Quy cách trình bày tác phẩm tranh in độc bản
1. Quy cách trình bày thông tin tác phẩm và chữ ký tác giả: Ngày nay tranh in đã trở thành một bộ phận quan trọng của nghệ thuật thị giác và có thị trường riêng của mình. Để tạo sự nhất quán khoa học trong việc lưu giữ, sưu tập, trình bày triển lãm, giới tranh in ngày nay đã thống nhất và thực hiện một cách triệt để những quy cách trình bày tranh in đã được xác lập. Vấn đề trình bày thông tin về tác phẩm tranh in đã trở thành một trong những yếu tố xác định tính chuyên nghiệp của loại hình nghệ thuật này và cũng là quỹ định mang tính phổ quát trên toàn thế giới. Tranh in là tác phẩm nghệ thuật được thể hiện chủ yếu trên giấy, một số ít trên vải. Do vậy công tác giữ gìn, bảo quản và trưng bày cũng có những yêu cầu đặc thù. Ngoại trừ tranh in độc bản, các thể loại còn lại của tranh in đều là loại tranh đa bản hay còn gọi là tranh nhân bản với số lượng giới hạn (limited edition prints), nhưng mỗi bức in ra đều có giá trị là một tác phẩm nguyên gốc (original) do chính tác giả tạo ra qua các thao tác thủ công trong chế bản và in ấn. Điều này được chấp nhận muộn hơn so với điêu khắc - một loại hình nghệ thuật có hiện tượng tương đương: đổ khuôn rồi nhân bản bức tượng gốc. Những bức tượng được đúc ra từ một khuôn mẫu đều được xem là tác phẩm nguyên gốc, tương đương như một tác phẩm hội họa. Từ nhận thức đó, đến nay mỗi ấn bản tranh in đều được đánh giá là tác phẩm nguyên gốc. Với tranh in đa bản, vì là dạng tác phẩm nguyên gốc có số lượng nhân bản giới hạn, nên đã từ lâu, vấn đề phân định tranh in nghệ thuật và tranh in phiên bản trở thành câu chuyện phức tạp. Trước kia, để phân định tác phẩm nghệ thuật của họa sỹ tranh in với loại tranh in sản xuất không giới hạn, không xác định về số lượng, các họa sỹ thường đưa chữ ký hay ký tự viết tắt tên họ của mình vào bố cục rồi khắc trên bản. Thủ tục này được coi là ký tên lên tác phẩm và đã được xác lập từ thời kỳ đầu của tranh in lõm trong các tác phẩm của Master E.S, Master L.C, Martin Schongauer và đặc biệt là Albrecht Durer, Lucas van Heyden, Hans Baldung Grien. Đến thế kỷ 18, các danh họa như Daniel Chodowiecki, Jacques Callot, Francisco Goya đã khắc thêm cả tên tranh hay tên chủ đề tác phẩm vào phía bên dưới cạnh đáy tranh in để khẳng định tính nguyên gốc, bản quyền nghệ thuật, nói chính xác là để khẳng định tính nguyên bản của tác phẩm do họa sỹ sáng tác, không phải bản sao hay phiên bản. Việc thực hành ký tranh hay trình bày thông tin tranh in như một thông lệ, một nguyên tắc hay quy định bắt buộc và phổ biến hiện nay chỉ đi vào nề nếp và được tuân thủ một cách có hệ thống từ sau thập niên 1860. Khi đó, công nghệ nhiếp ảnh ra đời làm thay đổi vai trò của các phương tiện in ấn thủ công và vì vậy vấn đề tính nguyên bản của tác phẩm nghệ thuật tranh in bắt đầu được đề cập một cách nghiêm túc hơn. Cho đến nay, giới nghiên cứu tranh in vẫn cho rằng Seymour Haden và James Whistler là hai họa sỹ đầu tiên đề ra và thực hiện việc “ký tranh” với đầy đủ thông tin về mỗi bản tranh in, kỹ thuật thể hiện và tác giả bằng bút chì phía dưới cạnh đáy tác phẩm. Thủ tục này nhanh chóng được chấp nhận và phổ biến rộng rãi ở Pháp, Anh, rồi phát triển ở nhiều nước Châu Âu từ khoảng thời gian chuyển giao giữa thế kỷ 19 và thế kỷ.
