Ánh sáng và hình khối trong không gian
Một số không nhỏ các sinh viên sau khi đã ra trường và đã trở thành họa sĩ, cán bộ nghệ thuật, vẫn chưa có được một cái nhìn tổng quát, có sơ sở khoa học và tâm lý để nhận xét sự vật về phương diện thẩm mỹ. Do đó khi sáng tạo cũng như khi nhận xét thường bộc lộ, những nhược điểm, thiếu sót đáng tiếc vì vậy việc cố gắng để trang bị một cách có hệ thống, dù chưa được sâu sắc cũng rất cần thiết đồi với mỗi học sinh khi còn ở trong trường, việc giảng dạy hay học tập không thể tùy tiện, cảm tính, thiếu tính khoa học và hệ thống mà lại có kết qủa tốt được.
1- Nguyên tắc của sự nhìn thấy :
Chúng ta có thể nhìn thấy được trước hết là nhờ có mắt. Mắt được cấu tạo tương đương như một cái máy ảnh về mặt vật lý và một hệ thống điều khiển tự động của hệ thống giây thần kinh thị giác nối liền với trung khu tương ứng của nó trong não.Những hình ảnh bên ngoài thông qua hệ thống thần kinh thủy tinh thể, được điều chỉnh một cách tự động với rồi in lên võng mạc. Nhờ một hệ thống giây thần kinh báo tín hiệu cho trung khu thị giác làm cho ta biết hình ảnh của sự vật. Như vậy là trong lĩnh vực của sự nhìn thấy phải có 2 yếu tố chủ quan phải tốt đó là con mắt ống kính máy ảnh của chúng ta và hệ thống giây thần kinh và hệ thống nhận thị cảm ở trung khu thị giác. Mất một trong hai khâu này ta không thể thấy được. Chúng ta được biết có những thương binh do sức ép của bom, hoặc bị chấn thương ở hệ thần kinh thị giác mắt vẫn như mắt người lành mà không nhìn thấy gì cả, hoặc cũng có người bị loạn thị, loạn sắc cũng không thể cho ta nhận xét đúng về sự vật được. Còn nếu hỏng ngay bản thân con mắt – chiếc máy ảnh thì không thấy được là tất nhiên rồi.
Tuy nhiên con mắt của chúng ta cũng rất hữu hạn về mặt tinh tường, nó chỉ có thể thấy được trong phạm vi ánh sáng nhất định, trong đêm tối như đêm 30 thì nó chịu không thấy gì được trong khi đó con giơi, con cú, hay con chuột vẫn có thể hoạt động thỏa mái, ánh sáng của tia hồng ngoại , ánh sáng của tia tử ngoại hầu như ở ngoài phạm vi nhìn của mắt người.
Vì vậy yếu tố khách quan để ta có thể nhìn thấy được chính là ánh sáng. Phạm vi có thể nhìn được bằng mắt người trong khoảng 400 đến 800 micromet, những bước sóng dài hơn hoặc ngắn hơn mắt người không nhìn thấy được. Trong phòng vẽ yêu cầu phải có đủ độ sáng từ 15 lx đến 20lx thì vẽ không hại mắt, nhất là sự làm việc như vậy kéo dài trong nhiều năm không thể không chú ý được. Ngoài ra ánh sáng hợp lý với công việc và sự thi nhận bình thường không phải giãn đồng tử quá mức hoặc co lại quá mức bảo đảm cho người học sinh không bị mỏi mắt, gây hứng thú và hiệu quả trong lao động. Tuy nhiên như ta biết, quan hệ giữa ánh sáng và tối là tương đối, chiếc đồng hồ có dạ quang ban ngày không hề thấy sáng, chiếc đèn đường quên tắt ban ngày cũng không thấy chiếu sáng như ban đêm, ánh trăng ban ngày dường như không nhận thấy những ngôi sao thì lặn đi hết ….. ta rút ra kết luận rằng con mắt của ta đo độ sáng không chính xác, nó thùa nhận là sáng hay tối trong mối tương quan nhất định giữa sáng và tối hay nói một cách nôm na trời càng tối thì nguồn sáng càng trở nên le lói và trong mối tương quan ấy hình khối càng rõ phía sáng càng sáng phía tối càng tối. Người thầy cần lợi dụng tính chất này để gây hiệu quả trong khi đặt mẫu, hoặc hướng dẫn học sinh tạo được nhiều sắc độ trong tranh mà không cần phải tô đen quá đáng hoặc có thể tạo nên ảo giác ngọn đèn điện chói sáng bằng chính mầu trắng hoặc của mầu vẽ bình thường.
