh họa các nhân vật trong bộ truyện Naruto để thấy rằng tác giả đã xử lý những đặc điểm này thú vị đến thế nào.
- Các kểu tóc được thay đổi triệt để. Không chỉ kiểu dáng, màu sắc như thông thường mà kèm theo đó là bút pháp miêu tả: Naruto mái tóc dựng nên nhọn, nét thẳng cứng; Kurenai có mái tóc xoăn mềm nét cong nhỏ… Ngoài ra tác giả còn đưa vào kiểu phụ kiện cho tóc rất riêng. Ví dụ, cách buộc băng bịt đầu có rất nhiều kiểu, mũ, trâm cài.
- Đôi mắt được tác giả vẽ với rất nhiều hình dáng, kết hợp với mống mắt hoàn toàn khác biệt như: Naruto, Kisame, Lee, Ino… Các nhân vật đeo kính cũng không hề giống nhau.
- Masashi rất giỏi sử dụng những đặc điểm na ná nhau như gò má (Kisame mô phỏng cá mập, Kankuro hóa trang, Choji đặc trưng của tộc Kiba…), sống mũi (Pain, Kankuro, Orochimaru), trán (Gaara, Tsunade), lông mày (Lee, Gaara) và rất nhiều đặc điểm khác như miệng, cằm, răng… đều được tác giả chăm chút tìm ra nét riêng cho các nhân vật, qua đó phần nào mô tả cả tính cách, sức mạnh của nhân vật đó.
Có thể thấy, việc khác biệt hóa các nhân vật xoay quanh việc khác biệt hóa các chi tiết và thành phần của chân dung. Tuy nhiên, chỉ khi làm tất cả những đặc điểm đó một cách kỹ càng, khác lạ thì hiệu quả xây dựng đa dạng chân dung mới thật sự mạnh mẽ.
Vậy làm cách nào để có được sự khác biệt nhiều như vậy? Có thể nói cái mà các bạn thiếu là việc dày công ghi chép, tích lũy và sử dụng hợp lý. Bất kỳ một đặc điểm hay nào của mắt, mũi, miệng mà ta thấy trong truyện tranh, trong thực tế, trong phim ảnh… đều không được ghi nhớ quá lâu. Vì vậy, chúng ta cần ghi chép lại một cách hệ thống để mỗi khi sáng tác có thể sử dụng nguồn tư liệu đó một cách hợp lý. Điều này sẽ hiệu quả hơn hẳn cách sáng tác dựa vào một chút thời gian suy nghĩ ngắn ngủi, quen tay.
Vậy sử dụng hợp lý là như thế nào? Đầu tiên việc ghi chép có thể giúp ta chủ động tránh trùng lặp khi muốn tạo sự khác biệt nhưng lại chủ động tạo sự trùng lặp khi muốn tạo tính hệ thống kế thừa. Biên tập hợp lý có thể cho ta những đặc điểm đi kèm với tính cách ví dụ như nhóm nhân vật nhút nhát, từng trải, thông minh, hung dữ… Chúng ta sáng tác dựa trên một hệ thống thư viện phong phú, thì chất lượng của sản phẩm có được sẽ cao hơn rất nhiều.
- Sưu tầm -
>>> Hình khối trong vẽ truyện tranh
>>> Chân dung trong vẽ truyện tranh
>>> Những điều cần biết về phân khung truyện tranh