Từ ánh sáng đến màu sắc
Nếu đúng chó và mèo không nhìn thấy màu sắc, chúng sẽ có gì khác? Một điều chúng ta có thể tin chắc: sự mù màu sẽ tước đoạt khỏi chúng một phương tiện phân biệt hiệu quả nhất. Một quả bóng đang lăn trên bãi cỏ có thể được phát hiện ôm bắt chắc chắn hơn nếu nó được xác định không những bằng chuyển động, hình dạng, cấu tạo, và có thể, độ sáng, mà còn bằng màu đỏ rực tách biệt nó ra khỏi nền cỏ xanh. Ngoài ra, có thể, một số muông thú nhìn được màu sắc, cũng có ấn tượng với chất lượng sống động đầy năng lượng, thứ giúp chúng ta phân biệt thế giới muôn màu và thế giới đơn sắc.
Odilon Redon, The Eye, Like a Strange Balloon, Mounts toward Infinity, 1882, lithograph on chine collé, Los Angeles County Museum of Art. Source: dailyartmagazine.com
Biến động sau này có lẽ đã ám ảnh ngay vào tâm trí của hoạ sỹ Odilon Redon khi, sau ba thập kỷ hoàn toàn dồn hết tâm sức cho cái mà ông gọi là "những màu đen của tôi", có nghĩa, hàng trăm bức vẽ than chì và tác phẩm in thạch bản, công trình của ông đột ngột hoá thân thành những hoạ phẩm đầy ắp màu sắc. Ông đã từng viết : "Người ta phải tôn trọng màu đen. Không có gì mại dâm được nó. Nó không làm vui mắt hoặc đánh thức một cảm giác nào khác. Nó là sứ giả của lý trí, thậm chí còn hơn cả màu sắc tuyệt đẹp của bảng màu hoặc của lăng kính". Nhưng vào những năm 1890's sau khi từ bỏ sự trong trắng lạnh lùng của những sáng tối đơn sắc, ông đã buộc phải đánh giá cao khả năng diễn tả, chẳng hạn, tầm vóc của một gã siêu khổng lồ, không những chỉ bằng dáng dấp vi diệu, mà còn bởi chất màu cụ thể của đất nâu ẩn nấp phía trên cảnh quan đá tím; hoặc khả năng tạo ra một hình hài xanh lục bị đẩy sang thế giới của màu cam rực cháy — khác biệt quá đỗi sâu sắc so với những sắc màu mùa xuân tươi tắn mà ông có thể dùng cho bức vẽ chân dung đứa con trai nhỏ của mình.
Bức “Người khổng lồ một mắt” hoàn thành năm 1900
bởi danh họa người Pháp Odilon Redon.
Từ ánh sáng đến màu sắc:
Không ai và không bao giờ có thể dám chắc rằng người hàng xóm của họ nhìn thấy một màu cụ thể cũng y hệt như cách mà họ thấy. Chúng ta chỉ có thể so sánh các quan hệ màu sắc, và thậm chí điều đó vẫn còn đầy rẫy vấn đề. Một người có thể đề nghị các chủ thể nhận thức hợp nhóm một số màu sắc thuộc về nhau, hoặc, quy ghép một sắc thái nào đó với một mẫu vật đồng nhất. Một thủ tục như vậy có thể né tránh mọi tham chiếu đến các tên màu, nhưng chúng ta không thể giả định rằng những người khác nhau của một nền tảng như nhau, thậm chí cứ cho là các thành viên đơn lẻ của các nền văn hoá khác nhau, có những tiêu chuẩn giống hệt nhau cho cái mà họ coi là "giống nhau" hoặc "giống hệt nhau" hoặc "khác nhau". Ngoài các hạn chế này, tuy nhiên, sẽ là an toàn nếu nói rằng nhận thức màu sắc là giống nhau đối với những người ở các độ tuổi khác nhau, các nền tảng khác nhau hoặc các nền văn hóa khác nhau. Ngoại trừ khi có bệnh lý cá nhân, ví dụ bệnh mù màu, tất cả chúng ta đều có cùng một kiểu võng mạc, một hệ thần kinh như nhau.
Quả thật là, tuy nhiên, khi người ta đề nghị các quan sát viên chỉ ra những màu sắc nhất định trong dải quang phổ thì kết quả lại biến thiên ít nhiều. Có điều đó là bởi vì, quang phổ là một quy mô trượt, một sự liên tục của chuyển màu, và còn là bởi vì, người ta ngầm tham chiếu các tên màu khác nhau tới các cảm nhận khác nhau.
Các tên màu đôi khi chỉ là gần đúng bởi vì khái niệm hoá màu sắc bằng tên gọi là có vấn đề. Để chắc chắn, thế giới màu sắc không chỉ đơn giản là phân loại của vô vàn sắc màu; nó được cấu trúc hoá một cách rành mạch dựa trên cơ sở của ba màu cơ bản và các kết hợp của chúng. Tuy nhiên, cần một tinh thần và thái độ đặc biệt để tổ chức thế giới màu sắc của một người theo những đặc điểm hoàn toàn tri giác. Thay vào đó, thế giới của một người là một thế giới của các đối tượng, của những gì được nhận các thuộc tính tri giác mang ý nghĩa ở các góc độ luôn thay đổi. Một văn hoá nhất định có thể phân biệt các màu của thực vật với màu của đất hoặc của nước, nhưng lại không có thêm cách dùng nào khác cho bất kỳ phân khu nào khác của các sắc màu — một cách phân loại tri giác sẽ được phản ánh trong từ điển. Một bộ lạc nông nghiệp có thể sở hữu rất nhiều từ ngữ để miêu tả các khác biệt tế nhị trong các màu sắc của gia súc, nhưng lại không có gì để phân biệt màu xanh da trời với màu xanh lá cây. Trong môi trường nói riêng của chúng ta, những ngành nghề nhất định sẽ đề xuất sự phân biệt màu sắc phù hợp và tương ứng với một bộ từ điển chuyên sâu. Những thứ khác thì lại không hề là cần thiết.