Phương chiếu sáng cũng như môi trường ánh sáng trong không gian làm cho hình khối biến dạng và dưới con mắt của chúng ta : một người có thể trở nên to béo khác nhau dưới phương chiếu sáng khác nhau, một người có thể trở nên mềm mại dịu dàng dưới ánh trăng hoặc hình như rắn rỏi hốc hác dưới ánh nắng ban chưa.Phong cảnh núi rừng có thể trở nên rực rỡ dưới ánh nắng ban mai, hoặc cũng có thể trở nên âm u, huyền bí vào lúc hoàng hôn . Tất cả sự phong phú muôn mầu đó đều do ánh sáng mà ra cả . Người thầy có thể và cần phải nắm quy luật hình khối trong không gian bị chi phối bởi ánh sáng như thế nào để có thể chủ động lựa trọn phong cảnh bố trí mẫu cũng như hướng dẫn học sinh tạo ảo giác gây hiệu quả cho bài vẽ.
Kinh nghiệm cho thấy người thầy không vận dụng được những kiến thức này vào trong giảng dạy, học sinh thường rất lúng túng trước sự biến đổi của sự vật và thường là vẽ một cách thụ động, hoặc bịa không có cơ sở. Đặc biệt sau này khi dựng tranh thì thiếu sự hiểu biết và quan sát về mặt này sẽ gặp trở ngại không nhỏ.
2- Cái nhìn và qui luật thẩm mỹ:
Con cú có thể bay đi bắt mồi trong đêm tối. Con diều hâu có thể từ trên cao năm sáu trăm mét quan sát một cách tinh tường chú gà con dưới đất. Về mặt này mắt người không bằng. Nhưng cái nhìn ấy là cái nhìn theo quy luật sinh lý , theo nhu cầu kiếm mồi nuôi sống chúng .
Con chó có thể sủa ầm ỹ khi có người lạ và đặc biệt có kẻ dình mò quanh nhà. Còn khi thấy chủ nó đi xa về nó vẫy đuôi vui mừng quấn quýt quanh chủ. Nhưng cái nhìn ấy là cái nhìn theo quy luật tâm lý. Còn thưởng thức được vẻ đẹp trước một buổi bình minh rực rỡ , trước một bông hoa nở trên cành thì chỉ có con người mới có thể có được. Cái nhìn ấy là cái nhìn quy luật thẩm mỹ. Quy luật của cái nhìn thẩm mỹ đã được viện nghiên cứu khoa học thẩm mỹ của Liên Xô đưa vào chương trình nghiên cứu khoa học thẩm mỹ chương trình nghiên cứu và đã có những phần được xác minh bằng những dụng cụ thí nghiệm hiện đại.
Người ta mời một chàng trai vào phòng thí nghiệm ngồi trên ghế và nhìn trên màn ảnh. Trên màn ảnh xuất hiện một khuôn mặt cô gái, sau khoảng 10 phút màng ảnh tắt, đèn bật sáng. Cuộc thí nghiệm xong. Một loại tấm phim ghi được đường đi của mắt trên khuôn mặt cô gái trên màn ảnh. Đường đi ấy lượn đi lượn lại nhiều lần trên đôi mắt rồi đến đôi môi, chạy xung quanh khuôn mặt thành một đường viền nhiều nét. Tai , cổ được nhìn ít hơn, tóc ít hơn nữa.
Một thí nghiệm thứ hai. Trình tự cũng được tiến hành như vậy, nhưng là với khuôn mặt nhìn nghiêng của pho tượng nữ hoàng Nepheotiti vợ của Pharaong Amôn Khatiep ( chúng ta được biết trong một cuộc thi hoa hậu quốc tế khuôn mặt nhìn nghiêng của Nephetiti được lấy làm mẫu, khuôn mặt của cô gái nào in khít vào khuôn mặt của Nephetiti thì được coi là người đẹp nhất thế giới ). Sau khi xem một loại phim thì thấy đường đi của mắt chạy đi chạy lại rất nhiều lần theo đường viền trán, mũi, cằm, cổ, phía trên trán và phần đầu bị gãy ngang chỗ đặt vương niệm thì rất ít được nhìn. Tai, mắt được nhìn ít hơn.
