Lực thị giác trong bố cục tạo hình

Lực thị giác được hiểu thông qua ví dụ sau. Khi ta nhận một phong thư gửi đến ta mở phong bì, từ bên trong thư chỉ là một tờ giấy trắng không chữ, không hình. Cảm giác của ta bị “hẫng”. Một phần do tâm lý chờ đợi, nhưng phần khác là do sức chú ý của con mắt không có đối tượng để đặt vào. Cái gì đã làm cho ta có cảm giác như vậy? Đó là sự mất cân bằng giữa sức căng của mắt và lực hút của đối tượng thị giác.

Ta tiếp tục làm thí nghiệm sau: Trước mắt bạn là hai tờ giấy. Tờ trắng A và tờ B có một tín hiệu thị giác (có thể là một điểm đen, một hình hay một nền màu). Tờ đầu, bạn sẽ chú ý ngay vào điểm tròn ấy. Còn ở tờ sau con mắt hầu như dàn đều trên toàn bộ diện tích. Sự khác nhau này do điểm tròn đen ở tờ giấy đã sinh ra một lực tương ứng với sức căng của mắt. Ta gọi đó là lực thị giác.

Vậy: Lực thị giác là một khái niệm dùng để chỉ sự chú ý của mắt đến một đối tượng nào đó trong một không gian bất kỳ.

Cường độ lực thị giác: Lực thị giác tồn tại ở cả hai dạng tâm lý và vật lý. Ta sẽ thấy điều này khi ta đặt bên cạnh hai tờ giấy A và B lên trên hai tờ giấy C và D nữa. Trên tờ C ta đặt 3 hoặc 4 hình tròn đen có khoảng cách nhỏ hơn kích thước của chúng. Ở tờ giấy D ta cũng đặt chính những hình đó, nhưng các hình tròn đèn ấy có khoảng cách giữa chúng lớn hơn kích thước của chúng rất nhiều. Rõ ràng là các hình ở tờ C ta có cảm giác chúng là một tập hợp, chúng có quan hệ gắn bó nhau. Ở tờ D ta thấy chúng rời rạc, không phải là một tập hợp. Các hình ở tờ C có một lực vô hình nào đó gắn chúng lại với nhau. Đó chính là sự liên kết của các trường thị lực, của các hình tròn đen tồn tại độc lập. Hình tròn đen ở hình 1 không chỉ sinh ra một lực thị giác, mà còn tỏa ra xung quanh nó một trường lực hấp dẫn có bán kính gấp đôi bán kính của nó. Ta ví như trường từ nam châm. Mức độ lớn nhỏ của trường lực đó được gọi là cường độ lực thị giác.

Chúng ta làm ví dụ tiếp, khi hai hình tròn đen này gần nhau, các trường hợp này giao nhau và gắn chúng lại với nhau. Điều này không xảy ra nên ta cảm thấy chúng rời rạc. Nếu các hình tròn đen cứ tiếp tục được lấp đầy mặt giấy, hay chúng là một hệ thống song song cách đều nhau theo khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn hoặc bằng độ dày của nét, thì ta sẽ không thể nhìn lên chúng được. Cường độ lực thị giác làm nhức mắt người nhìn nó. Như vậy cường độ phụ thuộc vào kích thước và mật độ xuất hiện của các tín hiệu thị giác.

luc thi giac 1

luc thi giac 2

Cũng chính hình tròn đen này, ta tăng với kích thước lớn hơn cho xuất hiện ở các vị trí khác nhau của mặt phẳng, chúng sẽ cho ta cảm giác khác nhau về quan hệ giữa nó và mặt phẳng chứa nó: Khi hình tròn đen xuất hiện ở giữa trung tâm hình học của mặt phẳng hình ta như thấy nó được giữ chặt, gắn vào mặt phẳng.

Khi lệch ra khỏi tâm, ta thấy nó có xu hướng rời khỏi mặt phẳng, nhất là khi hình tròn đen có kích thước tương đối lớn. Rõ ràng là có một cấu trúc ẩn nào đó của mặt phẳng đang chi phối sự nhìn của ta. Cấu trúc này không đều ở mọi vị trí và ta gọi nó là “Sơ đồ cấu trúc của một hình vuông”.

Một hình được gọi là vuông khi có cạnh bằng nhau. Các cạnh làm thành góc vuông từng đôi một, quan trọng hơn là trục thẳng đứng và nằm ngang của hình trùng với phương thẳng đứng và nằm ngang của người nhìn nó. Nếu ta đặt hai đường chéo của nó trùng với phương thẳng đứng và nằm ngang, ta có cảm giác nghi ngờ đó là hình vuông xiên hay hình thoi đứng.

Như vậy, sơ đồ cấu trúc của hình vuông được xác định trước hết bằng hai trục thẳng đứng nằm ngang đi qua tâm hình vuông. Ta gọi đó là trục cấu trúc của hình vuông. Sau đó là hai đường chéo, bốn góc và bốn đường biên, sau cùng là tâm hình vuông.

Cấu trúc này chi phối hầu hết các liên kết giữa mặt phẳng và các tín hiệu thị giác có trên mặt phẳng. Ta có thể gọi đó là cấu trúc ẩn của lực thị giác trên mặt phẳng.

Đối với mỗi loại hình khác nhau, có cấu trúc khác nhau.

Lực thị giác của các tín hiệu thị giác và cấu trúc ẩn của lực thị giác trong không gian hai chiều là vấn đề căn bản của nhận thức thị giác nói chung. Giữa các tín hiệu thị giác và không gian chứa chúng luôn tồn tại một yêu cầu về “vị trí thích hợp nào đó tùy thuộc vào tính chất của chúng (như hình dạng, màu sắc, hướng…). Nhiệm vụ của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà designer, kiến trúc sư là luôn tìm kiếm các quan hệ và khoảng cách “thích hợp trong quá trình sáng tạo của mình”.

Cấu trúc ẩn của hình còn gây ra cảm giác về hướng của các tín hiệu thị giác trong không gian.

Theo sơ đồ phân bố ẩn ở hình dưới

luc thi giac 3

luc thi giac 4

Ta thấy bất kỳ một tín hiệu thị giác nào di động dọc theo các trục cấu trúc của hình và các đường chéo đều có xu hướng cân bằng về hai phía của trục cấu trúc và đường chéo. Chỉ ở tâm mới xuất hiện sự cân bằng đẳng hướng toàn phần. Nếu một tín hiệu xuất hiện ở điểm giữa của khoảng cách từ tâm đến 4 góc, từ tâm đến 4 đường biên, ta nhận thấy chúng có xu hướng bị hút về tâm, nghĩa là điểm cân bằng thị giác của các khoảng cách ấy làm gần các góc hơn, gần các điểm đường biên hơn. Lực thị giác (ẩn) ở tâm mạnh hơn và giảm dần khi di động xa tâm, khi đến điểm cân bằng thì lại tăng dần về hướng các góc, các đường biên.

>>> Nghệ thuật bố cục tạo hình

>>> Hình đa hướng trong cơ sở tạo hình

>>> Nguyên lý hàng lối, cân đối, tự do trong cơ sở tạo hình

0976984729