Những bài mẫu trang trí đường diềm (Phần 1)

Bài 1: Mẫu trang trí đường diềm này được thể hiện bằng những hình kỷ hà đơn giản. Phần chính của hình là hai hình thoi nối liền nhau, làm họa tiết chính, chiếm vị trí trọng tâm (H.1). Phần phụ được bố trí dọc hai đường biên, diện tích nhỏ hơn, họa tiết là nửa hình thoi. Khi thực hiện ta có thể dùng thước kẻ một đường trục dài, chia hình làm hai phần bằng và đối xứng nhau. Các mẫu phát triển vẫn sử dụng đường lượn, bố cục giống nhau. Tuy nhiên, phần họa tiết được biến đổi thêm để tạo sự phong phú (mẫu phát triển 1, 2).

duong diem 1

duong diem 2

duong diem 3

Bài 2: Bài mẫu sử dụng những hình thoi xếp cạnh nhau trên một nền màu đơn giản, các hình kỷ hà nhỏ làm họa tiết nhấn mạnh trọng tâm của mẫu (H.1). Có thể sử dụng hai đường diềm phụ tạo sự vững chắc. Mẫu phát triển 1, phát triển 2 cũng sử dụng hình thoi làm nhịp chính kéo dài, phần họa tiết xen kẽ cũng mang tính đơn giản, được phân chia chính phụ trong cùng một mẫu (phát triển 1, phát triển 2). Các mẫu này sử dụng đường thẳng là chính, rất ít đường cong và đều có đường diềm phụ hai bên.

duong diem 4

duong diem 5

duong diem 6

Bài 3: Dùng các hình vuông đặt cạnh nhau và xen kẽ họa tiết tạo thành một đường diềm đơn giản, vui mắt. Giữa hai hình to có một khoảng cách nhỏ làm nhiệm vụ kết nối, xen kẽ. Hình thức này có thể ứng dụng trong các đường diềm khan bàn, diềm nữ trang tinh xảo. Các mẫu phát triển cũng ứng dụng cách xếp đặt như trên, tuy nhiên phần hình được biến thành nhiều dạng họa tiết xen kẽ nhau, kết hợp đường cong, đường tròn, kỷ hà xen kẽ. Tuy vậy, các mẫu vẫn đạt yêu cầu của phần chính phụ, đường lượn tạo nên nhịp điệu toàn bộ (phát triển 1, phát triển 2).

duong diem 7

duong diem 8

duong diem 9

Bài 4: Đường lượn trong bài trang trí này dung hình chữ V nối liền nhau, tạo họa tiết đối xứng nhau, ngoài ra còn có haii đường viền phụ chạy dọc theo mẫu (H.1). Hai mẫu tham khảo cũng theo hướng này (mẫu phát triển 1: đường chữ V biến thành hai chiếc lá điểm hoa, tạo nên phần chính mẫu phát triển 2: giữa hai hình chữ V là họa tiết cá nhằm tạo sự cân đối cho hình chữ V, có xen kẽ thêm họa tiết hoa). Cách thể hiện này đơn giản, họa tiết không chú trọng nhiều đến chi tiết, cách phân bố hình vừa cân đối, vừa thay đổi mà không mất đi đường lượn chính (cả hai mẫu phát triển 1, 2 đều có đường viền phụ tạo thêm sự vững chãi cho mẫu trang trí).

duong diem 10

duong diem 11

duong diem 12

Bài 5: Mẫu trang trí này hoàn toàn sử dụng những hình tròn và nửa hình tròn kéo dài liên tục (H.1).

Đường diềm này thích hợp cho các ô gạch thông gió,, làm hoa văn chân tường đơn giản v.v…

Mẫu phát triển 1; 2 cũng sử dụng hình tròn, đường cong, để tạo thành họa tiết, phần chính, phụ được xử lý trong diện tích rõ ràng.