Như vậy, từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 các quy định về trình bày thông tin ngay trên mỗi tác phẩm nhằm mục đích đưa thể loại tranh in ra khỏi quan niệm rằng nó là dạng nghệ thuật phiên bản, làm tăng giá trị độc lập của nó và cũng để tránh việc khó kiểm soát lượng ấn bản, qua đó tạo tính khoa học trong đánh giá, giao dịch, sưu tầm, lưu giữ, bảo quản tranh in. Theo thời gian, quy định về trình bày thông tin trên tranh in được hoàn thiện và trở thành thông lệ quốc tế, được thực hiện ổn định ở nhiều nước. Với quy định này, mỗi tranh in phải được chính tác giả ghi các thông tin về từng ấn bản, kỹ thuật, chất liệu thể hiện, tên tác phẩm, chữ ký và thời gian in. Trong tiếng Anh việc ghi thông tin tác phẩm tranh in được gọi là “Signing and Numbering” và ở một số ngôn ngữ phổ biến khác cũng tương đương như vậy, chúng đều được hiểu là “ký tên và đánh số” hay “kỷ tên và đề thông tin” lên tác phẩm. Như vậy, khác với hội họa hay điêu khắc - nơi chỉ có chữ ký tác giả đặt ngay bên trong tác phẩm, trong sáng tác tranh in, việc xác định bản quyền tác giả nằm ở việc ghi các thông tin về tác phẩm và chữ ký tác giả ở phần lề tranh ngay phía dưới của bố cục. Ký tên và đánh số bản tranh in là những công việc cần thiết phải có đối với thực hành tranh in chuyên nghiệp. Những bản được ký tên phải là tranh in đạt chuẩn về kỹ thuật thể hiện, diện tích giấy xung quanh phải sạch sẽ, gọn gàng (đối với tranh in có lề). Việc trình bày thông tin trên mỗi bản tranh in ngay trên bề mặt giấy mà tác phẩm tồn tại đã trở nên phổ quát và không thể thiếu trong thực hành sáng tác tranh in. Nếu tác phẩm nào thiếu phần thông tin được ghi bằng bút chì bên dưới bố cục thì được coi là không có giá trị hay bị mất rất nhiều giá trị bởi có thể nhiều nghi vấn và vấn đề phiền phức trong sưu tập, lưu giữ và giao dịch gây Trong trình bày thông tin và ký tên tác giả lên tác phẩm tranh in hiện nay có hơn một hình thức. Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất và do vậy nó mang tính chuẩn mực chung là: toàn bộ các thông tin về bản tranh in gồm số bản in, kỹ thuật in, tên tác phẩm, chữ ký tác giả, năm sáng tác/ năm in được trình bày ở phía dưới của phần in theo trật tự từ trái sang phải. Các chữ viết hay con số trong phần thông tin tác phẩm được viết bằng bút chì mềm 2B hoặc 3B có độ đậm vừa phải để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận bố cục của người xem và không được trình bày vượt quá giới hạn hai cạnh bên, không chạm vào phần in. Đối với tranh in nhân bản, sau khi xác định tổng số bản tranh in cần thiết, họa sỹ hoàn thành số lượng ấy và phải trình bày thông tin về từng bản in. Đó là cách ghi thông tin tác phẩm tranh in có lề. Còn đối với tranh in tràn lề, do là loại tranh được in kín hết giấy, không còn phần lề bên ngoài nữa, nên các thông tin tác phẩm được ghi trực tiếp vào lòng tranh theo quy định trình bày giống với dạng tranh in để lề. Cần chú ý, các thông tin phải được ghi ngay phía bên dưới tranh, cách mép đáy khoảng 0,5cm. Trong trường hợp tranh in có phần đáy đậm màu thì có thể ghi bằng bút chì nhũ bạc hoặc bút chì màu trắng.
