Hoa văn trang trí của người Mường

Người Mường dệt với tơ tằm và sợi bông. Họ dệt hoa văn lên ba nhóm sản phẩm chính: chăn và vỏ nệm, cạp váy và các tấm trang trí (mặt phà).

Người Mường không chọn gỗ, đá, gốm sứ hay kim loại để thể hiện sự tinh xảo của mình; họ không chạm khắc lên gốm hay đồng. Thay vào đó, họ thể hiện nghệ thuật tạo hình của dân tộc mình trên cạp váy người phụ nữ. Đây là kết luận của nhà dân tộc học Từ Chi sau khi nghiên cứu về hoa văn cáp váy Mường.

Phải quan sát thật kỹ người ta mới có thể nhận thấy hết giá trị của thổ cẩm Mường. Trang phục của người Mường đơn giản nhưng chỉ riêng phần cạp váy cũng đủ thể hiện tinh hoa văn hóa. Một chiếc cạp váy gồm ba phần theo thứ tự từ trên xuống: Rang trên, Rang dưới, và Cao. Rang trên bao gồm các hoa văn hình học thể hiện các hình thái khác nhau của mặt trời theo bố cục ngang. Cách bố trí các biến thể của mặt trời trên cạp váy có nhiều nét tương đồng với bố cục hoa văn trên mặt trống đồng – di tích của nền văn minh lâu đời nhất Việt Nam. Phần cao thường có các đường kẻ sọc và điểm xuyết ít hoa văn.

Phần rang dưới tinh tế nhất với các dòng họa tiết mô phỏng các loài động vật và thực vật đan xen với các hoa văn trang trí hình học. Đây chính là nơi các cô gái Mường thể hiện khả năng dệt khéo léo và óc thẩm mỹ thông qua cách sắp xếp hoa văn và phối hợp màu sắc. Do tính phức tạp của nó, phần này được dệt trên khung cửi đặc biệt với phần go dày đặc. Mặc dù làm từ chất liệu tơ tằm, phần rang dưới được dệt khít đến mức nước cũng không thể thấm qua.

Với lịch sử giao thương lâu đời, thổ cẩm của nhóm Thái và Mường tại Hòa Bình có một số điểm tương đồng. Tuy nhiên, các hoa văn và ý nghĩa của chúng lại phản ánh những nét đặc thù của từng nhóm.

hoa van muong 1

Dệt theo hoa của một loại cây sống trên mặt nước, hình tượng bông Tlăng đi vào thi ca của dân tộc Mường như một biểu tượng cho tinh vợ chồng. Mặc dù cây sống nổi trên mặt nước, các bông hoa nở ra luôn có sợi dây gắn kết với nhau như vợ và chồng vậy.

hoa van muong 21

Cây cọ là một loại cây thân thiết với đời sống của người Mường. Lá cọ để lợp mái nhà sàn truyền thống, thân cây dùng làm đồ vật trong gia đình. Người Mường tái tạo lại hoa văn gai cọ và dệt lên cạp váy cũng như các tấm thổ cẩm trang trí của họ.

hoa van muong 2

Tháng năm tháng sáu hoa sim nở tím những quả đồi quanh bản Mường tạo nên một khung cảnh thơ mộng. Các cô gái Mường thấy hoa sim đẹp nên dệt vào cạp váy của họ (dệt vào cạp váy của họ) như một cách giữ những cánh hoa sim với mình quanh năm.

hoa van muong 3

Không chỉ là một con vật quen thuộc với đời sống hàng ngày của người Mường, con chim còn là biểu tượng của sự quan tâm và tôn kính trong văn hóa Mường. Người Mường quan niệm trời đất vạn vật được tạo thành bởi bốn yếu tố - trời, đất, nước và con người. Cánh chim bay liệng tự do cũng được coi như một biểu tượng của bầu trời.

hoa van muong 4

hoa van muong 5

hoa van muong 6

Hoa bưởi trắng muốt với mùi hương tinh khiết là biểu tượng cho sự trong trắng của người con gái. Họa tiết hoa bưởi thường được dệt hoặc thêu vào rang trên cạp váy truyền thống hoặc điểm làm họa tiết trên mặt phà.

hoa van muong 7

Trong truyền thuyết của người Mường, cây Chu Đồng là loại cây quả đồng, lá thiếc thân và cành băng vàng bạc. Đây không chỉ là biểu tượng của của cải mà còn biểu tượng cho tinh thần đoàn kết chiến thắng thiên nhiên của người Mường. Sử thi của người Mường có kể về câu chuyện của người anh hùng Tặm Tạch dẫn người dân bản Mường đi đốn đổ cây Chu Đồng về để làm nhà, dựng bản.

hoa van muong 8

Tuy nhỏ như cây cảnh nhưng cây En có thân rất cứng, thường được người Mường dùng làm cán rìu. Lá en cũng được các cô gái Mường dùng để nhuộm vải. Hình dáng độc đáo, đối xứng tuyệt đối của quả en tạo cảm hứng cho loại hoa văn cạp váy rất phổ biến này.

