Tác phẩm “Chân dung vợ họa sĩ”
của Thomas Gainsborough

 

chan dung vo hoa si 1

Gainsborough học việc chạm trổ một thầy người Pháp khoảng năm 1740 và ông thầy đã ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của họa sĩ. Ông ra mắt giới thưởng lãm nghệ thuật bằng cách chép tranh và phục chế các tác phẩm thuộc thế kỷ XVII của họa sĩ Hà Lan. Là một họa sĩ sáng giá, ông còn là sáng lập Hàn Lâm Viện Hoàng Gia Luân Đôn vào năm 1768.

Không giống Reynolds, Gainsborough thí nghiệm kỹ thuật vẽ trên giấy. Đa số tranh ông thể hiện sự sáng suốt trong bút pháp “pha dầu lợt”, cho đến nay, nhiều bức vẫn còn hoàn hảo, không bị nứt trên mặt tranh.

Chúng ta biết về họa sĩ này rất ít và không đáng tin mấy, nhưng cụ thể là ông đã thể hiện tài năng của mình qua việc lựa chọn sắc tố và véc-ni phủ bóng rất thận trọng. Họa sĩ ưa thích các màu đậm đà, nâu đỏ để tô nền, được mô tả như màu “da nâu vàng” đặc biệt dùng vẽ phong cảnh.

Người cùng thời của họa sĩ mô tả ông làm việc nơi ánh sáng thật dịu như “ánh hoàng hôn”, giúp ông tập trung vào hình họa căn bản và tông màu trải rộng, không bị lôi kéo về chi tiết. Có lẽ sau khi bằng phấn, ông bắt tay tô nhanh nét bút sơn đen, nâu đen, đỏ son hay trắng, tiếp đó ông tô lớp màu loãng để “định dạng” các mảng màu. Lớp màu trong thường rất loãng, nó cho ta thấy giống màu nước, và dùng làm nền cho những nét sau này.

 

chan dung vo hoa si 2

1. Gainsborough thường cho người mẫu ngồi ở nơi sáng dịu để dễ nắm bắt toàn cục bức tranh.

 

chan dung vo hoa si 3

2. Theo người cùng thời ông cho biết, thì Gainsborough bố trí chỗ ông đứng và người mẫu thành góc vuông để ông đứng vẽ và khoảng cách từ ông đến người mẫu.

 

chan dung vo hoa si 4

3. Đầu tiên, họa sĩ vẽ phác đầu người mẫu bằng phấn, phấn kẹp vào cái cần dài để ông đứng cách khoảng mà vẽ. Khi vẽ gần xong, ông lại dùng phấn đánh dấu những điểm cần sửa đổi.

 

chan dung vo hoa si 5

4. Rồi ông khoanh vùng trên tranh bằng màu loãng. Con gái họa sĩ cho biết: “Màu vẽ của ông loãng đến nỗi nếu ông không cầm ngay bảng màu thì chắc hẳn màu sẽ chảy xuống mất.

 

chan dung vo hoa si 6

5. Sau đợt vẽ sơn loãng, họa sĩ tập trung vẽ khuôn mặt và vùng quanh mặt trước khi quay ra vẽ nốt trang phục và hậu cảnh.

 

chan dung vo hoa si 7

Suốt thế kỷ XVII, XVIII, các họa sĩ đựng màu vẽ trong những cái túi co giãn, họ dùng cái đinh gỗ nhọn để nặn màu ra.

Lớp màu lót và vùng phân định sáng qua tối sẽ khô nhanh để ông có thể dùng màu trong mờ, đục và nước véc-ni bằng kỹ thuật sơn “ướt trên ướt” thật nhanh tay hoặc bằng những lớp phủ trong suốt.

Những nét xếp nếp trên áo và bối cảnh được vẽ sau chót, họa sĩ tô lên véc-ni lợt và bóng, với những nét có “cào xước” như Reynolds đã ngắm là chỉ thấy dạng khi ngắm từ xa. Những chỗ sửa chữa dễ thấy bằng mắt thường, tia X quang đã phát hiện chỗ sửa đổi mà thường là vào lúc sắp vẽ xong.