Chữ ký đầy đủ họ tên trên tranh in độc bản La Nativité, avec Dieu le Père (1655) của Giovani Castiglione
Chữ ký WB ở góc phải bê dưới tranh in độc bản Công việc của quỷ sứ (1805) của William Blake
Chữ ký M.B.P được viết trong phần hình tranh in độc bản Nhảy dây (1889)
của Maurice Brazil Prendergast sau khi tranh in ra
Chữ ký nằm ngoài phần hình trên tranh in độc bản đồ nét Bờ biển Tahiti (1899) của P. Gauguin
Đối với tranh in độc bản, vấn đề để lại dấu ấn xác nhận chủ thể: tác tác phẩm có quá trình riêng, không hoàn toàn giống như lịch sử của việc ký tên” trên các thể loại tranh in khác như đã nêu trên. Lúc đầu quá trình đó trong tranh in độc bản diễn ra gần như việc ký tên trên tranh hội họa. Như trường hợp khi hoàn chỉnh bố cục trên bản in, họa sỹ sử dụng mẫu que gỗ nhỏ viết tên minh người khởi xướng sáng tác tranh in độc bản Giovani Benedicto Castiglione, sau vào vị trí thích hợp, có thể ở giữa bố cục, có thể ở một góc nào đó, miễn là không ảnh hưởng đến sự hài hòa của tác phẩm. Các họa sỹ thế hệ sau ông như William Blake hay các họa sỹ thời kỳ An tượng, Hậu ấn tượng cuối thế kỷ 19 cũng ghi tên đầy đủ hoặc ký với các chữ cái viết tắt tên, họ của mình trên bản in rồi in ra cùng tác phẩm. Một số tác giả lại dùng màu mực in ký lên mặt bức tranh sau khi nó được in ra.
Về sau, khi các quy chuẩn của việc trình bày thông tin về tác phẩm tranh in được xác lập và phổ biến, cách ghi thông tin trên tranh in độc bản cũng đi vào nề nếp. Quy định về ghi thông tin trên tác phẩm tranh in độc bản vừa đảm bảo tính thống nhất chung với các thể loại tranh in đa bản, vừa có điểm riêng. Với đặc thù chỉ có một ấn bản duy nhất, nên trên bức tranh in độc bản không nhất thiết phải ghi thông tin về số lượng bản in, mặc dù một số ít trường hợp tác giả đề số bản in 1/1 (nghĩa là chỉ có 1 bản) để làm cụ thể và chính xác hơn về thông tin tác phẩm, qua đó khẳng định giá trị độc bản của nó. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng ký hiệu 1/1 không cần thiết bởi nó không mang lại thêm giá trị thông tin về lượng ấn bản tác phẩm.
Tranh in độc bản có hình thức trình bày thông tin phổ biến hơn cả được thể hiện như sau:
- Bên trái là tên kỹ thuật in và chất liệu thể hiện (ví dụ: monoprint, monotype. tranh in độc bản màu nước; trace monotype, tranh in độc bản đồ nét);
- Ở giữa là tên tác phẩm;
- Bên phải là chữ ký tác giả và năm sáng tác.
Với tranh in độc bản có lề, toàn bộ các thông tin đó phải được ghi một cách rõ ràng bằng bút chì có độ mềm 2B hay 3B ở phía dưới cạnh đáy của tranh, không được ghi bằng bất kỳ loại bút nào khác. Các ký tự thể hiện thông tin tác phẩm không được chạm vào mép tranh hay vượt ra ngoài giới hạn hai cạnh bên của nó quá nhiều, càng không được ghi lên bo tranh. Với tranh in tràn lề, ghi các thông tin ngay trên phần hình in của bề mặt tranh, cách mép ngoài của tranh khoảng 0,5 cm.
Cũng như ở các loại tranh in khác, hình thức thể hiện chữ ký tác giả và thông tin tác phẩm tranh in độc bản không chỉ có một. Điều này phụ thuộc vào quan niệm và thói quen viết và đọc ở mỗi nước, có thể từ trái sang phải hoặc ngược lại. Tùy ở mỗi nơi mà thông tin về kỹ thuật, chất liệu và tên tác phẩm có thể ở bên trái hay ở giữa, nhưng chữ ký và năm sáng tác thì luôn ở bên phải của cạnh đầy tranh.
Một số hình thức ghi thông tin tác phẩm theo trật tự khác được thể hiện trong hình bên trên. Nhưng nhìn chung, cách ghi thứ nhất có tính phổ biến rộng hơn và được sử dụng hầu như khắp thế giới.
