Không gian dương và không gian âm

Trước khi vẽ phác, bạn cần biết phải quan sát mẫu như thế nào. Đường viền (contour lines) được hình thành tại điểm giao giữa không gian và cạnh của vật mẫu. Đường viền có thể bao quanh toàn bộ vật thể hoặc một phần của vật thể. Vẽ phác là vẽ theo từng đường viền của mẫu để xác định hình dạng. Hình dạng (Shapes) là đường viền của vật. Một số hình dạng cơ bản như hình tròn, hình oval, hình vuông, hình chữ nhật…

Học quan sát hình dạng của không gian dương và âm giúp bạn có thể nhìn thấy và phác thảo hình dạng của mẫu bất kì. Không gian dương (positive space) là không gian trên bức vẽ chứa vật. Không gian âm (negative space) có thể xem như nền xung quanh hay đằng sau vật. Chỗ giao giữa không gian dương và âm cũng chính là chổ đường viền bạn cần vẽ.

Bằng cách quan sát kích tthước và hình dạng của không gian dương và âm, bạn có thể thể hiện chính xác tỉ lệ giữa từng phần với nhau.

khong gian 1

So sánh hình mẫu cây nến hình vịt với hình vẽ phác bên cạnh, quan sát thấy rằng đường viền được tạo thành từ rất nhiều hình khác nhau. Đồng thời cũng lưu ý thấy đầu vịt có kích thước khá nhỏ so với kích thước cơ thể vịt. Còn nữa, chiều dọc đầu (A) gần bằng chiều dọc cơ thể (B).

Tìm đường viền

Hình vẽ trong phần này nhằm giúp bạn sử dụng không gian dương và âm để phác thảo. Sau nhiều lần tập, kỹ thuật vẽ của bạn sẽ cải thiện, giúp bạn tự động thấy đường viền. Khi đó bạn có thể vẽ chính xác mà không cần thực hiện theo từng bước.

Không gian dương và âm thường mang hình dạng đặc thù, và vừa khít với nhau như mảnh xếp hình. Xem hình dạng đầu cậu bé trong hình (không gian dương) ở hình 3 như một mảnh xếp hình. Sử dụng trí tưởng tượng đặt hình đó vào chổ trống (chổ màu trắng) ở giữa không gian âm trong hình 4 (như ghép mảnh xếp hình và chổ trống). Đường viền nằm ở chổ giao giữa hai không gian (hình 5).

khong gian 2

Chúng ta cũng biểu diễn các bộ phận trên gương mặt cậu bé bằng cách quan sát hình dạng và kích thước của các không gian dương và âm. Xem như phần không gian trống (trên đầu) quan các bộ phận là không gian âm (hình 6) và các bộ phận là không gian dương (hình 7)

Đối chiếu kích thước và hình dạng các bộ phận với nhau. Ví dụ chiều dọc của phần không gian âm từ chân mày đến đỉnh đầu dài gần bằng phần không gian âm từ chân mày đến cằm. Từ đó, bạn có thể thấy chân mày (không gian dương) cần được vẽ ở khoảng giữa đầu.

Nếu lấy bề ngang của một mắt làm đơn vị đo thì gương mặt rộng khoảng 5 lần mắt. Nói cách khác, có thể đặt một con mắt vào khoảng không gian âm giữa hai con mắt. Cũng có thể đặt mũi vào chổ đó vì nó có bề ngang bằng khoảng 1 lần mắt.

Trong hình 8, các đường giao giữa không gian dương và âm cũng chinh là đường viền của chân mày, mũi, mắt và tàn nhan. Lưu ý rằng tôi đã thêm chi tiết cho mắt.

khong gian 3

Đặt từng phần vào không gian vẽ

Không gian vẽ (drawing space còn gọi là drawing surface hay drawing format) là một chổ có chu vi cụ thể mà bạn sẽ biểu diễn tranh lên. Nó có thể có hình dạng theo sổ vẽ, giấy bạn vẽ hay bất kì hình thù nào theo ý bạn.

Trong hình 9, hình con cá là không gian dương còn không gian xung quanh nó là không gian âm (hình 10). Quan sát đường viền của con cá (hình 11), bạn có thể tưởng tượng hình dạng này trong một không gian vẽ hình vuông.