Có sử dụng them hai đường diềm phụ chạy dọc theo mẫu.

duong diem 13

duong diem 14

duong diem 15

Bài 6: Mẫu trang trí đường diềm này có xen kẽ các hoa tiết theo đường trục ngang đăng đối hoàn toàn (P.1); Đường trục chính của hình chia thành hai phần đều nhau, các họa tiết đi theo hướng đúng, xen kẽ giữa hình thoi và hình chữ nhật (H.1). Mẫu phát triển 1; 2 cũng phát triển theo hướng đứng, xen kẽ cạnh nhau, sử dung thước cong, thước kẻ để tạo họa tiết. Hướng trang trí này tạo nên mẫu diềm vui mắt, phần thực hiện có thêm ít họa tiết xen kẽ.

duong diem 16

duong diem 17

duong diem 18

Bài 7: Mẫu trang trí lấy đề tài của bài mẫu từ các bệ tượng mang hình những cánh hoa sen nối tiếp nhau (H.1), sử dụng đường lượng phụ chay dọc theo hình, ta có được sự cân đối, chắc chắn. Các mẫu phát triển 1; 2 cũng biến điệu tí nhiều từ hình nền.

Các mẫu phát triển 1; 2 cũng biến điệu ít nhiều.

Các mẫu trang trí này thích hợp trong lối thể hiện đơn giản, ít chi tiết và phần chi mang  tính điểm xuyết cho toàn bộ họa tiết. Các đường cong cong trong mẫu trang trí nên sử dụng thuộc để hình vẽ được đều đặn.

duong diem 19

duong diem 20

duong diem 21

Bài 8: Áp dụng đường lượn dích zắc để thể hiện mẫu trang trí này. Phần chính và phụ được tạo thành hai phần có diện tích bằng nhau. Bài mẫu này sử dụng họa tiết nửa đường tròn như hai đường diềm phụ hai bên, ngoài ra còn có họa tiết xen kẽ để tăng thêm sự phong phụ (H.1).

Hai mẫu phát triển vẫn giữ đường lượng chính theo bài mẫu, tuy nhiên phần họa đơn gainr điểm xuyết cho toàn bộ mẫu (H.1, mẫu phát triển 1;2).

duong diem 22

duong diem 23

duong diem 24

Bài 9: Mẫu trang trí này sử dụng đường lượn theo chiều đứng xếp cạnh nhau, xen kẽ họa tiết (H.1). Phần dưới của hình là đường diềm phụ, đậm mầu, kéo dài liên kết các họa tiế lại với nhau, làm nền ngang để cân đối lại các họa tiết đứng (H.1.). Ở mẫu phát triển 1; 2, hình chính theo chiều đứng độc lập, phần xen kẽ họa tiết được tạo bằng đường cong, cũng với tác dụng làm cân đối, hài hòa thêm cho họa tiết chính.

Các mầu này chi tiết đơn giản, nhằm tạo cho học sinh quen dần với cách xếp đặt bố cục. không tham nhiều chi tiết rườm rà, làm hỏng bố cục chung.

duong diem 25

duong diem 26

duong diem 27

Bài 10: Sử dụng họa tiết trong mẫu trang trí này theo chiều đứng. Một họa tiết tượng trưng cho lá và hình thẳng đứng cho 2 cành hoa xếp kế cận nhau (H.1). Họa tiết sử dụng nhiều đường cong, thẳng và đường diềm phụ bên dưới tạo cảm giác vững chãi.

Ngoài ra còn một số đường lượn phụ chạy dọc ở trục giữa nhằm liên kết các hình lại với nhau (H.1). Mẫu phát triển 1, 2 cũng bố trí các hình như trên, tuy nhiên tỷ lệ của các hình mẫu này thay đổi, họa tiết chính và họa tiết xen kẽ chiếm một vị trí cố định cân bằng kết hợp với nhau.

duong diem 28

duong diem 29

duong diem 30

>>> Bố cục đường diềm 

>>> Trang trí đường diềm (sưu tầm)

>>> Những mẫu trang trí chọn lọc (Phần 1)

0976984729