Tóm lại, việc trình bày thông tin tác phẩm và chữ ký tác giả lên bức tranh in là hết sức quan trọng và cần thiết. Điều này khẳng định tính chuyên nghiệp trong sáng tác tranh in hiện đại. Đó là minh chứng cho sự khai sinh ra một tác phẩm bởi người sáng tác, là cơ sở cho công việc nghiên cứu và đặc biệt cần thiết cho các nhà sưu tập nghệ thuật chuyên nghiệp. Những tranh in được ký tên phải là tranh in có chất lượng về nghệ thuật và kỹ thuật thể hiện, giấy in phải còn nguyên vẹn, không bị bẩn ở xung quanh hình in và mặt sau, không bị nhăn hay rách. Trong trường hợp in tràn lề thì cần giữ mép giấy không bị quăn.
2. Cách trình bày bo và khung kính:
Thông thường, tranh in ra sẽ được bo rồi lồng vào khung kính hay mica để sẵn sàng trưng bày trong không gian thích hợp. Như vậy tranh sẽ được phẳng phiu, dễ treo và cũng là hình thức bảo quản tốt. Một tác phẩm hoàn thành có trở nên hoàn hảo và sang trọng hay không đối với công chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào công việc trình bày để triển lãm hay treo trong không gian nội thất. gồm làm bo và khung kính. Nhưng với thực hành nghệ thuật hiện nay, tranh in Việc trình bày tác phẩm tranh in để trưng bày theo cách hiếu truyền thống thường cũng có thể trưng bày mà không cần bo hoặc hoàn toàn không cần đến bọ và khung kính. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cả hai cách trình bày tác phẩm để trưng bày.
a. Trường hợp tranh có bo và khung kính: Khác với hội họa, tranh in thường được bo bằng một loại giấy dày và cứng rồi mới lồng khung kính. Thông thường, giấy để làm bo phải dày hơn giấy in tranh. Màu giấy bo chủ yếu là trắng, đôi khi có thể dùng màu khác, nhưng mục đích cuối cùng là để tạo hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất cho tác phẩm khi trưng bày. Ngoài màu bo, tỷ lệ của bo với tranh góp phần quyết định đến vẻ hấp dẫn và hài hòa thẩm mỹ của tác phẩm. Đối với tranh cỡ nhỏ và vừa, bề rộng của mỗi cạnh bo thường trong khoảng 6 - 10 cm, đối với tranh cỡ to là khoảng 10 - 20 cm. Khoảng cách từ mép tranh đến mép phần khoét rỗng được xác định dựa trên phần thông tin tác phẩm ghi bằng bút chì ở phía dưới đáy tranh. Khoảng cách ở cạnh dưới phải đủ rộng để nhìn thấy đầy đủ phần trình bày thông tin về tác phẩm tranh in. Khoảng cách các cạnh hai bên và phía trên bằng nhau và đều hẹp hơn khoảng cách ở cạnh đáy theo tỷ lệ là 2/3 (ví dụ: khoảng cách giữa mép tranh và mép bo ở cạnh đáy là 3cm thì khoảng cách đó ở các cạnh còn lại là 2 cm).
Khung của tranh in thông thường hẹp bản hơn khung cho các loại tranh sơn dầu hay sơn mài. Màu của khung cần phải lựa chọn cho phù hợp với tranh, thường không quá cầu kỳ về họa tiết trang trí trên khung hay có màu mạnh, nhưng phải có độ đậm nhạt khác biệt với giấy bo và không ảnh hưởng xấu đến tác phẩm. Việc bo và lồng khung tranh như sau:
- Chuẩn bị giấy bo: Có rất nhiều loại giấy bo khác nhau từ màu sắc, độ dày cho đến chất liệu và ganh bề mặt. Nên chọn độ dày, chất bề mặt và màu sắc của giấy bo sao cho tôn vinh được vẻ đẹp của tranh. Thông dụng nhất là sử dụng bo màu trắng, tránh dùng những màu quá mạnh hoặc lấn át hòa sắc trong tranh.