Như vậy đứng về mặt thẩm mỹ mà nói thì những nơi nào đẹp, sinh động được con người chú ý hơn ví dụ như đôi mắt của cô gái, đôi môi xinh, chiếc mũi dọc dừa, khuôn mặt của cô gái được người xem chú ý nhiều hơn các bộ phận khác. Nhưng trong bức tượng chân dung Nê phê ti ti thì đẹp nhất là đường viền nhìn nghiêng thanh tú của khuôn mặt với cái cổ dài, phần này được người xem chú ý hơn cả, Những con mắt của pho tượng thì lại không được chý ý nhiều như đôi mắt của cô gái vì đôi mắt ấy không còn sống động hoặc dịu dàng như đôi mắt của cô gái trong ảnh nữa.
Từ những thí nghiệm ấy và các công trình nghiên cứu khác người ta đi đến kết luận rằng :
Mắt người nhìn theo sự chọn lọc thẩm mỹ của mình. Sự chú ý nhiều hay ít là tùy theo giá trị thẩm mỹ của đối tượng.
Cũng từ đó chúng ta có thể đưa ra nhận xét rằng vẽ không phải là một sự ghi chép máy móc mà là những đường nét sấu, không tiêu biểu, ngẫu nhiên, chủ động nhấn mạnh, khuyech đại hóa những cái tiêu biểu cho bức họa.
Đây là một việc làm rất khó. Những học sinh có năng khiếu tức là có thị hiếu thẩm mỹ tinh tế có thể rút ra được những nét điển hình ít khó khăn hơn. Còn những học sinh khác thì rất vất vả và hầu như ít khi đạt được ý muốn, bởi vì dưới mắt họ mọi đường nét đều có giá trị như nhau họ không biết bỏ cái nào lấy cái nào, nên họ đành phải vẽ cả , đầy đủ , chi tiết hoạc đưa vào những nét ngẫu nhiên rời rạc, bức hình trở nên nặng nề phẳng lặng, hoặc nhạt nhẽo vô vị, hoặc rời rạc ngớ ngẩn. Vì vậy khó khăn đến mấy người thầy người thầy không nên để cho học trò của mình tùy tiện trong vấn đề này mà phải khổ công nhận xét và rèn luyện, bởi vì chính đây là ngưỡng cửa để bước vào hoặc ra khỏi tòa lâu đài nghệ thuật.
Chúng ta biết rằng giá trị của một bản vẽ hình họa, hoặc một bức tranh phải kết hợp được hai yếu tố là cơ sở khoa học và tính thẩm mỹ.
Không có cơ sở khoa học, không xuất phát từ một điểm tựa trong cuộc sống chắt lọc ra thì thường dẫn đến tình trạng hời hợt chung chung hoặc chau chuốt cái vẻ ngoài nông cạn, hoặc trí ít thì cũng sáng tạo một cách chủ quan tùy tiện. May mắm thì gây được sự hấp dẫn nhất thời, không lắng đọng được điều gì đáng kể cho người xem.
Hoặc ngược lại thiếu tính thẩm mỹ tức là thiếu sự suy nghĩ. Nhận xét chắt lọc một cách sáng tạo từ đối tượng ra, bố cục tồi nhịp điệu hài hòa kém thì bức vẽ cũng sẽ kém hấp dẫn, không gây được xúc động thẩm mỹ cho người xem. Và như vậy ngay cả bản thân người vẽ cũng sẽ không thể nâng dần trình độ của mình lên được.