hoa van muong 9

Cây thị vốn là một loại cây rừng có thân gỗ cao và tán rộng. Người Mường xưa thấy cây đẹp nên mang về trồng ở đầu làng. Vì tuổi thọ của cây thị rất cao, những cây thị đầu làng này thường chứng kiến bao đổi thay của ngôi làng qua năm tháng. Người Mường khâm phục vì trải qua bao sương gió và thay đổi nhưng cứ đến tầm tháng Bảy cây thị lại nở những bông hoa trắng tinh khiết, rồi kết những quả mọng thơm ngát.

hoa van muong 11

Trong dân gian tồn tại hai cách lý giải về hoa văn này. Cách lý giải thứ nhất coi đây là mặt trời – khởi nguồn của vũ trụ và duy trì sự sống. Khi xưa, các vua chúa của tạo Mường thường coi mình là hậu duệ của mặt trời để phân biệt với dân thường. Cách giải thích thứ hai gọi đây là hoa cà. Rất phổ biến trong vườn nhà của các gia đình Mường, quả cà muối là một món ăn quan trọng đặc biệt với các gia đình nghèo. Dù cây mọc bờ bụi nhưng lại cho ra một loại hoa rất đẹp màu trắng và tím.

hoa van muong 12

Người Mường coi con hươu hiền lành là biểu tượng của tình bạn và sự nhân ái. Người Mường hay kể cho nhau câu chuyện về con hươu trung thành với ân nhân, khi chết còn tìm về nơi gặp ân nhân để đợi người đó quay lại. Hoa văn con hươu thường được dệt lên rang dưới cạp váy.

hoa van muong 13

Cây mây đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Mường. Từ xa xưa, mây đã được dùng để làm các đồ vật thông dụng trong nhà như gối, ghế, rổ rá; thân cây mây dẻo dai nên được dùng làm quang gánh. Quả của cây mây khi chín ngả sang màu trắng rất đẹp, với hoa văn hình vảy rồng. Các nghệ nhân xưa đã hình tượng hóa loại quả đặc biệt này thành một loại hoa văn rất phổ biến trên cạp váy của các cô gái Mường “dệt thành tấm thổ cẩm cho con cháu… đất Mường về sau”.

hoa van muong 14

Cây quýt mọc bên những triền đồi khô cằn quanh bản Mường vừa mang lại bóng mát vừa cho họ quả ngọt. Vỏ quả quýt được dùng làm thuốc ho. Vào một khoảng thời gian ngắn ngủi trong mùa xuân, cây quýt nở những chùm hoa trắng tinh khiết. Các cô gái Mường giữ lại hình ảnh đẹp này bằng cách dệt những bông hoa cách điệu lên cạp váy của mình.

hoa van muong 15

Họa tiết bông vét luôn đi thành ba hàng liên tiếp, bên trong xen kẽ các hình tam giác cân đặt ngược chiều nhau. Dệt thành luống phân cách giữa hai hàng hoa văn phức tạp hơn như rồng, phượng trên cạp váy, hoa văn này vừa tạo điểm nghỉ cho mắt vừa tôn lên độ tinh xảo của hoa văn mà nó bổ trợ.

hoa van muong 16

hoa van muong 22

Trong văn hóa Mường, rồng là biểu tượng cho sức mạnh, sự quyền quý, nước (một phần không thể thiếu với người Mường vì họ sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp) và sức mạnh vô biên của vũ trụ. Khi xưa, dưới thời vua chúa Mường, chỉ có những người có chức quyền mới được mặc váy có cạp hoặc đeo thắt lưng có gẩy họa tiết rồng phượng. Người dân thường không được mặc vải vóc có các hoa văn này.

hoa van muong 17

Cũng giống như rồng, phượng được coi như một loài chim cao quý. Chỉ những người có chức quyền, các quan lạng mới được mang cạp váy có thêu rồng phượng. Dân thường chỉ được phép mang cạp váy có hoa văn hình cỏ cây hoa lá.

hoa van muong 18

Cây trám là một loại cây rừng thân to tán rộng. Người Mường khi xưa còn nghèo hay đi rừng lượm quả trám rụng xuống đất để mang về ăn. Các nghệ nhân Mường hay dệt loại hoa văn này lên cạp váy và mặt phà của họ.

hoa van muong 19

Lá vẽn là một loại lá rừng có thể ăn được. Người Mường còn dùng lá này để chữa bệnh đường ruột. Lá vẽn là một loại họa tiết thêu rất phổ biến trên cạp váy của các cô gái Mường con nhà thường dân.

hoa van muong 20

>>> Hoa văn trang trí của người Mông

>>> Hoa văn trang trí của người Thái

>>> Hoa văn trên đồ gốm thời Tiền sử

0976984729