Đối với các mục đích hiện tại của chúng ta, sự khác biệt thú vị nhất trong việc khái niệm hoá màu sắc có liên quan tới sự phát triển văn hóa. Những nghiên cứu gần đây không những vừa mới đề xuất rằng, các tên màu cơ bản, tương đối ít về số lượng, là chung cho tất cả các ngôn ngữ, mà còn nói rằng, chúng bao phủ những khung độ khác nhau của sắc màu, và rằng, không phải ngôn ngữ nào cũng sở hữu tất cả các tên gọi này. Nghiên cứu nhân chủng học của Brent Berlin và Paul Kay chỉ ra rằng, các tên màu không xuất hiện khi sự lựa chọn thường xuyên thay đổi. Danh pháp căn bản chỉ phân biệt được độ tối và độ sáng, và tất cả các màu được phân loại theo phép lưỡng phân đơn giản này. Khi một ngôn ngữ chứa một tên màu thứ ba, nó luôn luôn là màu đỏ. Thể loại mới này hấp thụ các sắc đỏ và các sắc cam và hầu hết các sắc vàng, các sắc hồng, và các sắc tía, bao gồm cả sắc tím. Phần còn lại được chia thành tối và sáng (đen và trắng).
Nếu các dữ liệu này, được tập hợp từ hai mươi ngôn ngữ, là đúng, chúng nói với chúng ta rằng, luật vi phân mà chúng ta đã áp dụng vào sự phát triển của quan niệm hình dạng, vẫn được giữ nguyên đối với màu sắc. Ở cấp độ sớm nhất, chỉ có những thứ ưu tú đơn giản nhất được làm ra, và mỗi lần nâng cao phân hoá các thể loại rộng hơn được giới hạn trong các khung độ đặc thù hơn. Cũng giống như quan hệ vuông góc của các hình dạng lúc ban đầu là đại diện đứng tên cho tất cả các góc, nhưng sau đó bị hạn chế thành một góc cụ thể như một trong các góc, thì tối và sáng lúc đầu tiên cũng ôm đồm toàn bộ địa hạt của các màu nhưng tính cho cùng thì cũng chỉ chỉ định các sắc đen, các sắc trắng và các sắc xám.
Hình dạng được phân biệt dần dần, từ kết cấu đơn giản nhất cho đến các kiểu mẫu ngày càng phức tạp. Điều này đúng đối với màu sắc, nhưng có vẻ như chỉ trong ý nghĩa định lượng. Sẽ là chắc chắn đơn giản khi chia thế giới màu sắc thành hai thể loại, hơn là sử dụng sáu hoặc tám. Nhưng không có bất kỳ lý do căn bản nào như vậy là hiển nhiên trong chuỗi màu sắc được Berlin và Kay phát hiện ra. Tại sao màu đỏ lại cần luôn là màu đầu tiên để sửa đổi cặp lưỡng cực sáng-tối? Nó có phải là sắc màu dễ thấy nhất hoặc phù hợp thực tế nhất hay không? Tại sao bổ sung tiếp theo lại luôn luôn cần là màu xanh lá cây hoặc màu vàng? Các ngôn ngữ của cấp độ lục sắc đã được tìm ra để đặt tên cho sáu màu: tối, sáng, đỏ, xanh green, vàng, và xanh blue. Sự phân hoá tiếp theo hoàn thành một bộ màu cơ bản cùng với nâu, tía purple, hồng, cam và xám.
Những phát hiện của Berlin và Kay đồng quan điểm với một vài nhận xét của các nhà văn trước đó, những người đã phát hiện trong kho tàng tài liệu văn học, chẳng hạn như trong thơ của Homer và các báo cáo nhân chủng học, rằng một số nền văn minh dường như thiếu hẳn một số tên màu nhất định. Màu đỏ đã được coi là tiêu biểu, nhưng ở đó đã thiếu mất các màu xanh green và xanh blue. Một số nhà nghiên cứu trước đó thậm chí còn đề xuất rằng, trong sự tiến hoá sinh học, lúc ban đầu võng mạc của con người chỉ phản hồi tới màu nào có bước sóng dài và dần dần mở rộng khung độ của nó ra — một thuyết không đáng tin cậy. Giờ đây chúng ta đã vỡ nhẽ rằng, trong khi cơ chế sinh lý của thị giác cho phép mọi hoạt động thiếu kinh nghiệm của con người phân biệt được hàng ngàn sắc thái, thì các thể chất tri giác khác nhau mà nhờ đó chúng ta nắm bắt và khái niệm hoá thế giới nhạy cảm — được phát triển từ đơn giản đến phức tạp.
- Lược dịch và biên tập: MiukaFoto -
>>> Màu sắc diễn ra như thế nào?
>>> Màu sắc và vai trò của nó trong sáng tác
>>> Lịch sử huyền bí về màu sắc (Phần 1)