3 – Bố trí mẫu vẽ :
Mẫu vẽ đẹp là cơ sở cho một bức vẽ đẹp. không có mẫu đẹp khó tạo ra được những bức vẽ đẹp.Mẫu vẽ đẹp không chỉ là khuôn mặt sinh đẹp mà điều quan trọng là có thân hình cân đối, hình khối rõ, tạo nên được những dáng đẹp ngoài ra mẫu vẽ đẹp là những mẫu đáp ứng được với yêu cầu huấn luyện của bài vẽ, nội dung cũng như hình thức. Ví dụ cần một mẫu vẽ là một ngư dân thì có thể một anh chàng da trắng thân hình mảnh khảnh khó mà đáp ứng đượ. Cần miêu tả một thanh niên sinh viên thì một anh chàng béo phị, bụng phệ cũng không thể nào đáp ứng được. Cần miêu tả một nữ diễn viên ba lê mà lại dùng một bà mặt vuông chữ điền , chân , tay ngắn ngủn thì cũng không thể được. Nhung trước hết mẫu thường dùng chủ yếu là cho các bài tập hình họa cơ bản mà mục đích của nó là biết dựng hình, biết diễn tả một cách có phương pháp trước các đối tượng khác nhau. Vì Vậy ngoài việc chọn mẫu đẹp và thích hợp với nội dung huấn luyện còn một điều quan trọng nữa là bố trí mẫu vẽ.
Yêu cầu chung cho việc bố trí mẫu vẽ, trước hết là bố trí ánh sáng cho thích hợp. không nên bố trí mẫu dưới ánh sáng lờ mờ, chạng vạng , hoặc nói chung là tối quá vì học sinh rất khó phân biệt được chuyển tiếp của hình khối cũng như kết cấu chung của chúng. Cũng không nên bố trí mẫu dưới ánh sáng gắt quá. Ánh sáng tối quá làm dần hỏng mắt của học sinh, ngược lai ánh sáng, sáng quá cũng vậy. Ánh sáng của khu vực sáng của mẫu không nên sáng quá 20 lux. Thiếu ánh sáng thì hình khối của mẫu không rõ , khó vẽ. Nhưng thùa ánh sáng quá, những độ chuyển tiếp tế nhị và phong phú trên mẫu vẽ bị mất đi do mặt ta bị tính chất đối lập quá mạnh, của ánh sáng và tối mà không thể nhận thấy được . Bởi vậy việc bố trí mẫu phải làm sao để cso được những diện sáng và tối dứt khoát để dễ nhận xét các diện lớn của hình, đồng thời ở phần sáng cũng như tối vẫn còn thấy được độ chuyển tiếp trung gian, khiến cho các mảng không bị trơ cứng. Chúng ta có thể hiểu rất rõ điều này khi điều chỉnh núm điều chỉnh tương phản trên máy thu hình : nếu độ tương phản quá ít thì hình bị mờ nhạt khó xem, nếu độ tương phản mạnh quá thì hình bị đơn điệu, cứng ngắc khó chịu, chỉ để độ tương phản vừa phải là dễ xem và hình đẹp.
Đó là yêu cầu chung về ánh sáng. Tuy nhiên ở đây cần nhấn mạnh một điều là bố trí mẫu cho bài tập huấn luyện cơ bản đừng nhầm với những yêu cầu đực biệt của sáng tác.
Bố trí mẫu tức là người thầy đã có bố cục sẵn, đã tạo sãn hiệu quả để cho người học sinh tạo dựng tiếp nên bài vẽ đạt yêu cầu. Nếu người thầy không đặc biệt chú ý trong khâu này, bài vẽ của học sinh sẽ rất vất vả, mà yêu cầu cơ bản cũng không đạt được. Đối với mẫu là hình khối cơ bản thì phải chú ý tới sự phân bố các mảng trên một tờ giấy song song với việc bố trí các chiều , hướng để tạo nên được một bố cục cân đối, không bị lệch do đậm nhạt tạo nên, có được sự hài hòa trong thể đối lập của các đường nét và cso được chiều sâu của không gian. Đặc biết là ba sắc độ phải rõ, độ phản quang có thể phận biệt được, bóng ngả, bóng bản thân in đủ độ đậm và thấy rõ hình của chúng.
Bố trí mẫu là hình khối cơ bản thường là những bài tập vỡ lòng chưa yêu cầu bố trí ánh sáng phức tạp và quá nhiều sắc độ mà cố gắng sao cho đơn giản và cô đọng dễ hiểu, dễ vẽ, là bố trí mẫu đạt yêu cầu.
