Bài tập Khối hình học (Phần 2)
- Hình trụ khối chữ nhật: Quan sát phân tích
1. Quan sát định vị: Xác định vị trí khối hình học theo trình tự ghi chú trong hình. Nhất định phải mượn đường bổ trợ thẳng đứng, so sánh tỉ mỉ góc độ cạnh nghiêng.
2. Lên hình: Khi quan sát, phải động não nhiều, nhìn thấu mối liên quan hình thể khối hình học. Đây là sự kết hợp hình thể của một khối hình chữ nhật dài và một hình chóp bốn cạnh.
3. Tìm ra đường ranh giới sáng tối của hình trụ khối chữ nhật, và thể hiện bằng mặt quá độ.
4. Phải chú ý phân biệt độ sáng của các mặt, tuy đều là mặt bằng, nhưng bản thân mỗi một mặt đều có sự biến hóa tầng lớp.
5. Tìm mối liên quan lớn: Kết hợp với cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian của bức tranh, tận dụng cảm giác chiều sâu trên không gian vải nền, càng làm nổi bật hơn vị trí chủ thể của khối hình học. Đường nét mượn có thể bị che phủ thông qua quá trình này (biểu thị của mũi tên trong hình chỉ đường sai hay đường bổ trợ).
6. Trải sắc điệu lớn: Khi trải mối liên quan sắc điệu lớn, bắt đầu từ vải nền màu đậm, lập lại nhiều lần tìm cân bằng trên khối hình học và vải nền.
7. Khắc họa chi tiết không được thoát khỏi mối liên quan sáng tối chỉnh thể.
8. Hoàn thành điều chỉnh: Khi sắp xếp phác họa, xem xét từ ngang trở lên trên, vật thể chính khoảng chừng ở vị trí giữa, có thể làm được quy tắc phác họa "trên chặt dưới lỏng".
- Hình chóp có sáu cạnh: Quan sát phân tích
1. Quan sát định vị: Xác định mối liên quan tỷ lệ bên trong và đường biên ngoài của khối hình học theo trình tự ghi chú trong hình, đây là "khung sườn" để vẽ khối hình học.
2. Lên hình: Tìm đúng mối liên quan tỷ lệ ngắn dài và độ nghiêng của các đường cạnh, hoàn thành kết cấu hình thể của khối hình học.
3. Căn cứ theo hướng của nguồn sáng và kết cấu của khối hình học, tìm bóng và đường ranh giới sáng tối của hình chóp có sáu cạnh. Có thể đồng thời vẽ một phần cảnh nền.
4. Thông qua trải sắc điệu vải nền môi trường làm tôn thêm bên ngoài của khối hình học là rất cần thiết. Nhưng không được vẽ một lần quá đậm.
5. Kết hợp với cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian của bức tranh, tận dụng cảm giác chiều sâu trên không gian vải nền, càng làm nổi bật hơn vị trí chủ thể của khối hình học.
6. Trải sắc điệu lớn: Là một quá trình khô khan hơn, nhưng không thể qua loa.
7. Đi sâu vào khắc họa: Đi sâu vào mô tả, không những là mô tả kết cấu hình thể của vật thể, mà còn là mô tả ánh sáng, mô tả cảm giác không gian.
8. Hoàn thành điều chỉnh: Rất nhiều bạn đều cảm thấy ánh sáng nghịch không dễ nắm bắt. Thật ra, ánh sáng nghịch chẳng qua là nhìn thấy nhiều hơn nữa phần tối và phản quang của vật thể, mà chỉ nhìn thấy phần sáng vật thể có diện tích rất nhỏ. Vì vậy, phải mạnh dạn xử lý kết cấu "ảo" ở diện tích lớn. Duy trì độ sáng của phản quang và phần sáng, để khối hình học trông rất "thông thoáng"
- Hình trụ thập tử: Quan sát phân tích
1. Quan sát định vị: Xác định vị trí hình trụ thập tự theo trình tự ghi chú trong hình.
2. Lên hình: Đây là hình xuyên suốt của hai hình lập thể dài lớn nhỏ như nhau.
3. Tìm đường ranh giới sáng tối của khối hình học, và thể hiện bằng mặt quá độ.
4. Đây là một mặt khuất ánh sáng quan trọng hơn, vì màu đậm diện tích của mặt này có thể làm tôn thêm hình bóng mạnh liệt và kết cấu rắn chắc.
