Tác phẩm “Con Sên” – Bột màu trên giấy hồ
của Henri Matisse

 

con sen 1

Sinh năm 1869, mãi tới mười năm đầu thế kỷ XX ông mới sống hẳn bằng nghề vẽ, sau một thời gian học vẽ tĩnh vật và chân dung, kể cả nghề chép tranh trong Viện Bảo tàng Le Louvre. Tác phẩm của ông được trưng bày chung với họa sĩ phái Dã thú ở Paris. Nhóm này gồm Derain, Vlaminck và George Rouault (1871-1958), tiếp nhận với trình độ cao về màu sắc là bằng chứng của những tuyệt tác thuở ban đầu của Matisse: “Vui sống” 1905-1906. Là tác phẩm phô hết đường nét khỏa thân của giới vũ nữ, đây là môtíp theo đuổi ông đến hết đời.

Matisse tìm hiểu vẽ khỏa thân đưa ông đến sáng tác bốn tác phẩm điêu khắc lớn: Lưng trần bằng đồng, giữa năm 1904-1929 những hình tượng này về sau đơn giản hóa dần thành trừu tượng. Tiến trình này được vạch ra trong chương trình nghiên cứu của tổ chức Barnes Foundation từ 1930-1932 vẽ nghệ thuật trên tường, mà những hình vũ nữ khỏa thân cỡ lớn được tạc nên. Lần đầu ông cắt giấy cho đề tài này, để làm mẫu cho bức vẽ trên tường. Matisse còn cho ra nhiều mẫu khác cho nghệ thuật trang trí như thảm, cửa kính để trang trí nội thất, một bộ vũ nữ ballet và bức thảm Chapelle du Rosaire ở Venise. Ông cũng là tác giả nhiều cuốn sách có tranh. Cuốn minh họa hay nhất của ông: “Jazz” 1947, gồm 20 bức tranh màu in lụa chụp từ những tranh phấn màu nhỏ hồi mới vào nghề của ông và cắt giấy. Kinh nghiệm này quý báu cho loạt những bột màu cắt giấy về cuối đời. Matisse mất tại Nice năm 1954, thọ 85 tuổi.

“Con Sên” hoàn thành một năm trước khi ông chết, là loạt tranh đó. Không thể đơn giản gán cho nó là tranh kiểu quy ước hay thuộc loại cát dán – collage – theo trường phái Lập thể (kết hợp vừa giấy vừa vẽ).

Matisse vẽ mà điêu khắc. Bằng cách cắt xé giấy màu, thứ giấy do ông lấy bột màu thật tốt, gột lên thành trong mờ. Gột bằng cách trải giấy rồi dùng cọ quét đều. Ông chỉ cho người phụ tá đính tạm những mẩu giấy cắt sẵn, còn tự ông ngắm nghía rồi bố trí lại. Những lỗ ghim hãy còn thấy rõ ở góc, cũng như vệt bút chì và vết kéo lỗi, tất cả dấu hiệu của một cuộc vật lộn với bức tranh.

Kỹ thuật này từng được dùng vào năm 1930 trên những bức tường ở Barnes, hình vũ nữ cắt dán trên đó còn khá hơn là vẽ than. Tuy nhiên vào thời đó giấy lại phải ghim vào chỗ nào có đường kẻ sẵn. Chỉ sau bức “Jazz” được in lụa, Matisse mới khai triển kỹ thuật toàn vẹn làm trang trí tường.

Hai phương thức quan trọng ảnh hưởng vào “Con Sên”. Thứ nhất là in và thứ hai là kiến trúc. Màu sắc thuần và rõ trên nền trắng tinh cho “Con Sên” một vẻ rực rỡ, cũng là cái đẹp của ngành in lụa. Trong “Jazz”, Matisse dùng bút chì thế cho màu. Tráng lại “nền”, trắng trang nhã trong bức họa này.

Năm 1947, Matisse trúng thầu trang trí nhà nguyện nữ tu, gọi là Chapelle du Rosaire ở Venice. Ông thiết kế bao quanh toàn cửa kính màu, còn bên trong toàn gạch men trắng; cái thứ tự toán học tế nhị trong “Con Sên” hợp với tỷ lệ khoảng trống của tu viện. Trong bức vẽ này, kích thước theo nhãn quang, chữ nhật màu xanh, chiều dài của nó bằng chiều rộng của băng giấy dùng cho tranh. Chiều rộng này lại bằng cạnh của khung màu cam ở hai bên phải, trái mà nó là trung tâm và nó còn dùng làm mẫu mực cho nhiều tỷ lệ khác ở đây.

Một phần tử đáng chú ý khác trong “Con Sên” là hai mảng màu ngọc bích ở cùng một lá xé đôi, ria cạnh của chúng lởm chởm. Những phần khác lại cắt bằng kéo phẳng phiu. Mảng giấy cắt khác, Matisse cắt theo khuôn mẫu, dán đều trên mặt tranh.

