Vẽ vật thực tĩnh vật màu sắc – Hũ sứ và bánh mỳ

* Phân tích màu sắc:

1. Màu sắc nguồn sáng: sáng phần trên bên trái (nghiêng về vàng lạnh).

2. Không khí môi trường chỉnh thể là vàng nóng.

3. Độ sáng màu sắc cao hơn.

 

hu su va banh my 1

1. Hiệu quả phần sáng phản quang màu vàng chanh.

2. Mặt tối vải lót xám xanh.

3. Phần sáng nghiêng về màu vàng đất.

4. Phần tối nghiêng về màu xanh.

5. Mặt sáng nghiêng về màu đỏ.

6. Mặt tối nghiêng về xám xanh lạnh.

7. Sáng cảnh nền nghiêng về xanh ô liu.

8. Phản quang hiện xám tím.

9. Hiệu quả mặt tối màu xanh.

10. Hiệu quả mặt sáng màu đỏ đất.

11. Phần tối nghiêng về xanh đen.

12. Phần sáng nghiêng về tím đỏ.

hu su va banh my 2
Hũ sứ và bánh mỳ

 

hu su va banh my 3

- Cục bộ 1:

Tiến hành vẽ hũ sứ bằng bút pháp chồng chéo từng lớp chồng lên nhau, thể hiện độ dày của hũ sứ và hiệu quả dày thô, đồng thời còn phải chú ý thay đổi tế nhị của màu sắc.

 

hu su va banh my 4

- Cục bộ 2:

Ly thủy tinh màu vàng xanh, vận dụng phương pháp vẽ ướt, khẳng định bằng bút, sảng khoái dứt khoát, như gõ ra âm thanh vậy. Cần chú ý phương hướng của cọ vẽ, nguyên liệu màu mỏng hơn, thành phần nước nhiều hơn.

 

hu su va banh my 5

- Cục bộ 3:

Tuy là một con dao mỏng cắt trái cây, nhưng cũng phải chú ý miêu tả độ dày bằng bút pháp.

 

hu su va banh my 6

- Cục bộ 4:

Phải thể hiện bánh mỳ nở mềm nhu hòa, chú ý thay đổi màu sắc xung quanh, hạ bút phải có độ mạnh nhất định, đồng thời chú ý ảnh hưởng của màu sắc môi trường.

 

hu su va banh my 7

1. Trọng điểm bức tranh này nhấn mạnh cảm giác màu sắc, phải xây dựng ý thức này ngay khi phác thảo, cho nên chọn hình phải khái quát, đặc trưng, khẳng định khi hạ bút.

 

hu su va banh my 8

2. Bắt đầu từ lớp thứ nhất của tranh, vẽ ra màu vốn có (trong phạm vi phần tối) của các vật thể bằng màu khác nhau, chú ý so sánh trắng đen xám của các vật thể.

 

hu su va banh my 9

3. Nhanh chóng trải đầy bức tranh bằng màu sắc, chú ý độ sáng màu sắc của lớp này so với hiệu quả cuối cùng là hơi tối hơn.

 

hu su va banh my 10

4. Bắt đầu làm sáng trên cơ sở bước thứ 3, làm nên mặt sáng, phản quang bằng màu nóng lạnh của các thay đổi, cũng như độ sáng của ly thủy tinh, độ sáng của hũ sứ, hoàn chỉnh chi tiết một số màu sắc.

hu su va banh my 11
“Hũ sứ và bánh mỳ”
TÔ KIẾM HÙNG 38cm x 54cm, bột nước 3 giờ

* Đánh giá tác phẩm: Tác phẩm này nhấn mạnh truyền đạt của ngôn ngữ màu sắc, trực giác màu sắc và phân tích lý trí va chạm lẫn nhau. Tác giả có được linh cảm từ tác phẩm của chủ nghĩa ấn tượng, vận dụng sự kết hợp màu sắc, nguyên lý thị giác chồng chéo màu sắc để vẽ. Học viên mới bắt đầu học nên nghiên cứu nhiều hơn trên loại tranh này.

- Gia Bảo – Anh Tuấn – Đoàn Loan -

>>> Vẽ vật thực tĩnh vật màu sắc - Táo xanh

>>> Vẽ vật thực tĩnh vật màu sắc - Bình hoa và táo đỏ

>>> Vẽ đồ đựng bằng sứ thủy tinh với vải lót màu

0976984729