5. Tìm mối liên quan lớn: Kết hợp với phản quang vẽ bóng, để bức tranh trông liên tục (phân biệt độ sáng của hình bóng và phản quang nhỏ hơn).
6. Trải sắc điệu lớn: Kéo ra tỷ lệ vải nền và phần sáng khối hình học, đồng thời giảm yếu tỷ lệ vải nền và phần tối khối hình học, thậm chí có thể kết hợp lại để vẽ.
7. Đi sâu vào khắc họa: Đi sâu vào mô tả, làm mạnh kết cấu hình thể khối hình học.
8. Hoàn thành điều chỉnh: Điều chỉnh mối liên quan đen, trắng, xám của bức tranh, đi sâu vào khắc họa chi tiết.
- Hình quả cầu: Quan sát phân tích
1. Quan sát định vị: Xác định đường biên ngoài của khối hình học theo trình tự ghi chú trong hình, rồi tìm đúng vị trí "hình quả trám" bên trong.
2. Lên hình: Hoàn thành kết cấu bên trong khối hình học, với nguyên lý thấu thị kiểm tra có đúng không.
3. Tìm sáng tối: Căn cứ theo hướng nguồn sáng, và kết cấu hình quả cầu tìm hình bóng và đường ranh giới sáng tối của khối hình học, hình thành cảm giác hình thể sáng láng hơn.
4. Thông qua trải sắc điệu vải nền môi trường làm tôn thêm bên ngoài của khối hình học.
5. Kết hợp với cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian của bức tranh, tận dụng cảm giác chiều sâu trên không gian vải nền, càng làm nổi bật hơn vị trí chủ thể của khối hình học.
6. Trải sắc điệu lớn: Có thể vẽ vài đường vân vải ở chỗ gần, làm sinh động thêm cho bức tranh.
7. Đi sâu vào khắc họa: Đi sâu vào mô tả, vẽ đường nét dài của vải nền bằng tỷ lệ đường nét ngắn của khối hình học, thể hiện mối liên quan "bắt thả" của bức tranh.
8. Hoàn thành điều chỉnh: Thành công của bức tranh này ở chỗ tác giả không chỉ nắm bắt mối liên quan thực ảo, của bức tranh, bản chất của khối hình học, tác giả còn độ sáng của mỗi một mặt đều khác nhau, tăng thêm tầng lớp của bức tranh.
- Hình khối cầu đa diện: Quan sát phân tích
1. Quan sát định vị: Xác định vị trí của khối hình học theo trình tự ghi chú trong hình.
2. Lên hình: Đây là hình khối cầu đa diện cấu thành từ 12 mặt, mỗi mặt 5 cạnh bằng nhau.
3. Tìm mối liên quan sáng tối: Tìm đường ranh giới sáng tối của khối hình học, và thể hiện bằng mặt quá độ.
4. Trải sắc điệu: Cảm giác ánh sáng bán nghịch khó vẽ hơn, nhờ tỷ lệ bối cảnh, có thể dễ dàng đạt được mục đích.
5. Vẽ mối liên quan không gian: Muốn vẽ ra cảm giác không gian của bức tranh, thì phải làm cho "gần thực xa ảo".
6. Đi sâu vào mô tả hình thể, kèm theo khắc họa chi tiết.
7. Đi sâu vào khắc họa: Đi sâu vào mô tả, không chỉ là mô tả kết cấu hình thể của vật thể, còn là mô tả ánh sáng và mô tả cảm giác không gian.
\
8. Hoàn thành điều chỉnh: Chúng ta có thể lý giải khối hình học này thành một bề mặt hình quả cầu bị cắt 12 nhát dao. Cho nên khi vẽ khối hình học này, phải ký giải nó thành hình quả cầu để mô tả.
- Hình trụ tròn vát góc: Quan sát phân tích
1. Quan sát định vị: Xác định đường biên ngoài của khối hình học theo trình tự ghi chú trong hình. Xác định cả bức tranh là hình thức phác họa cân bằng hơn.
2. Tìm đúng mối liên quan tỷ lệ dài ngắn và độ ngheieng của các đường cạnh, hoàn thành kết cấu hình thể của khối hình học.