 

chan dung vo hoa si 8

Đầu tiên Gainsborough vẽ người mẫu dưới ánh sáng mờ để ông dễ sắp xếp tông màu tổng quát cho từng vùng rộng, vẽ nhanh bằng lớp dầu loãng để làm nền cho bước kế tiếp là làn da và trang phục. Để ánh sáng chiếu rõ trên người mẫu, họa sĩ vẽ nốt khuôn mặt người mẫu. Trong trường hợp này, mắt, mũi, miệng vẽ theo cách điệu sơn “ướt trên ướt”. Trong khi trên khắp bề mặt phẳng gợi cho họa sĩ pha trộn màu trước khi “điểm nhãn” bằng nét nâu đỏ quanh mí mắt, khóe miệng và những chấm phá trên đầu và cánh mũi.

 

chan dung vo hoa si 9

Gainsborough dùng nền màu nhạt trong tranh này có lẽ liên quan đến niềm say mê với màu trong suốt nhờ ánh sáng chiếu tới từ sau. Cũng giống như làm cái hộp chiếu sáng, ông và các họa sĩ khác đã vẽ vài bức lớn hơn người thật cho một rạp hát năm 1775 và một người cùng thời đã cho rằng “Những tranh này đều trong suốt và được chiếu sáng từ sau”.

 

chan dung vo hoa si 12

Chi tiết này bao gồm một cách ngắn gọn về sự đa dạng trong bút pháp của Gainsborough. Nó biến đổi từ lớp sơn nâu của áo lót đến lớp sơn láng – dày ở cái nơ con bướm đến cái tay áo màu da cam có nét vẽ ngoằn ngoèo, chữ chỉ rõ nét, tô bằng cọ lông lớn. Thêm vào là màu da tay trắng trẻo theo cách vẽ allaprima hay màu “ướt trên ướt” với nét rõ, sơn đỏ, nét viền ngón tay cái màu đen, có chất kết dính chồng lên lớp sơn láng của dải lụa trắng. Cái nơ con bướm tô màu xanh da trời, sắc tố ấy có thể là xanh phổ. Dù trong sự nghiệp ban đầu ông hay dùng màu chàm, trong khi màu này thường phản ứng không hay trong sơn dầu.

 

chan dung vo hoa si 10

Chi tiết bằng thật. Gainsborough dùng kỹ thuật màu nước để đạt độ sáng nổi bật của gam màu da với màu loãng và để nền lợt cho ánh sáng xuyên qua. Người ta tin rằng ông dùng màu trắng nguyên chất, sắc tố này gọi là trắng cremona pha với dầu cây thuốc phiện, nhờ đó mà tranh có độ trong suốt và không bị vàng ố. Việc Gainsborough chú tâm tạo ra hiệu quả độ sáng, và chỉ một năm sau bức họa này, ông vẽ một cái hộp chiếu sáng, khéo cho ta thấy sự trong suốt của nó.

 

chan dung vo hoa si 11

 

chan dung vo hoa si 13

Hộp vẽ bằng sơn dầu và véc-ni trên thủy tinh, chiếu sáng bằng mấy ngọn nến. Trong chi tiết này, một nét tinh vi sắc xám khiến ta có thể nhận thấy bóng bên cánh mũi được điểm bằng hai quệt màu sậm và ở cả khăn choàng bên trái. Bên phải, dưới tai bà Gainsborough là một nét cỏ mỏng màu da, tô chồng lên mà đen để làm dịu bên má sáng của bà.

 

chan dung vo hoa si 14

>>> Tác phẩm "Lễ cưới Arnolfini" (1434) của Janl Van Eyck

>>> Tác phẩm "Te Reroia" (1867) của Paul Gauguin

>>> Tác phẩm "Con Sên" (1953) của Henri Matisse

0976984729