Đối với mẫu vẽ là tĩnh vật, yêu cầu về cơ bản vẫn như với hình khối cơ bản, song ở đây đối tượng là các biến thể của các hình khối cơ bản do đó phức tạp hơn. Phức tạp hơn về hình khối cũng như phức tạp hơn về chất liệu bề mặt.Ví dụ một cái lọ vừa là khối trụ vừa là khối cầu vừa là khối chóp nón, mặt khác chất liệu không phải là một màu trắng đều của thạch cao mà là mầu nâu của gốm, mầu trắng của sứ, màu đỏ của sơn mài, cái chất nâu thắm của sơn then sơn mài đen , cái chất ram ráp của gốm, sành, cái chất mộc mạc của gỗ, cái chất óng ánh của kim loại, cái chất trong suốt cuat thủy tinh….. ở đây yêu cầu cơ bản là ứng dụng nhũng hiểu biết từ những hình khối phúc tạp trong thiên nhiên trong cuộc sống mà bước đầu là các thứ đồ dùng trong nhà. Yêu cầu thứ hai là tập tả chất, cũng đi từ những chất dễ đến chất khó nâng cao dần trình độ của người học sinh. Ví dụ : bước đầu nên vẽ thùng tôn, vại sành, hộp bìa cứng, thùng gỗ….. rồi đến lọ sứ , đồ gốm, sơn mài, vải thường ….. rồi đến thủy tinh đồ mạ kiền vàng bạc , nhung , voan….
Khi sắp xếp mẫu vẽ không nên chỉ sắp xếp theo hình khối hay yêu cầu diễn tả của bài tập là đủ. Ở đây người thầy cũng phải chú ý tới ý thức trong con người nghệ sĩ tương lai đối với cuộc sống và đồng thời gây hào hứng trong khi vẽ đó là việc bố trí mẫu phải theo chủ đề. Ví dụ ta bố trí mẫu vẽ là một cuốn sách khối lập phương, cái nồi khối cầu và cái lọ nước gội đầu khối trụ chẳng hạn. Về mặt phối hợp hình khối thì có thể được, nhưng đó lại là một bố cục có chủ đề hết sức lẩm cẩm, hài hước, không giúp gì được cho người học sinh khi vẽ song một bài tập của mình đạt được giá trị như một tiểu phẩm nghệ thuật. Ví dụ ta có thể bố trí cái hình tươi, cái bay xối đất và bộ đồ làm vườn hoặc có thể bố trí cái liễn vài củ hành vài quả cà chua , quả trứng và con c, trên bàn làm bếp, hoặc có thể bố trí vài cuốn sách lọ mực và đồ dùng văn phòng, hoặc có thể bố trí một cái đầu tượng bét- thô- ven, vài cuốn sách thơ và vài bông hồng hoặc bố trí theo chủ đề hoa quả, hải sản, sản phẩm mỹ nghệ thủ công….. Việc bố trí như vậy thường gây hào hứng cho học sinh trong khi vẽ và gây được xúc động thẩm mỹ ngay trong khi vẽ cũng như khi đã hoàn thành. Trong thực tế ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập rất nhiều.
Riêng về mẫu người ngoài vấn đề ánh sáng và những yêu cầu như mẫu tích còn có những yêu cầu khác nữa. mục đích của vẽ người là tìm hiểu cấu trúc hình khối và sự vận động của chúng trên cơ thể người về mặt khoa học cũng như về mặt thẩm mỹ để sau này khi phải làm nhiệm vụ sáng tác đã có được sự hiểu biết cơ bản không bị lúng túng, hoang mang trước tính đa dạng bà phức tạp của con người. Vì vậy trong nhà trường thường xuyên phải sử dụng mẫu khỏa thân để học sinh tập vẽ. Ta biết rất nhiều tranh trong các cuộc triển lãm, hình thể con người là một mớ bùng nhùng dưới nếp áo chỉ vì bản thân họa sĩ không nắm chắc được cấu trúc và sự vận động của cơ thể con người và biểu hiện chúng qua lớp áo quần ra sao.