3. Tìm mối liên quan sáng tối: Căn cứ theo hướng nguồn sáng tìm bóng và đường ranh giới sáng tối của khối hình học, thể hiện bằng mặt quá độ.
4. Đi sâu vào mô tả hình thể hình trụ tròn vát góc, thể hiện mặt hình cung tròn cũng phải có mối liên quan mặt rõ ràng, mới có thể thể hiện bản chất bền chắc.
5. Kết hợp với cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian của bức tranh, tận dụng cảm giác chiều sâu trên không gian vải nền, càng làm nổi bật hơn vị trí chủ thể của hình trụ lục giác. Chú ý phân biệt độ sáng của cao mặt khối hình học.
6. Tận dụng tỷ lệ độ sáng (gần mãnh liệt, xa suy yếu) và sự biến hóa thực ảo (gần thực xa ảo) tạo cảm giác không gian bức tranh.
7. Đi sâu vào mô tả, tăng cường cảm giác hình thể của khối hình học.
8. Hoàn thành điều chỉnh: Đây là một nhóm tĩnh vật mỗi nhóm chỉ có hai khối hình học. Hai khối hình học tuy to nhỏ gần như nhau, nhưng một cái là tạo hình đường thẳng bền chắc, một cái là tạo hình đường cong tròn trơn, đều cho người ta mỹ cảm về hình thức.
- Khối hình học: Quan sát phân tích
1. Quan sát định vị: Xác định vị trí của khối hình học theo trình tự ghi chú trong hình.
2. Lên hình: So sánh, chia cắt nhiều lần, vừa phải chú trọng tính chính xác của mỗi một khối hình học, vừa phải tìm đúng mối liên quan vị trí và to nhỏ của khối hình học.
3.Tìm mối liên quan sáng tối: Tìm bóng và đường ranh giới sáng tối của khối hình học, và thể hiện bằng mặt quá độ.
4. Không được chỉ vẽ khối hình học, cũng không được chỉ vẽ vải nền. Phải kết hợp hai cái lại, mới có thể hình thành bức tranh đồng nhất.
5. Phân tích của khối hình tròn rất tế nhị, là trọng điểm của khắc họa.
6. Tìm không gian lớn: Tăng cường so sánh khối hình học và vải nền cảnh nền, tạo cảm giác không gian của bức tranh.
7. Bắt đầu từ khối hình tròn đi sâu vào mô tả, tăng cường cảm giác hình thể khối hình học.
8. Hoàn thành điều chỉnh: Điều chỉnh mối liên quan so sánh sáng tối và mối liên quan không gian của bức tranh, đi sâu vào khắc họa chi tiết. Bức tranh tốt không những có thể thu hút người xem trên chỉnh thể, còn có chi tiết làm người ta rung động.
- Khối hình học: Quan sát phân tích
1. Quan sát định vị: Xác định vị trí của ba khối hình học, chú ý mối liên quan vị trí và tỷ lệ to nhỏ của các khối hình học.
2. Lên hình: So sánh, chia cắt nhiều lần, hoàn thành phác họa.
3. Tìm hình bóng và đường ranh giới sáng tối của khối hình học, và thể hiện bằng mặt quá độ, kết hợp cảnh nền làm tôn thêm hình khối tròn.
4. Phân biệt phần tối và phần sáng của hình chóp.
5. Trải sắc điệu: Khi vẽ bức tranh được hình thành bởi nhiều khối hình học phải có chọn lựa, trọng điểm khắc họa vật thể chính và vật thể gần đó.
6. Trước sau phải nhớ một điều, trong phác họa ánh sáng, tất cả kết cấu hình thể và mối liên quan không gian đều được hoàn thành thông qua so sánh sáng tối.
7. Đi sâu vào khắc họa: Đối với mô tả khối hình tròn là trọng điểm của tác phẩm này.
8. Hoàn thành điều chỉnh: Điều chỉnh mối liên quan so sánh sáng tối và mối liên quan không gian của bức tranh, đi sâu vào khắc họa chi tiết. Giao nhau vào đường vân vải lên xuống của hai mảnh vải nền đã tăng cường tiết tấu bức tranh, cũng có nhiều lợi ích đối với tạo chiều sâu không gian.
>>> Bài tập Khối hình học (Phần 1)