Lưu ý rằng không có phần nào của con cá chạm mép không gian vẽ, do đó trông nó có vẻ như đang lơ lửng (hay đang bơi)

khong gian 4

Bông hoa (không gian dương) được vẽ trong một không gian vẽ hình chữ nhật (hình 12). Không gian âm (cũng nằm trong hình chữ nhật) bao quanh bông hoa (hình 13)

Quan sát thấy cuốn hoa mọc từ mép đáy hình chữ nhật lên, do đó, bông hoa có vẻ bám chắt trong không gian, trái với trạng thái lơ lửng của con cá.

khong gian 5

Từ quan sát tới phác thảo

Trong phần này, đầu tiên tôi sẽ ôn lại quá trình ước chừng hình dạng tổng thể của vật bằng cách quan sát không gian dương và không gian âm rồi từ từ chỉ cho bạn cách phác thảo đúng tỷ lệ từng phần của một đối tượng bằng cách quan sát và ước tính các không gian. Tôi biểu diễn quá trình này bằng ảnh mẫu chụp một con thiên nga. Tuy nhiên, lưu ý rằng  quá trình này có thể áp dụng lên bất kỳ mẫu nào.

Bạn có thể thấy đường viền hình dạng tổng thể của con thiên nga (và từng phần của nó) trong 2 bước:

- Nghiên cứu bức ảnh cho đến khi bạn có thể nhận diện mục tiêu (không gian dương).

- Những thứ khác trong bức ảnh đều xem như không gian âm.

- Xem xét hình dạng và kích thước của không gian dương và không gian âm, và ghép chúng lại để xác định vị trí đường viền.

Khi đã quen, hai bước trên sẽ hoàn toàn tự động đến mức bạn chẳng còn biết nó đang diễn ra!

Quan sát không gian và đường nét trong bức vẽ theo phong cách hoạt hình khá đơn giản, tuy nhiên, một mẫu thật (real life subject) có thể khiến bạn thấy đáng ngại. Không may, không thể cho một con thiên nga thật vào bài này được vì thế tôi đã chuẩn bị ảnh chụp của một con thiên nga.

khong gian 6
biểu diễn cách tôi chia bức ảnh thành 
không gian dương (con thiên nga)
và không gian âm (phần nền)

khong gian 6
Hình này cho thấy đường viền tổng thể của con thiên nga.

Khi tôi có thể chỉ ra phần nào trên bức ảnh là con thiên nga còn phần nào là nền, tôi có thể bắt đầu vẽ phác.

Hầu hết cách phần của vật đều có thể chia thành các hình cơ bản như hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông, hay hình tròn. Tuy nhiên, hình dạng thực cùa vật hiếm khi nào giống y hệt những hình cơ bản. Do đó, dù tôi có dùng những từ như là hình chữ nhật, hình tròn, hay hình tam giác thì hãy nhớ rằng chỉ là tương đối thôi.

Ngoài để phân biệt mẫu với nền, đường viền cũng có tác dụng phân chia các phần của mẫu với nhau. Tóm lại, đường viền cơ bản của con thiên nga được biểu diễn bằng hình vẽ phác 4 bộ phận chính của nó là mình, cổ, đầu và mỏ. Trong phần này, hình vẽ sẽ giúp bạn hiểu quá trình kết nối 4 phần lại với nhau để vẽ phác con thiên nga.

khong gian 8

Hình đầu tiên tôi thấy trong ảnh là cái mình thiên nga trông như quả trứng. Tôi xem như hình quả trứng là không gian dương và mọi thứ khác đều là không gian âm.

Các không gian giúp chúng ta xác định vị trí của đường viền. Trong lúc tôi xem xét mối quan hệ giữa không gian âm, không gian dương và không gian vẽ, tôi nhận thấy những điều sau:

+ Chiều dọc của không gian âm bên trên hình trứng (AA) bằng 2 lần chiều ngang không gian âm bên trái (A).

+ Chiều ngang không gian âm bên trái (A) rộng hơn không gian âm bên phải (B) một chút.

+ Chiều ngang của không gian âm bên phải (B) bằng với chiều dọc của không gian âm bên dưới hình trứng (B).

