Xử lý mối liên quan động thái và trọng tâm trong ký họa
* Phân tích hình thể:
Mặt nghiêng và mặt nghiêng sau của người rất dễ thể hiện kết cấu động thái tĩnh phần lưng và phần chân của người, khi con người đứng yên, thông thường từ phần ngực đến phần lưng, rồi đến phần mắt cá chân, là một mối liên quan đường đơn, hiểu từ bên trên trọng tâm chính là cần chú ý lưng nhô về phía trước, chân thì nhất định phải thu về phía sau, mới đạt được sự cân bằng nhô về trước
* Yếu điểm học tâp:
Mặt lưng nghiêng của nhân vật che chắn toàn bộ chi tiết chính diện, chúng ta chỉ có thể cân nhắc kết cấu hình thể từ mặt nghiêng và ảnh hưởng của động thái kết cấu đối với nếp nhăn, mặt nghiêng sau đồng thời bộc lộ chi tiết phần chân, cần khắc họa hình thể cong của phần chân, mà không phải là hai đường thẳng đơn giản, cần chú ý biến hóa vị trí thấu thị của khắc họa phần chân.
1. Động thái chỉnh thể nhân vật lộ ra một dạng hình thái đường đơn, bắt đầu từ phần trán nhô ra phía trước, nhô ra đến phần lưng, rồi thu về phía sau. Mối liên quan đường cong này phải mô tả bằng động thái, chú ý ảnh hưởng của cánh tay, đồng thời phải chú ý vị trí hai chân trái và phải, phải vẽ phân biệt giày bên trái và phải.
2. Trong xử lý phần đầu mặt nghiêng sau, tai chiếm vị trí trung tâm, phải vẽ đường biên tai bằng đường thực; đồng thời khắc họa tóc làm tôn thêm tai, quy nạp kiểu và hình thể của tóc, dùng đường nét ảo hơn; chi tiết mắt kính có thể bỏ qua, nhưng bắt buộc phải vẽ đúng mối liên quan thấu thị của nó, để đồng nhất với mắt kính.
3. Lưng nhô ra phía trước, thì chèn ép đường nét phần lưng, dùng cánh tay gián tiếp biểu hiện phần ngực đến mối liên quan nhô ra của phần lưng, đường nét chèn ép sau khuỷu tay rất quan trọng, vẽ ảo hơn, biểu hiện hướng nhô ra của phần lưng.
4. Động thái của chân rất rõ rệt, bắt đầu từ đường hông thu về phía sau, hình thành sự phối hợp chặt chẽ với phần ngực, phần lưng. Cũng chính là lực thu về sau của phần chân kéo lùi về sau, mới có thể làm cho chịu lực chỉnh thể của người được cân bằng, đây là mấu chốt của trọng tâm.
5. Cần chú ý uốn lượn đường nét phần mông, phải vẽ đúng mối liên quan thấu thị của đường vai, đường lưng và đường mông. Đường nét dẫn ra từ mối liên quan chèn ép phần chân phải tương đối vẽ ảo hơn, cần chú ý quy nạp đường nét khớp gối, phải vẽ rõ hướng của nếp nhăn.
6. Vị trí hai chân phải khớp với mối liên quan thấu thị của gối, lưng, khắc họa chân trái có thể cân bằng vấn đề trọng tâm, cho nên đường dưới chân vẽ rất thực, nếp nhăn quần chỗ xa khắc họa rất ảo, biểu hiện ra bắp chân là được rồi.
- Gia Bảo - Anh Tuấn - Đoàn Loan -
>>> Mỹ thuật vẽ ký họa (Phần 1)
>>> Phương pháp ký họa và cách điệu
>>> Học vẽ ký họa