Trong giai đoạn đầu thường là bố trí mẫu ngồi và để học sinh vẽ chân dung và sau đó là chân dung bán thân. Mẫu thường đặt cao hơn tầm mắt một chút để thấy được cổ, cằm , khớp vào đầu , mặt ngực vai như thế nào. Khi đặt mẫu nên để ánh sáng chếch khoảng 45* so với mặt và lệch một phía của mặt, Không nên đặt ánh sáng chính từ đỉnh đầu vì như vậy sẽ tạo nên nhiều hố đen trên mặt. Cũng không nên để ánh sáng chiếu thẳng vào mặt vì như vậy người mẫu sẽ nheo mắt lại khó vẽ, đồng thời ánh sáng bị trải đều cả hai phía mặt khác nhau tạo nên sự đăng đối nghèo nàn thiếu tính sinh động và phong phú cho mẫu. Nên đặt mẫu như thế nào đó để học sinh có thể vẽ dễ dàng và đẹp thế là đạt, trong đó cần chú ý đến mặt và cổ không nằm trên một trục mà phải có hướng khác nhau để tại được sự vận động của bố cục, hình không bị cứng đờ khó chịu . Ngoài ra cần chú ý nhiều tới ánh sáng phản quang – ánh sáng phản quang có nhiệm vụ làm cho hình khối nổi rõ hơn và làm cho hình trong hơn ở phía tối.
Khi đặt mẫu toàn thân thì điều cần chú ý trước hết là tính liên tục cảu đường vận động do các khối hình và đường nét cảu bố cục mẫu tạo nên, điều này đòi hỏi người thầy phải có kinh nghiệm và có cái nhìn nhạy bén về mặt thẩm mỹ. Tránh bố cục mẫu tạo thành nhiều hốc tối ngẫu nhiên. Chú ý tới cách đặt bàn tay , các ngón tay, bàn chân, các khớp gối, vai , khủy cho dứt khoát rõ ràng, tạo nên được các mảng khối mạnh và khỏe và có nhiệm vụ như là một mốc trên đường biên giới. Nói chung, phải cố gắng vận dụng khoa học giải phẫu để tạo nên một bố cục đẹp cho học sinh vẽ.
Ngoài mẫu người và tĩnh vật, trong trương trình còn có vẽ không gian trong kiến trúc, tức là tập diễn tả môi trường sinh hoạt và làm việc trong nhà của con người. Đối tượng vẽ có thể là một góc phòng ở hoặc làm việc, một phân xưởng, một góc bảo tàng……
Yêu cầu của bài học là tập cho học sinh biết cách nhận xét và diễn tả không gian bên trong của kiến trúc , đó là một môi trường sau này. Khi sáng tác phải thường đề cặp tới. Trong bài tập v ẽ n gười học sinh thường phải vận dụng tới kiến thức về giải phẫu học thì trong loại bài tập vẽ trong nhà này thì học sinh phải vận dụng tốt kiến thức về luật phối cảnh. Không nắm vững kiến thức phân loại này không thể diễn tả đúng được không gian , vị trí của các đối tượng miêu tả. Ngoài luật phối cảnh người thầy cũng cần phải phân tích cho học sinh thấy không khí và ánh sáng ngoài trời, ánh sáng ở đây mềm mại hơn, bóng tối sâu hơn và êm hơn, độ phản quang và ảnh hưởng sắc độ lẫn nhau trong một mối quan hệ chồng chéo và phúc tạp. Một danh họa đã nói “ khi nào biết diễn tả bóng tối thì có thể coi như là đã nắm được kỹ thuật hội họa “. Điều đó trong thức tế rất đúng, vì không nắm được kỹ thuật hội họa thì không thể diễn tả cái không khí mềm mại sâu thẳm mà lại trong xốp của bóng tối được. Vẽ không gian nội thất là những bài tập khó chỉ nên để vào năm thứ 3 trở ra, hơn nữa về phương pháp bao giờ cũng nên cho bài tập đi từ dễ đến khó, không nên cho vẽ ngay không gian nội thất phức tạp và có ánh sáng từ nhiều hướng và cường độ khác nhau, học sinh không vẽ được sẽ chán nản tiêu cực trong học tập. Nhân đây cũng xin nêu lên một nguyên tắc sư phạm mà người thầy phải chý ý. Nếu bài tập có yêu cầu cao quá học sinh không thể đạt được sẽ gây tâm lý tự ty, hoang mang sinh ra lo lắng chán nản. Ngược lại bài tập có yêu cầu thấp quá học sinh không cần cố gắng cũng làm được sẽ không kích thích được sự ham muốn nghiên cứu học tập , sinh ra uể oải , trì trệ, chán học. Vì vậy làm thế nào để bài tập luôn luôn ở độ cao mà học sinh phải tập trunng trí tuệ của mình mới đạt được, bài tập như vậy là có tính sư phạm.