Bằng tất cả thông tin mà tôi thấy, giờ tôi biết nên vẽ phác đường viền mình thiên nga ở đâu trong không gian vẽ của mình. 

Mục đích của tôi khi cho bạn xem các hình ảnh mô tả các không gian là để bạn mường tượng được hình ảnh trong đầu tôi khi tôi vẽ. Thông thường khi nhìn vật mẫu, tôi chỉ tưởng tượng không gian âm chú không tưởng tượng một loạt các không gian vẽ.

khong gian 8

Tôi lại nhìn ảnh để xác định vị trí đường viền cổ thiên nga. Về cơ bản, cổ nó trông giống như một hình chữ nhật. Bây giờ chúng ta sẽ xem như nó là không gian dương và tất cả những phần còn lại đều là không gian âm.

khong gian 10

Trong hình 22, không gian âm xung quanh mình màu đen, còn cái mình (giờ đã được xem như không gian âm) màu xám. Chú ý những điều dưới đây khi quan sát hai bức ảnh bên:

+ Phần trên của cổ (1) nhô ra ngoài không gian âm một chút.

+ Càng xuống dưới phần giữa của cổ (2) càng to ra.

+ Bên trái của phần giữa của  cổ có một phần không gian âm nhỏ xíu (4), và bên phải của phần giữa có một phần không gian âm lớn (5).

+ Phần dưới của của cái cổ (3) nhô ra không gian âm bên dưới một chút.

+ Phần không gian âm nằm bên phải phần cổ giữa (5) xấp xỉ bằng 2/3 tổng chiều ngang cái mình.

Hình dưới là bức vẽ phác thêm cái cổ. So sánh 3 bức hình để hiểu rõ hơn cách quan sát không gian để giúp phác thảo chính xác.

Khi tôi quan sát cái đầu, tôi thấy nó là một hình tròn. Chú ý nhìn kỹ phần không gian âm (hình 24), tôi thấy hình tròn này có chiều dọc gần bằng phần trên cổ (1) và chiều ngang phần cổ phía dưới (2). Đồng thời cái đầu đầu hơi nghiêng một chút về phía bên trái. Giờ tôi đã biết nên vẽ đầu ở đâu và kích thước của nó, tôi sẽ vẽ phác thêm nó vào bức vẽ (hình 25).

khong gian 11

khong gian 12

Cái mỏ tuy khá nhỏ nhưng rất quan trọng. Hình dạng tổng thể của cái mỏ trông khá giống hình thoi (hình 01-30). Khi tôi chia hình thoi thành 2 hình tam giác. Hình tam giác nhỏ là phần nằm trong đầu thiên nga còn hình tam giác lớn là phần nhô khỏi gương mặt.

Tôi xem hình thoi là không gian dương 

Các bước cuối cùng

Khi đã có bức vẽ phác chính xác, niềm vui thật sự khi vẽ bắt đầu. Các quá trình cơ bản để biến bức vẽ phác thành bức vẽ hoàn chỉnh của tôi như sau:

- Nhẹ nhàng vỗ lên bức vẽ phác bằng tẩy để đường vẽ phác nhạt bớt chỉ để vừa đủ thấy đường vẽ phác (hình 26).

- Sau khi quan sát kỹ ảnhtôi dùng một cây bút chì mới chuốt để chuyển hình dạng cơ bản của thiên nga thành hình đường viền (hình 27).

- Sau đó tôi sẽ viền những chi tiết phức tạp trên lông, cánh, mặt và đuôi cũng như bóng phản chiếu trên nước.

- Tôi dùng nhiều loại bút chì và kỹ thuật vẽ để đánh bóng thiên nga, mặt nước và bóng phản chiếu trên mặt nước.

Đáng bóng (shading) là quá trình thêm các mảng sáng tối lên bức vẽ để tạo nên hình dạng ảo và không gian ba chiều. Hãy quan sát các hình dạng được tạo nên nhờ đánh bóng trên bước vẽ hoàn thiện (hình 28).

khong gian 13

>>> Ánh sáng và hình khối trong không gian

>>> Hình khối không gian - Hình đa hướng

0976984729