Hoa văn cung đình Huế (Phần 1) – Chữ Hán

Chữ Hán, đa số thuộc loại tượng hình. Ấy là những hình ảnh để tạo ra vật đã định từ nguồn gốc. Do đó nó rất đẹp khi dùng trong hoa văn trang trí, mặc dù hình thể ban đầu bị biến đổi đáng kể. Hình ba đỉnh trên một đường chân trời, theo nguồn gốc là chữ sơn (núi), hình ảnh cổ này đôi khi xuất hiện trên vào bức đố: chính nó cũng gần giống một bức tranh nhỏ.

Các chữ Hán tân thời, cho dù có cách xa hình ảnh ban đầu vẫn giữ được tác động lớn tới hoa văn trang trí: các đường nét của chúng mềm mại và thanh hoặc rộng và phẳng, uốn khúc hoặc cứng cỏi, đan chéo vào nhau, hoặc chồng chất lên nhau một cách đối xứng, bó chặt trong một hình vuông không đều hoặc rối bời một cách tự nhiên; đó là những chữ thếp vàng trên sơn mài đỏ đen dùng trang trí trong một ngôi nhà giàu có, hoặc tôn vẻ trang trọng trong các chùa cổ.

Trên các câu đối bằng giấy lại thấy một tác dụng khác: nghệ thuật nằm ở chỗ bắt chước sự cẩu thả. Cần phải nhận ra được rằng nghệ nhân phóng ra những nét độc đáo và bất ngờ mà không bị một chút khó khăn nào ngăn cản; họ không cố gắng gì trong việc thực hiện một tác phẩm thanh nhã hài hòa với sự tế nhị trong ý tưởng được diễn tả trong câu đối. Ở đây những móc nhọn, những nét thanh tao hay mập mạp, những nét móc mạnh bạo, những đường cong tinh anh, những sợi râu xồm xoàm được thực hiện qua chiếc bút lông. Một nghệ nhân ở Huế, đã qua đời, dùng một đầu tre đập giập để viết lên những chữ Hán chất phác hiếm thấy. Người ta gọi ông là Khóa Cọ. Ông không vẽ như những người khác mà chỉ cọ, chải, như người ta nói ở Tây phương. Ngoài các câu đối, ông vẽ các nhóm cổ điển, với mực Tàu, ở đây hoa, lá, chim muông, tảng đá miêu tả các chữ Hán của câu thơ ở một góc của tấm đố. Ấy là chỗ lấy đầy của nghệ thuật: một nghệ thuật suy vi, cần cảnh báo.

Trong mọi trường hợp, mục đích trang trí là thứ yếu. Điều người ta muốn trước tiên là diễn tả một tư tưởng: nghệ nhân cố gắng thực hiện một cách thanh nhã có thể được.

Đối với một số chữ Hán, mục đích trang trí lại nhạy bén hơn. Ấy là các chữ phúc, lộc, thọ, hỉ v.v…

Trước tiên các chữ ấy là những lời chúc tụng, điềm tốt đoán trước, vật mang lại may mắn, những cái bùa thiêng: chúng tạo ra những gì mà chúng mang ý nghĩa. Vì lý do đó người ta tin tưởng ở hiệu lực của chúng, người ta phổ biến khắp nơi; và nghệ nhân dùng các chữ ấy để làm các kiểu vẽ hoa văn trang trí. Người ta kiểu thức hóa các chữ ấy bằng nhiều cách, người ta thu gọn ý nghĩa của các chữ ấy bằng một vài đường tròn hay uốn khúc, hoặc vào một hình chữ nhật đơn giản: người ta cho chúng một hình thể như cái đỉnh trầm; hoặc phối hợp chúng với hoa văn, với cành lá; trang hoàng chúng trên các bức bình phong, chạm lộng chúng trên các bức tường, các cửa sổ tròn hoặc truông.

Thường thì chữ thọ được dùng nhiều nhất đối với người Việt Nam, nhất là các nhà nho để trang trí nhà cửa dưới nhiều hình thức kiểu thức hóa. Không thể giải thích được sự khác nhau giữa chữ thọ và chữ phúc hoặc chữ lộc kiểu thức hóa trong mục đích trang trí. Do đó cần chấp nhận sự giải thích theo người Việt Nam.

Tuy nhiên chữ hỉ rất được phân biệt. Đôi khi dùng đơn độc, nhưng thường dùng hai chữ “song hỉ”, đây là một biểu tượng trong hoa văn trang trí có nghĩa cái vui chia sẻ, hạnh phúc đôi vợ chồng: ấy là sự chúc tụng đối với đôi vợ chồng mới cưới.

chu Han 1
Phước Lộc Thọ

chu Han 2
Chữ Thọ

chu Han 3
Chữ Thọ

chu Han 4
Cửa chạm lộng

chu Han 5
Chữ Thọ

chu Han 6
Chữ Thọ

chu Han 7
Chữ Thọ

chu Han 8
Chữ Thọ

chu Han 9
Chữ Thọ

chu Han 10
Chữ Thọ

chu Han 11
Chữ Thọ

chu Han 12
Chữ Thọ

chu Han 13
Chữ Thọ

chu Han 14
Chữ Thọ

chu Han 15
Cửa của cái khám thờ

chu Han 16
Cái khám thờ. Âm bản của M.G. DAYDÉ

chu Han 17
Song Hỷ

chu Han 18
Bức đố câu đối

>>> Hoa văn cung đình Huế (Phần 1) - Dạng hình học

>>> Hoa văn cung đình Huế (Phần 1) - Đồ vật

>>> Hoa văn cung đình Huế (Phần 1) - Hoa Lá Cành Trái

>>> Hoa văn trang trí Đông Tây (Phần 1)

>>> Họa tiết hoa văn trên phẩm phục thời Nguyễn

0976984729