Vẽ trong nhà tuy đã khó nhưng dù sao đó vẫn là mẫu tĩnh. Vẽ phong cảnh, cảnh vật bên ngoài là mẫu động. Động vì nhiều lẽ, người, xe, tàu, thuyền, luôn di chuyển ánh sáng và không khí luôn luôn thay đổi trong ngày, và do đó hình khối tương quan đậm nhạt cũng thay đổi theo. Vì vầy cần phải có sự làm quen dần từ dễ đến khó bài đầu tiên cho học sinh vẽ một vài loại cây có hình khối khác nhau có kết hợp với một góc kiến trúc bên ngoài ít bị chi phối với ánh sáng. Sau đó tiến tới vẽ một kiến trúc và có cây cối ao hồ có điểm vài người cho vui mắt. Dần dần mới vẽ đến phong cảnh sinh hoát đường phố, bến tàu xe , cảng …..
Không bao giờ để học sinh vẽ một bài vẽ phong cảnh suốt từ sáng đến chiều, mà nên hướng dẫn học sinh vẽ vào những giờ nhất định trong ngày để đảm bảo sự ổn định về ánh sáng không khí và hình khối của đối tượng ,miêu tả. Ví dụ có thể miêu tả phong cảnh đường phố vào lúc sáng sớm từ lúc có tia nắng đầu tiên tới khi mặt trời lên một con sào hoặc chiếu chếch một góc 30* so với mặt đất, hoặc vào khoảng 8h sáng. Người học sinh vẽ tất cả độ 2h , không khí ban mai vẫn còn bao trùm trên đường phố, góc độ ánh sáng chứ thay đổi bao nhiêu, cảnh vật bao chùm một không khí màu lam mềm mại, một vài vật sáng viền trên các lùm cây, mảng tường, trên các mái nhà, ánh sáng rực rỡ, không khí trong trẻo.
Cũng có thể vẽ chính phong cảnh ấy trong một không khí khác tức là từ 8h đến 10h sáng . Ánh nắng chiếu trực tiếp và chói chang trên khắp bề mặt của đường phố mái nhà, bóng tối không còn nữa, không khí đa có nhiều bịu bặm nên đã chuyển sắc và không còn êm dịu như buổi sáng sớm nữa, giữa chỗ nắng và bóng râm là một tương phản gay gắt, độ tương phản cực lớn các sắc thái bị biến hết chỉ còn những mảng sáng tối đơn điệu. Trong điều kiện như vậy học sinh rất khó phát hiện ra được cái đẹp trong đó và thường vẽ với hiệu quả của một lúc tranh khô cứng và nghèo nàn.
Cũng có thể bố trí để học sinh vẽ từ 3h đến 5h chiều mà chủ yếu là từ 4 đến 5h vì lúc đầu phải mất một tiếng để phác bố cục và sơ bộ lên hình rồi. Không khí vào lúc này thường là đục vì bụi bặm và hơi nước bốc lên bao phủ lấy không gian của thành phố làm cho phong cảnh nhuộm sắc thái khác hẳn với ánh sáng ban mai.
Trên đây là những ví dụ về thời gian trong ngày của phong cảnh đường phố vào mùa hè. Còn về các mùa khác nhau vì vậy đòi hỏi người thầy phải có sự nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể để người học sinh không bị xa vào giải quyết những nhiệm vụ mà không sao hiểu và giải quyết được.
Việc bố trí mẫu, hoặc đối tượng tập vẽ nên căn cứ vào chương trình đào tạo cho từng hệ mà bố trí ở mức độ cho thích hợp không nên áp dụng một cách máy móc và cũng không nên tùy tiện. Trong việc này trình độ, vai trò của người thầy rất quan trọng . Vì vậy nhà trường nên chú ý bồi dưỡng năng lực nhận xét, phương pháp sư phạm và trình độ chuyên môn cho các thầy giáo, để từ đó tác động tích cực vào tiến bộ và chất lượng đào tạo trong nhà trường.