- Chuẩn bị khung kính với kích thước và màu khung phù hợp bức tranh in. - Cắt khuôn khổ giấy bo cho vừa với kích thước khung kính. Dùng dao chuyên dụng trổ thủng một khuôn hình ở khoảng chính giữa tờ giấy bo sao cho có diện tích rộng hơn kích thước khuôn khổ tranh in ở mức độ hài hòa theo tỷ lệ như nêu trên. Cạnh của phần trổ thủng phải có mép vát ra ngoài 45 độ. - Lật úp mặt bo xuống nền giấy hay vải sạch rồi đặt tranh in lên đúng vị trí trên mặt sau bo và cố định lại từ phía sau bằng băng dính giấy hoặc hồ làm từ bột gạo, bột mì, bột sắn (tuyệt đối không dùng băng dính hai mặt hay băng dính trong). - Lồng bức tranh đã bọ vào khung kính và bắt các tai vít cẩn thận.
b. Trường hợp tranh không dùng bo: Trong trường hợp muốn khoe vẻ đẹp tự nhiên của nền giấy in hay tranh in tràn lề thì chúng ta không bo tranh. Độ thoáng rộng của phần trống bên ngoài khuôn khổ bố cục cùng với đường viền mép giấy sản xuất thủ công mềm mại tự nhiên sẽ đem lại một nét thẩm mỹ hiện đại, trẻ trung và phóng khoáng cho phần trưng bày tác phẩm. Với cách này thì chỉ cần đặt tranh in lên một mặt nền phẳng phiu, sạch sẽ tuyệt đối và cố định chúng với nhau rồi lồng vào khung kính. Có hai cách để trưng bày tranh không bo trong khung kính:
- Thứ nhất: chuẩn bị một khung tranh dạng hộp có kích thước rộng hơn khuôn khổ giấy in tranh khoảng 2cm mỗi chiều. Khung hộp có độ dày lớn hơn khung thường, trong đó ván hậu không tỳ sát vào mặt kính. Vì thế mà tranh lồng bên trong cách mặt kính một khoảng nhất định, không bị dính ép sát kính, người xem có thể nhìn thấy cả độ dày và mép của tờ giấy in tranh, từ đó tạo ra độ sâu và sự hấp dẫn đáng kể cho bức tranh.
- Thứ hai: treo tranh bằng khung mica. Với cách này chúng ta chỉ cần dùng hai tấm mica hoặc một tấm mica và một tấm xốp nén (foocmec) rồi để tranh vào giữa và cố định bằng vít trụ hay kẹp sắt (loại kẹp giấy văn phòng) ở các góc và các điểm giữa mỗi cạnh (đối với tranh kích thước lớn). Đây là một cách làm mang lại vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát và hiện đại cho tác phẩm khi treo trưng bày.
- Ngoài những cách lồng khung như trên, tranh in độc bản có thể được trưng bày mà không dùng bất kỳ loại bo hay mặt kính, mặt mica nào. Đặc biệt, với tranh in độc bản từ bản ghép dán mà ở đó có các hình ảnh in nổi cao trên mặt giấy, thì cách trình bày này rất phù hợp. Đối với hình thức trưng bày này cần dùng một thanh vật liệu đủ cứng như kim loại, gỗ, mica dày rồi kẹp với mép trên của tranh bằng kẹp sắt là treo được. Ngoài ra cũng có thể đục lỗ làm khuy kim loại rồi treo.
Tuy nhiên, hình thức này chỉ phù hợp với tranh được in trên loại giấy dày, có chất lượng tốt và có phong cách, khuôn khổ mang tính chất phóng khoáng, tự nhiên. - Trong trưng bày tranh in đương đại, không ít nghệ sỹ sáng tác những tác phẩm không có khuôn khổ hay hình thù vuông thành sắc cạnh, mà có hình dạng khá tự do. Với hình thức khuôn khổ tự do, đa dạng, tranh in thường được cắt bỏ hết phần giấy ngoài phần in và khi trưng bày chúng được dán trực tiếp lên tường hay treo lơ lửng giữa không gian.
Một số cách làm bo tranh cỡ nhỏ
- Nguồn: Theo sách Tranh in độc bản của PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương -
>>> Các thể loại cơ bản của tranh in