Giá màu của Matisse có: Màu cam cadmium làm khung, bột màu, một loại màu nước đậm đặc, từ đó pha thành một gam vô số màu dù thế ông chọn màu đơn giản: xanh cobalt, một đỏ thẫm và một màu vàng cadium, sau hết là trắng đen, cùng năm màu bổ sung khác. Matisse kiềm chế bắp thịt, vẽ một cách cực kỳ chính xác. Ông nói: màu đơn tác động vào nội tâm con người, vì chúng đơn giản. Như màu xanh chẳng hạn, được hợp tấu bởi một màu bổ túc cho nó đi vào cảm giác con người như một tiếng cồng chiêng. Đấy là ý kiến của tác giả. Họa sĩ thích ví von với âm nhạc là điển hình của Matisse. Chức năng của màu xanh là ý nghĩa đặc biệt của “Con Sên” (ốc sên = l’escargot) bởi vì màu bổ túc của nó là “cam” làm chủ lực. Được nổi lên bằng những tương phản đen chọi với trắng, màu tím magenta chọi với vàng, hai lục chọi với một đỏ. “Đâu có đủ chỗ cho mọi thứ màu dù chúng có đẹp chăng nữa, cứ sắc nọ cặp với màu kia, màu cũng cần có sự tương tác chứ. Nếu không, bạn sẽ bị chói tai đấy”. Matisse ghi chú như vậy. Kết quả là “Con Sên” – L’escargot – có một thang mẫu xoắn dần lên, con “Con Sên” này gợi ra ý nghĩa đối với cảm giác.

 

con sen 2

Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải:

- Đen thật đậm nên trắng đúc mới nổi

- Cuộc hội họp của lục và màu tôm luộc tạo nên một vùng màu “cong”, và mép bên trái bổ túc bằng xanh cobalt

- Chiều ngang của cuộn giấy màu nước làm đơn vị đo chiều dài cho phần tử xanh

- Cạnh giấy bị xé ra của hai nửa màu ngọc bích chứng tỏ trước kia chúng là một

- Giấy trắng trơn, cao 274cm là một mặt phẳng liên tục dùng vẽ tranh

- Vết cọ tạo một nhịp riêng lẻ giữa khu toàn là giấy dán.

 

con sen 3

“L’escargot” – Con ốc sên – là một trong loạt tranh khổ lớn dán giấy, mà Matisse bận bịu trong phần cuối đời ông. Khái niệm này đến với ông khi ông dựng loạt đồ án trang trí tường, phải cải tạo nâng cấp những hình vũ nữ khổ lớn, bằng cách cắt hình giấy rồi tô theo. Một loạt tranh lụa đặt tên “Jazz” đều bắt nguồn cảm hứng từ tác phẩm đồ sộ này. Matisse chỉ cho những người giúp việc bố trí tạm những tấm giấy cắt rời, rồi ông tự ngắm nghía và sau cùng làm theo ý mình. Màu chọn bởi tác giả, cảm giác bị tác động bởi màu đơn giản. Bên đây là những vật giống như dùng trong kiến trúc, cũng tế nhị, và chính xác mà những kẻ bắt chước không làm nổi.

 

con sen 4

Bên phải. Matisse dùng kéo, dao loại dao lưỡi thẳng, và hơi răng cưa để tạo nên mặt nghiêng đa dạng trên mỗi tờ giấy cắt. Một sự nhầm lẫn, màu cam cadmium còn dính lại ở mép. Khuôn khổ của tờ màu vàng cadmium đã được vạch bằng bút chì để kéo cắt theo.

 

con sen 5

Bên dưới. Vết chữ nhật bằng phấn đen trên lưng “sên”. Matisse coi đó là thuần nhất, dùng để bổ túc cho hai màu trắng và cam, ở đây có hai tam giác trắng.

 

con sen 6

Chi tiết bằng thực. Cuộc giằng co, nên hay không nên dùng giấy khổ lớn đã dấy lại trên “L’escargot”. Tác giả đổi ý nhiều lần từ ghi nhận trên nhiều lỗ kim găm để lại… và trên một tấm giấy màu ngọc bích cũng như miếng giấy trắng tương ứng mang màu bổ sung là đỏ tôm luộc – crimson, dán trùm lên. Đổi ý còn lộ ra ở nét chì, vết gấp hay ngay cả dấu tay.

 

con sen 7

 

con sen 8

 

con sen 7b

Bên trái. Ở tuổi 83, Matisse tạo nên bức tranh lớn, dùng rất nhiều nghị lực, và dùng người phụ tá để ghim giấy. Chữ ký của ông là một bảo đảm nghệ thuật, trở nên tiêu điểm của tác phẩm đồ sộ và kỹ thuật bổ túc màu.

>>> Tác phẩm Sơn dầu "Rơm mùa thu" (1868-74) của Jean Francois Millet

>>> Tác phẩm "Mục tiêu bốn mặt" của Jasper Johns

>>> Tác phẩm "Mùa thu ở Argenteunil, 1873 của Claude Monet

0976984729